CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Lưu ý khi đến Nepal



1. Dân Nepal không giống ai cả, họ làm việc từ chủ nhật cho đến thứ 6; thứ 7 là ngày nghỉ trong tuần. Tuy nhiên, có một số văn phòng của chính phủ làm việc cả ngày thứ 7 luôn, dù thời gian làm việc vào ngày này là ít hơn. Ví dụ như Immigration Office.

2. Đừng tưởng chỉ có người nghèo mới xin tiền ta. Lầm to!!!! Trẻ con Nepal khắp nơi có truyền thống “xin tiền “ mọi lúc mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ sáng sớm đến chiều tối. Nếu không xin tiền thì chúng xin kẹo, xin tập vở hoặc nghía thấy bạn có gì là xin nấy.

Nhưng bọn trẻ con Nepal vẫn sĩ diện hơn bọn trẻ con Ấn độ đấy các bạn!!!!! Bọn chúng vẫn ngại ngùng, e thẹn khi xin tiền các bạn. Và làm ơn đừng có móc tiền ra cho để biến chúng thành ăn xin chuyên nghiệp như bọn trẻ ở Bồ Đề Đạo Tràng đi à!

3. Do Nepal đẹp, Nepal xinh, được nhiều du khách yêu quý nên bây giờ rất nhiều người Nepal xem khách du lịch/khách nước ngoài là những ATM di động.

Một hướng dẫn viên du lịch kể cho tôi nghe thế này! Anh ta là người Nepal, không phải là người nước ngoài đâu nhé!!!! Có một số tour anh ta dẫn khách leo núi. Đến nơi, khát nước, lại vòi hứng, dân địa phương đòi NRS 100/chai 1 lít. Sướng chưa???????? Họ nghĩ anh ta đi với bọn nước ngoài thì chắc cũng toàn xài đô. Người Nepal mà còn bị thế huống chi là du khách các bạn nhỉ?

4. Một số (nếu tôi không muốn nói là nhiều) gã trai Nepal sống bằng nghề tìm gái nước ngoài để gạ tình; không phải là gạ tình không đâu. Hoặc là họ tìm cách kết bồ với các cô gái này, rồi kết hôn để được ra nước ngoài sống (giống y một số cô gái Việt Nam); hoặc là họ tìm cách làm “trai bao” trong suốt thời gian bạn ở tại Nepal.

Có lần một gã trai tìm cách tiếp cận tôi và không cần màu mè đặt luôn câu hỏi về sex. Hắn nói nghe bạn hắn kể là gái Việt Nam (các bạn ở Việt Nam kiểm chứng giùm cái!) sẳn sàng bao trai nuôi ăn ở, mỗi ngày còn trả “lương” cho trai $15 nữa. Tôi nghe xong, hỏi tới hỏi lui: có nhầm không vậy? Hắn bảo không; bạn hắn ở Úc mới đi du lịch Việt Nam về kể thế. (Bà con cập nhật giùm tôi cái thông tin này nghen!)

“Khả năng” chăn gối của trai Nepal thế nào thì tôi chưa nghe ai nói cả nhưng có một sự thật là: Rất nhiều phụ nữ Châu Âu và Nhật Bản, bây giờ thì chắc thêm cả Trung Quốc sang mấy nước như Ấn độ và Châu Phi để tìm trai bản địa bởi vì khả năng giường chiếu của những thằng này là vô địch so với ông xã ở nhà. Phụ nữ các nước này rủng rỉnh tiền bạc nên tìm cách “hưởng thụ” riêng sau lưng chồng. Trước đây tôi có đọc cả một quyển sách mô tả lại hiện trạng tìm cách hưởng thụ riêng của các quý bà Nhật Bản ở các quốc gia này đó các bạn!!!!!!!

Tận mắt tôi chứng kiến tại nhà trọ tôi ở Kathmandu có một cặp như thế. Một quý bà Nhật Bản khoảng 50 tuổi (dù cố ý trang điểm mặc quần áo và giữ dáng thon gọn cho trẻ trung nhưng vẫn không xóa được dấu vết của tuổi xế chiều) thuê phòng cùng một trai Nepal khoảng 20 tuổi. Bà ấy còn tự hào khoe với tôi là bà ấy thuê phòng ở chung với bạn trai Nepal nữa cơ!

