CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Leo đền Telkot thăm nữ thần Zalpa và một chuyện tình Nepal



Sáng ngày 16/10/2012, sau khi thức dậy, tôi được Sunita thông báo rằng hôm nay là ngày đầu tiên của lễ hội Dashain nên chúng tôi sẽ leo lên đền Telkot để đặt tika.

Hôm ấy chúng tôi gồm tôi, Sunita, Sumika, Ambika (bạn Sunita) và Mohen cùng đi.

Sau khi tắm rửa, tôi và Sunika thi nhau “ngựa” với mấy bộ kurtha. Tôi lấy cái kurtha màu vàng của Sunita ra mặc. Do trời lạnh nên phải mặc cái chô lô đỏ chói bên trong, còn lấy vòng tay của Sunita đeo vào nữa đấy! Sau khi tôi vận bộ kurtha vàng vào người, Sunita và mọi người nhìn ngỡ ngàng bởi vì tôi mặc vừa khít luôn. Sumika thì vận bộ kurtha hồng. Chỉ có hai chúng tôi là “ngựa,” những người khác thì vận quần tây.

Trên đường leo núi để lên đền, tôi và Sumika cứ dừng chân chụp ảnh mãi; ba người kia đi trước cả đoạn luôn.

Àh, mà cũng nhờ chuyến leo đền này mà tôi phát hiện ra một chuyện tình không có đoạn kết. Đó là cô bé Ambika, bạn Sunita, chết mê chết mệt vì anh chàng Mohen. Cô bé thuộc tộc Adrien; Mohen thuộc tộc Magar. Cả Magar và Tamang đều có nguồn gốc từ Mông Cổ đấy các bạn!!!!!!!!!!!!!! Còn Adrien thì có nguồn gốc từ Ấn độ. Adrien được xem như cao hơn Tamang và Magar.

(Đến đây mở ngoặc nói tí: ta nói mấy cái tộc và mấy cái đẳng cấp ở Nepal vui gì đâu ấy! Có lần ta phỏng vấn một shaman, thuộc tầng lớp Brahmin về cái vụ phân biệt đẳng cấp ghê gớm ở Nepal. Anh ta bảo: Ôi, chuyện phân biệt đẳng cấp có nguồn gốc từ nghề nghiệp mà ra. Ví dụ: mấy người Brahmin chuyên hành nghề lễ bái tế thần; mấy người Newari chuyên nghề kinh doanh; mấy người thuộc tộc có gốc từ Mông Cổ như Tamang, Magar….thì chuyên nghề cưỡi ngựa đi lính, mấy người thuộc tộc gì quên tên rồi thì chuyên nghề làm thợ rèn………… Nghề nào người ta coi trọng thì tự nhiên trở thành giai cấp cao; nghề nào không được trọng tự nhiên trở thành giai cấp thấp. Do đó khi người ta giới thiệu giai cấp là xem như ngầm giới thiệu nghề luôn. Nhưng bây giờ mấy cái này xưa rồi, người ta đâu có tuân theo mấy cái đó nữa. Đâu phải người Tamang nào cũng đi lính cả, cũng có người kinh doanh vậy,………. Thiệt là “đâu cái điền” với mấy cái caste ở đất nước này quá!)

Quay lại câu chuyện tình kể trên. Ambika, sau này có kể cho tôi nghe rằng, cô nàng bắt đầu biết Mohen là năm cô nàng 15 tuổi (bây giờ mới 17 thôi). Khi ấy, đã mê rồi nên có lần nói với bà mẹ Adrien của mình rằng: Nếu con yêu một chàng Mông Cổ thì sao mẹ????

Bà mẹ nói: Thì……………………….. cút khỏi nhà, chớ có vác mặt về; tao mà thấy là đánh què giò.

