Đầu tiên là về quảng trường Pottery. Vì sao nó có tên là Pottery???? Nhìn vào những hình ảnh bên dưới thì các bạn sẽ có câu trả lời:
Đố các bạn đây là gì????????? Ống đựng tiền tiết kiệm của dân Nepal đấy! |
Có ai đoán được đây là cái gì không????? Lò đun gốm đấy, mỗi lần đun là đến cả mấy tháng; lửa cứ âm ỉ cháy bên trong; chính xác là mấy tháng thì tôi quên mất rồi. |
Quảng trường thứ ba ở Bhaktapur là quảng trường Dattatraya. Điểm nhấn là ngôi đền này đây:
Khi vừa vào quảng trường thì cái tòa nhà cổ kính này đập ngay vào mắt, còn ấn tượng hơn cả ngôi đền bên trên.
Dân Nepal là một dân tộc thích "bà tám," chỗ nào cũng thấy họ túm lại "tám," kể cả khi đang chạy xe ngoài đường, nếu muốn là dừng lại giữa đừơng để "tám" |
Hẻm quanh quảng trường |
Hẻm quanh quảng trường |
Hình ảnh quảng trường được chụp từ trên cao |
Tuy nhiên Bhaktapur có một loại trứng đặc sản dưới đây. Số là một buổi chiều, tôi dạo qua Dattatraya Square thì thấy bên hông nó có một cái chợ chồm hổm. Tôi, gì thì gì, chứ thấy chợ là mê tít rồi. Tôi đi vào. Ôi trời, món trứng thơm thơm, nóng hổi mà chỉ có NRS 10. Một trong những món trứng ngon nhất mà tôi từng ăn trong đời. Tôi mua luôn 4-5 quả để dành hôm sau chén từ từ.
Trong lúc ấy thì cái đền nhỏ bên cạnh có đông người tụ tập; tôi cũng ghé đầu nhỏm đít vào ngó.
Hóa ra là họ đang xúm xít làm cái kiệu này đây!
Hóa ra tối hôm đó, họ có lễ rước đèn khắp phố cổ. Điểm khởi đầu và kết thúc là quảng trường Dattatraya (Bhaktapur là nơi có đông đảo người Newari sinh sống.)
Đi đầu là hai ngọn đuốc.
Thỉnh thoảng họ dừng lại châm thêm dầu cho đuốc cháy phừng phừng.
Tiếp theo là kiệu cõng thần linh.
Trên kiệu thần có treo hoa nên người dân đứng xem dọc hai bên đường hay xin hoa của mấy người khiêng kiệu để lấy hên; nếu không thì họ xông vào giành giật như trong hình ấy. Vui dã man!!!! |
Bài liên quan: Trốn vé vào Bhaktapur
Bài liên quan: Vài hình ảnh về đường phố ở Bhaktapur
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét