CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Trốn vé vào Bhaktapur

Kỳ trước: Tôi đi Kathmandu


Ở Kathmandu khoảng 1 tuần thì cáp internet của Mountian Peace GH bị đứt và công ty internet lúc nào cũng bảo: tomorrow; but tomorrow never comes. Nhờ thế mà tôi ngồi gõ luôn mấy bài viết về Lumbini đấy các bạn nhưng chả thể nào đăng tải lên blog được. Buồn tình, tôi khăn gói đi Bhaktapur một chuyến. Một lý do khác đẩy tôi đến Bhaktapur, không phải do đây là một trong những nơi MUST SEE dành cho du khách (bởi vì tôi có phải là du khách đâu) mà là do tôi nghe nói đa phần rau cải trái cây của Kathmandu là “nhập” từ Bhaktapur. Hấp dẫn chưa!!!! Thế đấy, tôi đi theo tiếng gọi của…………….bao tử!

Tra bản đồ tìm đường đến city bus park. Nhìn bản đồ kỹ xong thì quảy ba lô ra đường …………hỏi người dân đường đi nước bước (tôi là người đọc bản đồ cực siêu nên đọc xong cũng như………………. không đọc.) Có một người đàn ông nhiệt tình lắm nghen!!! Ông ta bảo tôi đi theo ông ta bởi ông ta cũng đi về hướng đó. Vậy là có tour guide miễn phí. Khi ông ta đến nơi phải quẹo để vào công ty và chỉ cho tôi lên cầu vượt qua bên kia, đi thẳng để tìm xe buýt, ông ta hỏi đi hỏi lại mãi là đi một mình được không; nếu không thì ông ta dẫn đến tận nơi. Dù không chắc nhưng sợ làm phiền người nhiệt tình nên tôi tự tin nói: không sao, tôi tự đi được mà, có gì tôi hỏi đường tiếp, không sao đâu, đừng có lo. Thế đấy, về khoản  chỉ đường thì dân Nepal dễ thương y như……… dân Ấn độ, đặc biệt khi bạn là phụ nữ mà lại đi một mình.

Qua cầu vượt, hỏi , thì đi thẳng tiếp, một chiếc xe buýt trờ tới: “Bhaktapur, Bhaktapur” Vậy là leo lên ngồi. Một anh chàng Nepal leo lên sau, ngồi cạnh tôi. Anh ta bắt chuyện, tự giới thiệu mình là Lama (dân Nepal quan trọng đẳng cấp (caste) lắm nên câu giới thiệu đầu tiên luôn là đẳng cấp của mình) và hỏi tôi: caste của cô là gì. Ưỡn ngực lên nè: Việt Nam làm gì có caste, ai cũng như nhau (không biết đúng không?); mấy cái đẳng cấp “quê mùa” ấy chỉ tồn tại ở Ấn độ và Nepal thôi hà; qua Việt Nam mà nói ta là Brahmin hay Lama hay gì gì đi nữa cũng chả ai quan tâm đâu. Anh ta gật gù ra điều hiểu chuyện (không biết có hiểu thật không nữa.)

Xe buýt chạy chạy chạy, người lơ đi thu tiền; tôi hỏi anh chàng Lama là trả bao nhiêu: anh ta bảo NRS 25. Vậy là móc tiền ra chờ sẳn, người lơ đến thì đưa luôn khỏi hỏi.

Anh chàng Lama lại hỏi:

“Đã mua vé vào Bhaktapur chưa??

Tôi trợn tròn mắt lên:

“Chưa. Nhưng tôi đến Bhaktapur là để……….ăn (xí hổ thiệt!) chứ có thèm tham quan cái quảng trường gì đó đâu mà phải mua vé.”

Anh ta lại bảo:

“Không biết nhưng thử nói chuyện với quầy vé xem sao.”

Tôi ngạc nhiên nghĩ: chả lẽ không tham quan quảng trường mà cũng mua vé nữa à.

Xe chạy khoảng nửa tiếng là đến (Bhaktapur cách Kathmandu khoảng 12 cây số) và đỗ ở bến. Tôi thấy cạnh bến là một quầy vé nho nhỏ nhưng xe vào hẳn bến.

Từ xe bước xuống, anh chàng Lama dẫn tôi đi qua một cái cổng.



Sau đó qua một cái hồ nước trong xanh.



Qua con phố cổ đầy hàng hóa và người bán hàng trên lề như thế này!