Nghe mà hú hồn luôn nhưng sự thật là thế! Những người thuộc Brahmin và Adrien vẫn tự xem mình là tầng lớp cao, không có muốn kết duyên cùng những tầng lớp thấp hơn. Họ không thích sự pha trộn dòng máu. Sau này tôi có hỏi mấy người Brahmin và Newari câu hỏi: nếu con trai/con gái yêu người khác tầng lớp thì sao? Họ đều bảo: Thì chúng nó xem như không còn cha mẹ vậy? Chúng nó xem người yêu hơn cả cha mẹ thì bọn chúng biến ra khỏi nhà, chớ có vác mặt về nữa.

Đúng là cái ý thức giai tầng nó in quá đậm vào đầu người dân Nepal rồi!

Có lần con bé nhà hàng xóm của Sunita qua mượn Sumika mấy cái áo để mặc đi Bhaktapur mua sắm. Lúc ấy Sunita không có ở nhà. Con bé Sumika cứ phân vân mãi và nói với tôi: Chị ơi, con bé ấy thuộc tầng lớp thấp. Nếu em mà cho nó mượn áo thì thế nào chị Sunita về cũng mắng em cho xem. Mà quần áo của em, nó mà mặc vào rồi thì em cho nó luôn chứ em không có mặc được nữa đâu.

Sunita và Sumika là những người tương đối có giáo dục cao. Sunita là sinh viên ngành kinh doanh còn Sumika đang học một trường tư do Ý tài trợ. Nhiều lần nói chuyện với tôi, Sunita đều bảo rằng cô bé thấy việc phân biệt caste ở Nepal là quá bất công bởi vì nghề nào cũng đáng trọng cả. Nếu không có người làm mấy công việc ấy thì xã hội làm sao mà vận hành, vậy hà cớ gì phải đem mấy cái đó ra mà phân biệt người này người nọ.

Con bé nói là nói vậy thôi chứ ý thức ấy khắc quá sâu vào đầu rồi, khó thay đổi lắm! Vì sao? Mấy lần tôi thấy Sunita đưa đồ cho những người thuộc giai tầng thấp, con bé đều thảy qua tay họ chứ không có đưa theo kiểu chuyền tay hay để cho tay mình chạm vào tay họ đâu.

Tamang thuộc giai tầng cao (dù thấp hơn Brahmin, Adrien và Newari) và Lama (họ của Sunita) thuộc caste tương đối cao của tộc Tamang. Àh có lần con bé Sunita hỏi tôi Lama nghĩa là gì? Tôi bảo: Lama nghĩa là người biết về Phật Pháp. Mông Cổ là đất nước của những Lama, tương tự như Tây Tạng vậy đó. Do đó những người có nguồn gốc từ Mông Cổ xem như là Phật tử từ lúc còn trong trứng nước vậy đó.

Nghe xong, Sunita bảo: Em là Lama là do được sinh ra trong gia đình Lama chứ em không biết gì về Phật Pháp cả, dù là gia đình đạo Phật, cũng có thờ Đức Phật nhưng ở trường thì toàn là học về đạo Hindu thôi. Chị mới đúng là một Lama. Do đó tên của chị mới đúng là Maya Lama.