Lúc tôi ở Dharamsala, Ấn độ, một số trai Tây Tạng (lưu vong) cũng hỏi tôi có nhu cầu không, họ sẳn sàng đáp ứng bởi “khả năng” của họ nổi tiếng trên thế giới lắm. Đó là lý do nhiều phụ nữ Châu Âu tìm đến để cặp bồ với họ đó.

Do đó, nếu bạn là phụ nữ, một mình dung dăng ở Nepal hay Ấn độ hay Châu Phi mà có trai tráng bản địa đến “hỏi han” thì cũng chớ có ngạc nhiên nhé!!!!!!!!!

5. Khi giao dịch với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân thì cần thận trọng các bạn nhé!!!!! Kinh nghiệm của tôi là:

Có một lần tôi đến một ngân hàng tư ở Lumbini (tên ngân hàng thì tôi không nhớ đâu); do trước đây tôi có cho một người bạn ở Mỹ mượn tiền, anh ta trả cho tôi qua Western Union. Tôi đến ngân hàng này để rút. Nhưng cẩn thận nên hỏi tỷ giá trước khi rút. Họ bảo họ phải đóng phí gì đó cho Western Union nên tỷ giá là 82; tôi sửng sốt. Họ bảo: nếu không thì 84 (lạ chưa!!)

Tôi qua ngân hàng NIC thì tỷ giá là 86.5. Hóa ra cái bọn bên kia định ăn chặn tiền tôi đấy à!

Một kinh nghiệm khác ở Pokhara. Tôi cũng vào một ngân hàng nào đó không nhớ tên để đổi tiền. Họ chả cần xem hộ chiếu gì cả. Họ điện thoại đi đâu đó hỏi tỷ giá rồi đổi cho tôi. Không cần giấy tờ, không cần xem hộ chiếu; ngân hàng gì mà đổi tiền y như đổi ngoài chợ đen. Tôi ra các quầy chợ đen bên ngoài so, tỷ giá y chang. Hóa ra ngân hàng đổi tiền kiểu chợ đen à? Thường tỷ giá ở ngân hàng cao hơn tỷ giá chợ đen mà.

Bị hai lần như thế, tôi rút kinh nghiệm, cẩn thận khi giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng mà tôi tin cậy là NCC.


6. Do Nepal không có nhiều nhà máy sản xuất nên sản phẩm tiêu dùng đa phần là nhập từ Ấn độ. Tỷ giá tiền Ấn so với tiền Nepal là 1 rupee Ấn = 1.6 rupee Nepal. Khi đi mua hàng, người bán hay quy cái cụp thành 1 rupee Ấn = 2 rupee Nepal. Do quy như thế rất có lời nên rất nhiều người bán hàng làm như thế. Để tránh tình trạng trên, bạn có thể đề nghị trả bằng tiền rupee Ấn (nếu có.) Những tờ rupee Ấn có giá trị từ 100 rupee trở xuống được sử dụng vô cùng rộng rãi ở Nepal.

Lợi dụng việc nhiều sản phẩm tiêu dùng nhập từ Ấn độ nên có người bán, dù bán sản phẩm sản xuất tại Nepal, trên bao bì ghi giá tiền hẳn hoi, nhưng vẫn tính giá gấp đôi cho du khách. Du khách nào nhìn thấy giá tiền trên bao bì, thắc mắc thì họ bảo đó là tiền Ấn, quy ra tiền Nepal thì phải giá gấp đôi chứ. Trong những trường hợp như thế, tôi săm soi tìm nơi sản xuất. À sản xuất tại Kathmandu. Tôi hỏi họ: Kathmandu là thuộc Ấn độ hay Nepal?????????? Họ quê quá nên trả lời qua quýt hoặc không thèm bán luôn. Kệ tôi biết rồi nên qua tiệm kế bên lấy món y chang và trả tiền luôn, khỏi hỏi.