 Và cuối cùng là đến cổng chính. Bà mẹ nó, vé cổng đắt thế này cơ đấy! (Do không có chụp hình cổng chính nên hình minh họa là lấy từ hình chụp cổng phụ.)


Các cổng vé luôn có hình vẽ bản đồ thành phố bên cạnh.

Một thằng bé con ra hỏi hỏi. Anh chàng Lama và nó nói nói nói. Xong họ nhất trí là tôi phải mua vé bởi vì đã bước chân vào Bhaktapur là phải mua vé dù có muốn ngắm cái quảng trường hay không. Mà giá vé lại có rẻ đâu chứ, tôi nổi xung thiên lên bảo: không thèm vào.

Anh chàng Lama hỏi: “không vào thật à?”

“Ừ, cóc thèm vào. Ta không muốn ngó quảng trường mà bắt mua vé là sao?”

Anh ta chỉ qua tay trái bảo đi về hướng đó để xuống đồi. Bhaktapur nằm trên đồi mà. Sau đó anh ta đi qua cổng để vào Bhaktapur. Dân Nepal miễn phí vé cổng.

Ta đi lần trở ra và tự tìm ra ngõ trốn vé một cách đầy may mắn như sau: theo lối vào cổng chính, trước khi đến cổng, bạn sẽ thấy trên cao bên tay trái có một tấm bảng chỉ đường vào một cái guethouse tên gì đó quên rồi, hình như là Shiva hay gì gì đó. Từ đường chính, bạn rẽ phải theo mũi tên vào guesthouse (nơi này mắc mà chảnh bà cố!). 

Đây là đường vào cổng chính; cách cổng chính khoảng vài trăm là lối rẽ vào khu dân cư và guesthouse
Nếu tôi nhớ không nhầm thì lối rẽ nằm ngay cạnh cái đền này.

Guethouse nằm ở phía tay trái, bạn không vào guesthouse mà rẽ tay phải, lần theo con phố vắng vẻ; hết phố vắng vẻ sẽ ra con phố lớn đầy cửa hiệu

 
Đi thẳng con phố này, bảng chỉ đường vào quảng trường nằm bên tay trái, theo mũi tên, đến quảng trường, không có ai hỏi vé cả. 
 
Tôi đã lọt vào quảng trường bằng cách ấy. Tại đây gặp lại nhóm phuot.vn, họ lại thêm một lần tức ói máu khi biết ta vừa mò vào quảng trường mà không tốn tiền mua vé.

Chụp chụp hình đã đời nhưng không dám mò ra cổng chính. Mới làm om xòm ngoài đó mà lại mò ra, họ nhớ mặt hỏi vé thì sao???

Chụp hình quảng trường Bhaktapur chán chê. Ta đi vòng lên vòng xuống đồi ngắm cảnh; vòng một vòng tôi lọt ra khu ngoài phố cổ và khi quay vào thì quay vào bằng cổng phụ. Thằng cha soát vé rảnh không thể nào rảnh hơn. Chả không lo bán vé mà lo rình mò đi theo ta để xem cho bằng được cái vé của ta. Ta bảo gã: ta ở trong ấy ra mà, có bằng chứng là cả đống hình chụp trong máy đây này. Gã không tin nên tò tò đi theo. Kệ gã! Ta vừa đi vừa chụp hình phong cảnh ven đường.

Trường học
chả lẽ người dân Bhaktapur dùng chai lọ gốm để trang trí cửa sổ sao ta?

Cây cầu phân cách phố cổ và phố mới; băng qua cầu là ra ngoài; muốn vào lại phải trình vé hoặc mua vé.



yêu yêu quá!!!!



Trường học trên đỉnh đồi
Lớp học
Bé yêu!

Hồ bơi đây sao???



Ta đi từa lưa hột dưa thế này mà gã vẫn lủng lẳng đi theo. Gã luôn tìm cách lái ta vào cổng chính để mua vé nhưng ta không vào (và ngu sao chỉ cho gã đường ta đã trốn vé vào); ta giả vờ đi ra bến xe. Hắn tưởng ta bỏ cuộc nên đi mất. Ta lang thang chụp ảnh đã đời thì lại mò theo lối cũ mà vào.

Nếu các bạn muốn vào bằng lối trốn vé thì không nên quá lộ liễu kẻo bọn Nepal biết được lại đặt cái phòng vé ở đấy luôn ấy. Giả vờ như vào guesthouse rồi sau đó vòng qua khu dân cư vào.