Nói thêm một tí về gia đình Sunita nhé!!!!!!!!! Họ là Phật tử đấy! Nhà họ có cả gian phòng để thờ phụng thần linh luôn. Họ bảo chỉ ai thuộc dòng dõi Tamang mới được bước chân vào gian phòng này. Tôi ở với họ gần 1 tháng, nơi nào trong nhà cũng được vào ngắm nghía, ngoại trừ gian phòng thờ thần linh. Họ bảo khi nào tôi kết hôn với người Tamang, trở thành người Tamang rồi thì mới được bước chân vào phòng ấy. Dù tôi không được vào nhưng Sunita và Sumika bảo trong phòng ấy họ thờ vô số thần linh của Hindu và Đức Phật. Tôi đảm bảo họ xem Đức Phật như một vị thần. Có lần nói chuyện với nhau, Sunita hỏi tôi Đức Phật là thần (God) như các thần Hindu khác phải không? Tôi bảo: Đức Phật là Phật, không phải là thần. Phật và thần là hoàn toàn khác nhau. Phật nghĩa là người đã thoát khỏi luân hồi sanh tử, thoát khỏi tham sân si, thoát khỏi đau khổ. Còn thần linh vẫn còn luân hồi, khi sử dụng hết phước báu của thần thì họ phải tái sanh xuống cõi người hoặc cõi thấp hơn. Phật đã tiệt hẳn sự sân hận nhưng thần linh thì vẫn còn. Ví dụ thần Shiva, chúa tể các thần đó, vì nổi ghen khi thấy vợ mình là nữ thần Parvati ôm trong tay một trai trẻ là thần Ganesh mà chém đứt đầu Ganesh. Vì giận mà chém đứt đầu con trai mình. Câu chuyện này cho thấy, vị thần quyền lực nhất trong các thần của Hindu mà còn đầy tham sân si như thế thì những thần khác sẽ như thế nào! Trong khi Phật là người đã tiệt trừ hẳn tham sân si.

Sunita nghe xong bảo: Em xấu hổ quá vì sinh ra trong gia đình Phật tử mà không biết gì về Phật giáo cả! Em còn không biết là mình nên thờ thần Hindu hay thờ Đức Phật nữa!

Thương cho con bé, tôi bảo: Thần linh mới cần thờ; Đức Phật không phải là thần mà là một Guru, Người chưa bao giờ bảo chúng ta thờ Người cả. Người chỉ bảo chúng ta thực hành những lời dạy của Người mà thôi. Nếu muốn thờ thì chỉ có thể thờ thần linh Hindu!

Con bé bảo: Em có một đứa bạn thờ thần Hindu và bạn ấy có khả năng thấy trước mọi việc. Nếu hôm nay mơ thấy gì thì hôm sau sự việc xảy ra đúng y chang như trong giấc mơ. Bạn ấy bảo bạn ấy rất tin vào thần linh Hindu.

Hindu hòa nhập vào xã hội Nepal sâu đến nỗi, người ta không phân biệt được đâu là Hindu đâu là Phật giáo. Khi một người bảo rằng họ là Hindu hay họ là Phật tử thì chớ tin họ bởi ngay cả bản thân họ còn không phân biệt được họ là ai nữa là!

Trở lại câu hỏi trên, tôi bảo Sunita rằng: Mục đích cuối cùng của Hindu giáo là đưa người ta lên thiên đường hoặc là có phép mầu. Còn mục đích cuối cùng của Phật giáo là đưa người ta ra khỏi luân hồi đau khổ. Việc lên thiên đường chỉ là một điểm dừng chân trên con đường ra khỏi luân hồi. Việc có phép mầu là một phản ứng phụ (side effect) mà người ta có thể có trong quá trình đấu tranh để thoát luân hồi. Bất cứ người Phật tử nào tu hành để cố có được phép mầu là họ đi sai đường rồi. Cứ đấu tranh thoát sanh tử thì tự dưng có phép mầu và tự dưng được lên thiên đường. Nhưng hai cái này chỉ là hoa quả thu hoạch được trên con đường vượt luân hồi chứ không phải là mục đích cuối cùng.

Sunita bảo tôi rằng: Em bị bấn loạn về tôn giáo. Nhiều lần tự hỏi không biết là nên đi theo Đức Phật hay đi theo thần linh của Hindu. Em hay cầu nguyện trong gian phòng ấy lắm. Chắc thần linh đưa chị đến đây với gia đình em. Lần đầu tiên nhìn thấy chị, em đã cảm thấy chị giống người ở………………trển rồi (trời, chắc ý con bé muốn nói là tôi bị tửng chứ gì!!!!!!!!!!!!!!!!!!!)