7. Nepal là một quốc gia nhỏ xíu xìu xiu nhưng sự đa dạng về văn hóa của nó là rất lớn. Theo tôi Nepal nhỏ hơn cả Việt Nam về diện tích nữa cơ và dân số theo sách hướng dẫn là 30 triệu nhưng có thằng Nepal bảo bây giờ lên 50 triệu rồi (trong khi Việt Nam là 100 triệu phải không bà con.) Việt Nam có 54 dân tộc phải không? Nepal có hơn 90 dân tộc. Do đó sự đa dạng về văn hóa và tập tục là lớn vô cùng. Nepal trương cái câu này đầy vẻ tự hào khi giới thiệu với du khách quốc tế về quốc gia mình là: Nepal là một quốc gia “unity in diversity.”

Do đó văn hóa, tập tục khác biệt đến mức này nè!!!!! Dù cùng một tộc ví dụ tộc Magar hay Tamang gì đó đi nhưng cư trú ở vùng khác là khác tập tục rồi. Khác đến mức ngay cả người cùng tộc còn chả hiểu luôn, huống chi ta. Đó là chưa kể đến vấn đề kết hôn khác caste và kết hôn khác tộc đó nghen bà con!!!!!! Nói sơ sơ cho bà con “đâu cái điền” chơi nè! Nepal có hơn 90 tộc; mỗi tộc có caste riêng. Nếu cùng tộc cùng caste mà kết hôn thì ôi, cuộc đời đơn giản quá!!!!! Nhưng nếu khác tộc/caste kết hôn thì lòi ra một cái tộc/caste mới. Dân Nepal quan trọng caste lắm nên nếu kết hôn với người khác caste/tộc là bị gọi bằng cái tên mới liền hà/nếu không thì tên tuổi của con cháu thể hiện sự pha trộn dòng máu này trên đó. Do đó sự kết hôn chéo như vậy làm lòi ra thêm một số tộc và một số caste. Ôi điên cái đầu quá, tôi không biết mình đang nói cái gì luôn! hehehe

Kinh nghiệm của tôi: phong tục ở Nepal khác biệt mỗi 5 cây số. Nghĩa là cứ cách nhau mỗi 5 cây số là người dân không hiểu tập tục của nhau rồi. Có lần tôi ngủ ké ở một đền Hindu. Tối hôm ấy, cả làng không ngủ mà thức để làm lễ gì đó. Họ bảo với tôi đó là lễ nhớ ơn ông bà tổ tiên. Sáng hôm sau, tôi đạp xe khỏi đó khoảng 5 cây số và dừng lại ăn sáng. Người dân xúm lại hỏi chuyện. Tôi kể tối qua tôi dự cái lễ nọ ở cái làng này cách 5 cây số. Dân nơi đây ngẩng người ra và họ bảo ở đây họ không có phong tục ấy. Tôi nghe xong kinh ngạc quá đỗi, chỉ cách có 5 cây số thôi mà!!!!!!

Có thể do sự đa dạng ghê gớm này mà Nepal cực kỳ thu hút du khách không vậy ta??????


8. Chính sách dual price (chính sách hai giá- giá dành cho du khách và giá dành cho dân bản địa) cực kỳ nổi tiếng ở Nepal đặc biệt là ở các trekking routes. Nghe nói cái dual price này được chính quyền địa phương ở các khu này khuyến khích lắm à! Tôi không có đi trekking nên không có kinh nghiệm về việc này. Bạn nào biết thì cập nhật cho bà con học hỏi với nghen!!!!!!!!
 
Tóm lại, các lưu ý về Nepal là thế, khi nào nhớ hay biết thêm cái gì thì tôi sẽ cập nhật!

1 nhận xét:

  1. Chào Dung, hay quá tớ đang tham khảo đi Nepal thì tình cờ tìm được blog này của bạn. Tớ cũng đang cố gắng xây dựng cho blog du lịch kết hợp nhiếp ảnh của riêng mình, cũng có một vài câu chuyện từ chuyến đi Ấn Độ năm ngoái. Rất muốn kết bạn với những blogger can đảm như ấy *^^

    Trả lờiXóa