Nếu không, có một cách vào đường đường chánh chánh mà không cần trốn vé là các bạn đến Bhaktapur vào chiều tối. 6h chiều, các phòng vé đóng cửa cả. Một cô gái người Hoa mà tôi gặp trong lúc lang thang kiếm phòng trọ đã bảo với tôi là cô ta đến và tìm họ để mua vé nhưng chả có ma nào cả. Thế là cô ta đành chịu phận trốn vé. Lúc ấy khoảng 7h tối, cô ta đặt phòng khách sạn rồi, nên khi đến là cứ tung tăng đến khách sạn.

Nếu không muốn tốn NRS 1,100 và không muốn trốn vé thì từ Kahtmandu, các bạn đón xe đến Bhaktapur vào buổi tối; sau đó tìm khách sạn ở và sáng hôm sau thì đi tham quan. Đa phần du khách đến tham quan ban ngày và tối thì về lại Kathmandu. Đó là lý do Bhaktapur ban ngày thì đầy người nước ngoài, ban đêm chỉ còn lại ta với người địa phương.

Nếu ở đêm thì không nên thuê phòng quanh khu quảng trường chính. Hai quảng trường Pottery và Dattatraya có phòng đơn giá NRS 200-250/đêm, gồm wifi.

Vậy là xong phần làm thế nào để trốn vé vào Bhaktapur rồi nhé!!!

Bây giờ quay lại câu chuyện ở trên.

Đợi gã soát vé đi khỏi và chụp hình chán chê, ta lại theo lối cũ đường xưa vào quảng trường Bhaktapur vừa đi vừa chụp hình cảnh tám của bà con Bhaktapur.



Nghĩ bụng, tìm nhà trọ xa quảng trường cho rẻ nên ta đi lòng vòng khu dân cư tìm. Chỉ toàn là nhà dân.



Dân Nepal bán hàng theo kiểu nhúm; mỗi nhúm NRS 10.

Ta gặp lại thằng Lama ấy chứ (hình như hắn đi lòng vòng để tìm ta hay sao ấy?). Hắn hỏi có mua vé không. Ta bảo không. Vì cái lý do quái gì phải mua vé để vào Bhaktapur ở ???

Hắn dẫn ta vào cái Cozy Hotel và luôn miệng bảo: rẻ lắm, rẻ lắm. Ta vào hỏi thử: giá bằng đô Mỹ, $20/phòng. Má mầy chứ rẻ!!!! Hình như nó đợi để lấy huê hồng hay sao ấy mà kiên nhẫn chờ ngoài cửa để đợi ta ra cho bằng được dù ta cố ý ở trong ấy lâu lâu để cắt đuôi hắn. Ta bảo: ừ rẻ quá nên không ở. Thôi mày biến đi cho tao nhờ; tự tao đi tìm, không cần mày lẽo đẽo đi theo đâu. (Trước đó hắn có giới thiệu hắn làm cho quán ăn gì đó, món ăn rẻ lắm! Thì ra là cái quán Dragonfly. Giá trên trời mà hắn bảo rẻ lắm. Hình như đối với hắn khách du lịch là cái ATM di động hay sao ấy nên hắn luôn miệng: rẻ lắm, rẻ lắm dù tôi luôn miệng hỏi: mày thấy rẻ thật à? Hắn bảo thật. Rẻ đối với mày thật à? Thật. Vậy mày ở đi, tao không ở. Đáng ghét!!!!!!!

Cắt đuôi gã xong, tôi vào cái Eco Hotel ở đối diện xéo xéo cái Cozy Hotel hỏi. Phòng đôi có toilet nhà tắm giá NRS 500 hay 600 gì đó quên rồi. Phòng đơn nhỏ xíu bên cạnh giá NRS 300; ta trả giá NRS 200 (cho bằng giá cái phòng ta ở Kathmandu.) Cuối cùng giá thỏa thuận NRS 250 bởi vì ta ở hơn 1 đêm. Lúc ấy cả cái khách sạn có tổng cộng 4-5 phòng ấy chỉ có mình ta là khách nên ta được đặc cách sử dụng toilet nhà tắm của phòng đôi bên cạnh do phòng đơn không có toilet. Sướng không????