Sunita bảo: Chị mà ở đây vài tháng chắc em trở thành người cực kỳ tốt luôn đó nên chị ở lâu lâu nghen chị!!!!!!!!!!!!!!!! (Thôi không dám đâu!!!!!!!! Tôi đâu phải người cao siêu gì đâu! Tại thấy con bé bị rối loạn về tôn giáo nên phân biệt cho nó thấy sự khác biệt của Hindu giáo và Phật giáo thôi mà!)

Bây giờ bỏ qua chuyện tôn giáo, nói về chuyện tình của con bé Ambika. Ambika có lần tâm sự với tôi rằng con bé yêu Mohen quá đỗi và con bé bảo rằng sẳn sàng bỏ nhà, bỏ cha bỏ mẹ để đi theo Mohen đến cùng trời cuối đất.

Tôi nghe mà giật cả mình. Ambika mới có 17 tuổi thôi, còn Mohen 26 tuổi. Thật ra tôi biết Mohen là một người đào hoa. Anh ta rất trau chuốt vẻ bề ngoài. Rất nhiều cô gái nghiêng ngả vì anh ta chứ không chỉ có Ambika. Tôi bảo Ambika: Em còn trẻ quá. Không nên nghĩ đến chuyện đó sớm. Cái gì của ta thì trước sau gì cũng thuộc về ta. Em chưa có nghề nên em cần phải học để có nghề trong tay trước đã. Nếu Mohen thật lòng thương em thì anh ta sẽ đợi em học xong chứ sẽ không bỏ trốn cùng em trong lúc này đâu. Mà theo chị thấy thì các cô gái xinh đẹp trong nhóm múa cũng thích Mohen lắm đấy và chị thấy Mohen đối với ai cũng tình cảm cả. Em có chắc là Mohen thương em không?

Ambika tự tin nói: Mohen bảo rằng Mohen chỉ xem mấy chị ấy như em gái thôi. Họ đã trao nhau nhẫn tay bằng cỏ để kết nghĩa huynh đệ rồi. Mà đã xem như huynh đệ thì làm sao mà yêu được. Mohen không có nói thẳng với em nhưng mà em đoán là Mohen có tình cảm với em (Tội nghiệp con bé, ngây thơ quá đỗi!)

Ambika kể cho tôi nghe rằng: Có hôm con bé đến nhà Mohen ở Jorpaty chơi thì gặp hai người bạn của Mohen tại phòng. Họ đang ngồi than thở bởi vì họ yêu nhau quá đỗi mà gia đình cô gái ngăn cản vì cô gái thuộc tầng lớp cao hơn. Họ buồn quá, không biết làm gì. Ambika tài lanh cho họ lời khuyên luôn: Thôi hai người cùng nhau bỏ trốn đi. Xem như gạo đã thành cơm trước đi, còn chuyện cha mẹ thì giải quyết sau.

Ôi trời, giới trẻ Nepal công nhận suy nghĩ “hiện đại” thấy gớm luôn. Xem thêm thông tin ở đây!

Bây giờ quay lại chuyến hành trình lên đền nghen! (Đảm bảo khi đọc xong cái tiêu đề, ai cũng hí hửng chắc mẩm là tôi kể chuyện tình của tôi cho nghe, ai dè tôi kể chuyện tình của người khác, lêu lêu lêu lêu các bạn nhé!!!!!!!!!!!!!)