Dưới đây là hình ảnh của cái Eco Hotel ấy đây:


quầy tiếp tân
Phòng đơn của ta
Toilet nhà tắm của phòng đôi bên cạnh mà ta sử dụng ké.
Cảnh đường phố được chụp từ cửa sổ phòng ta
Cảnh chụp từ cửa sổ phòng
Tòa nhà Eco nhìn từ bên ngoài. Phòng ta nhỏ xíu nhưng có đén 3 cái cửa sổ nên phơi đồ thoải mái (phải vắt kỹ nước để tránh nước nhiễu xuống đầu người đi bên dưới.) Cái cửa sổ có cái quần treo là một trong 3 cửa sổ của ta đấy.

Chủ nhà là người Newari. Hôm sau ông ấy còn dẫn ta đến thăm gia đình ông ấy ở một tòa nhà khác nữa đấy. Nhà ông ấy đây!

nhà bếp
phòng mẹ của ông chủ nhà; bố mẹ ông ấy ngủ phòng riêng; khi các chị em gái ông ấy về chơi thì ngủ trong phòng mẹ
Cảnh chụp từ mái nhà
Cảnh chụp từ mái nhà

Ta ở Eco Hotel được 1-2 đêm gì đấy thì trong một lần mò đến khu quảng trường Dattatraya, ta tìm một cái hotel khác cũng của người Newari; giá phòng đơn ban đầu là NRS 300; ta trả giá một hồi thành NRS 200. Phòng nơi này tối hơn ở Eco Hotel một tí nhưng cái view nhìn từ ban công thì tuyệt vời. Từ cửa sổ phòng nhìn xuống thấy toàn bộ quảng trường Dattatraya bên dưới. Mấy anh chàng Newari ở đây cũng dễ thương lắm nên ta học được một mớ từ Newari làm vốn.

cái guesthouse ấy bên ngoài trông như thế này đây; phải "bò" tận sân thượng ở lầu 4 mới đến được cái quầy tiếp tân; phòng thì ở lầu 2 và 3

Dù thế, ta vẫn không rời bỏ Eco Hotel vì đã thấy phát chán Bhaktapur rồi nên không có ý định ở lâu hơn nữa.

Mỗi ngày 2 lần ta đến cái tiệm này để ăn buff momo. Lần đầu ta đến, ta thấy người địa phương chỉ trả có NRS 40/dĩa 10 viên. Ta chuẩn bị sẳn 40 rupees để đưa nhưng thằng bé bồi bàn không chịu, bảo là NRS 50. Ta chỉ vào mấy người địa phương và nói tiếng Nepal với nó: người này NRS 40, người này NRS 40 mà ta là NRS 50 nghĩa là sao? Nó đành “ấm ức” lấy NRS 40. Từ đó về sau, họ nhớ mặt ta luôn nên mỗi lần ta vào, dù đưa tiền chẳn thì họ cũng chỉ lấy giá NRS 40/dĩa.


Hình như dân ở đây thỏa thuận ngầm với nhau về chính sách hai giá cho người địa phương và cho du khách rồi thì phải. Ta có phải là du khách đâu nên còn lâu mới chịu trả tiền theo giá du khách.

Bhaktapur chịu tình trạng thiếu nước, có khi đến 5-6 ngày mới có nước một lần. Mỗi khi có nước, người dân vui như ngày hội và nhà nhà đều thủ chai lọ để đi hứng nước.


Do đó khi đến đây, trước khi nhận phòng, bạn phải kiểm tra xem họ còn nước cho bạn tắm hay ít ra còn đủ nước dội toi let không đấy. Và khi xài nước thì nên có ý thức tiết kiệm giùm họ tí. Xài xong nhớ vặn vòi kỹ kỹ một tí. Dân Bhaktapur khổ sở vụ nước nôi mà ta lại phung phí thì thật không công bằng tí nào. Cũng may cho tôi là tôi đến hôm trước, hôm sau, họ đã có nước nên tôi được tắm táp thoải mái luôn.

6 nhận xét:

  1. Trốn vé có nghề luôn ;)
    Lạ nước lạ cái như chị mà tìm đường mò vào dc đó là siêu quá rồi, không biết tới lúc em đi có may dc như chị không nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hướng dẫn kỹ rồi, có cả hình minh họa luôn mà không trốn vé được mới là siêu chứ!

      Xóa
  2. Ly kỳ quá chị ơi, em cũng từng gặp 1 tên lama giống vậy ở campuchia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rồi sao??? Kể nghe với, lót dép sẳn rồi nè!!!!!!!!!

      Xóa
  3. Gì cũng khoái mà vụ phơi cái quần thì sư phụ "xấu" quá

    Trả lờiXóa