Trong lúc lên đền, tôi có chụp cảnh Mohen và Ambika tình tứ bên nhau (toàn là họ bảo tôi chụp họ cả chứ tôi không có chụp lén à nghen!) Do Ambika muốn xem hình nên bảo tôi lưu vào USB rồi cho con bé mượn. Sau này một cô gái trong nhóm múa là Samila mượn USB của tôi; tôi quên xóa hình. Vậy là bức ảnh ấy lộ tẩy! Renuka và Samila tung ảnh ấy lên Facebook. Vậy là bọn họ giận nhau. Mohen giận cái đứa tung hình mình lên mạng làm lộ tẩy với tùm lum người. Các cô gái thì giận Mohen lén “đi riêng” với chúng tôi mà không cho họ hay (làm như họ là mẹ anh ta vậy đó) và còn chụp hình tình cảm với Ambika nữa. Họ giận lây qua cả đám người đi cùng Mohen hôm ấy gồm cả tôi, Sunita và Ambika. Nếu họ yêu Mohen thì giận dỗi với Ambika là đúng rồi, mắc gì giận tôi và Sunita. Tôi nói với Sunita điều này. Con bé bảo con bé cũng không thể hiểu nỗi các bạn mình luôn. Tôi đoán chắc chắn là bọn họ có tình ý với Mohen nên ghen tị chứ gì! Nhưng tôi không có nói cho Sunita biết điều này bởi lỡ con bé cũng có tình ý với Mohen thì con bé giận ngược lại họ à!!!!!!!!!!!!!! Ôi ba cái chuyện tình “vui” gì đâu ấy!!!!!!!!

Dưới đây là những bức ảnh hôm chúng tôi lên đền Telkot để viếng thăm nữ thần Zalpa vào ngày đầu tiên của lễ hội Dashain.

Từ  trái qua: Mohen, Sunita, Ambika, Sumika.
Tôi gọi đùa tấm ảnh này là Chân dung kẻ cướp đường. Trông họ giống thật đấy chứ!!!!!!! Họ khoái chí lắm!

Mohen và Ambika
Sunita
Tôi đó. Thời trang......................................kinh dị!
Hết đường mòn trên núi thì phải leo các bậc thang thăm thẳm mới đến đền. Suita bảo: Lạ thật! Các vị thần luôn chọn núi cao rừng sâu để tá túc nhằm không muốn ai đến quấy rầy; vậy mà người ta vẫn ồ ạt kéo đến. Du khách đến bằng xe buýt và chỉ leo các bậc thang này là lên đền, không có đi theo lối đường mòn trên núi như chúng tôi. Đền Telkot cũng là một trong những điểm tham quan dành cho du khách đấy các bạn!
Cùng Sunita
Cùng Sumika leo lên lan can chụp hình cảnh bên dưới
Chân dung kẻ làm các cô gái cãi nhau tơi bời.
Tấm ảnh gây sóng gió tình trường trên Facebook của Mohen
Hai cô em gái Nepal xinh đẹp của tôi. Sunita (phải) 21 tuổi, sinh viên kinh tế và Sumika (trái) 14 tuổi, học sinh.
Tôi cũng đẹp vậy hehehehe
Đang chấm tika nơi đền thờ thần Shiva.
 Đến đây mở ngoặc nói tí: ở Nepal, phụ nữ chấm tika ngay dưới chân tóc; nam giới thì chấm ngay giữa hai chân mày. Tôi không biết nên chấm giữa hai chân mày; bọn họ cười tôi quá trời!

Đến đền thờ thần Zalpa, tôi rút kinh nghiệm nên chấm tika ngay dưới chân tóc. Vậy là trên trán có đến hai chấm tika ở hai nơi nên Sunita cười quá trời!!!!!!!!!
Cùng nhau chụp hình nè!!!!!!!!
Đôi bạn thân.
Chân dung chàng lãng tử
Titanic Nepal????????????
Trên đường xuống núi, tôi chụp tấm ảnh mẹ già cõng hàng lên núi này đây!!!!!!
m

2 nhận xét:

  1. Mohen và Ambika cũng đẹp dôi quá chị ha ^^
    Mà sao em dị ứng cái vụ caste quá đi! Ko bek chừng nào ở bển mới bớt đi vụ phân biệt caste như thế này.Haizz

    Trả lờiXóa
  2. Từ trước đến giờ em rất tò mò về vụ giai cấp ở Ấn Độ, về cách thức sinh hoạt trong xã hội hiện đại có nhiều giai cấp. Đọc bài này khiền em hiểu thêm về vụ caste của Ấn và Nepan. ^^

    Trả lờiXóa