CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Tôi đi gia hạn visa Nepal ở Kathmandu và Pokhara

Ai cũng bảo rằng ở Nepal chỉ có hai nơi duy nhất có thể gia hạn visa mà thôi - đó là Kathmandu và Pokhara. Cả hai nơi này, tôi  đều có ghé qua "chơi."

Tôi qua cửa khẩu Belahiya vào ngày 13/8/2012 và xin visa 3 tháng, nghĩa là từ 13/8 đến 10/11/2012. Theo quy định của Nepal, visa du lịch xin tại cửa khẩu tối đa là 3 tháng; nếu du khách muốn ở hơn 3 tháng thì phải đến Immigration Office ở Kathmandu hoặc Pokhara gia hạn tối đa thêm 60 ngày nữa. Tóm lại, mỗi du khách chỉ được phép ở Nepal tối đa 150 ngày/năm (nếu muốn ở lâu hơn 150 ngày/năm thì phải trình vé máy bay hoặc phải là trường hợp đặc biệt.) Hình như mỗi du khách chỉ được xin có 1 cái tourist visa/năm thôi đó các bạn (thông tin chưa kiểm chứng nên bạn nào biết thì hô lên giùm cái.)

Tôi ở Lumbini gần 2 tháng, sau đó ở Sankhu gần 1 tháng; vậy tóm lại ngoài Lumbini và Kathmandu thì tôi chưa có ngắm nghía những nơi khác ở Nepal; ngoài ra tôi có hứa với mọi người ở Lumbini là tôi sẽ quay lại dự lễ kỷ niệm lần thứ 11 của Shanti Stupa Lumbini và Pokhara. Do đó tôi phải gia hạn thêm 60 ngày nữa.

Cuối tháng 10/2012, tôi cùng Sunita dung dăng đón xe buýt từ Sankhu đến City Bus Park ở Kathmandu. Tại đây chúng tôi ghé văn phòng du lịch hỏi đường đi đến Immigration Office; dọc đường chúng tôi còn chặn cảnh sát Nepal lại để hỏi thăm đường xá nữa cơ. Cảnh sát Nepal rất rất rất là đáng yêu các bạn nữ nhá!!!!!!!!!!!!

Sau khi leo một con dốc quá cao thì Immigration Office Kathmandu hiện ra đây rồi, nằm ngay đầu con dốc luôn; do đó phải lưu ý xe cộ khi qua đường các bạn nhé!

quá trời dây nhợ trên đầu; đến đây vào mùa mưa chắc phải cẩn thận lắm nhỉ?
Chúng tôi đi vào; ôi trời, hôm ấy là ngày thứ 2 ngày 29/10, quá trời người đang đứng lố nha lố nhố, đặc biệt là bọn xí xô xí xào người Hoa. Sao mà đông dữ vậy nè!!!!!!!

Tôi để Sunita chờ bên ngoài; tôi chui vào đám đông vẹt bên này, vẹt bên kia cũng xin được tờ đơn xin gia hạn visa như sau:

Thật ra tờ đơn này bình thường được để cả chồng trên bàn ngay chỗ ngồi chờ  nhưng hôm ấy đông quá nên hết sạch hay sao ấy nên tôi phải chui vào đám đông.

Thủ tục gia hạn visa gồm: tờ đơn như trên, một bản photo trang đầu hộ chiếu, một bảng photo visa Nepal hiện tại, một tấm hình 4x6 và tiền mặt (tiền rupees Nepal chứ không phải là đô Mỹ.) Nói đến đây là thấy tức hà! Tại sao?

Chửi nè: các bọn Nepal bọn chúng học hỏi Trung Quốc hay sao á mà gian lận thấy phát gớm luôn hà. Tại biên giới, muốn có visa phải nộp đô la Mỹ; ai không có đô Mỹ phải đổi với tỷ giá cao ngất. Giá tiền gia hạn visa được ghi bằng đô Mỹ, mỗi một ngày gia hạn là 2 đô Mỹ, ở quá hạn, mỗi ngày là 3 đô Mỹ.

Bằng chứng nhá!

 Bọn họ ghi rõ giá tiền là đô Mỹ nên ta chuẩn bị đô Mỹ, đến nơi mới biết bọn họ bắt nộp bằng Nepali Rupees, mà tỷ giá từ đô Mỹ ra Nepali Rupees cao hơn ngân hàng nhiều. Ví dụ: tỷ giá ở ngân hàng là 85/86, bọn họ lấy luôn 90 cho chẳn số, sướng chưa????

Do đó khi đi gia hạn, các bạn phải đem theo NRS nghen!!!!!!

Nếu không có sẳn các bản photo hoặc hình thì từ Immigration Office bước ra, quẹo trái, có tiệm photo ngay trước cửa văn phòng luôn. Nếu có điện, photo NRS 5/tờ, nếu cúp điện, NRS 10/tờ (họ phải chạy máy phát điện.) Nếu không có hình thì nơi này chụp hình thẻ luôn, giá tiền là NRS 300 cho mấy tấm hình xấu hoắc. Lời khuyên: các bạn nên chuẩn bị hình thẻ sẳn. Chưa thấy nơi nào chụp hình thẻ mắc như ở Nepal, NRS 300 tương đương 70 ngàn VND được chừng vài tấm hình. Tốt hơn hết là chuẩn bị sẳn hình, chỉ nộp có MỘT tấm hình chứ nhiêu!

Sau khi điền vào tờ đơn, dán hình vào góc, kẹp chung với photo trang đầu hộ chiếu và photo visa Nepal hiện tại, tôi vào xếp hàng chờ đến lượt. Chờ đã thì cũng đến phiên. Người đàn ông lùn lùn đứng sau quầy bảo chỉ cho gia hạn thêm 30 ngày nữa thôi, trong khi trong đơn, ta xin gia hạn từ 11/11/2012 đến 10/1/1013, nhưng hắn nhất định không chịu, chỉ cho gia hạn thêm 30 ngày nữa hà.

Hắn ghi vào tờ đơn thêm 30 ngày, trả lại hộ chiếu và hồ sơ, phát cho ta hai cái hóa đơn, 1 vàng, 1 hồng bảo qua quầy cạnh đóng tiền, nộp hồ sơ để được gia hạn.

Ta dự định thêm 60 ngày mà chỉ có 30 ngày nên buồn tình, không thèm qua quầy bên nộp tiền. Ta cầm hồ sơ và bảo Sunita đi về, không gia  hạn nữa đâu.

Ta về thiệt. Suy nghĩ tới lui,không biết có phải tại trong hồ sơ mình ghi là ở tại Shanti Stupa Lumbini, là nơi Phật giáo nên bọn Maoist kỳ thị tôn giáo không ta? Nghĩ rồi, ta quyết định, hôm khác quay lại, làm lại hồ sơ, nộp lại.

Hôm chủ nhật 4/11/2012 (Nepal làm việc từ chủ nhật đến thứ 6; thứ 7 nghỉ), ta cùng Sunita đón xe buýt từ Sankhu đến City Bus Park Kathmandu và tự đi đến Immigration Office, biết đường rồi nên khỏi hỏi nữa.

Sướng quá, vắng hoe, hầu như chả có ai!


Ta vào xin tờ đơn, điền thông tin vào, lần này ghi địa chỉ là nhà Sunita, lý do gia hạn là tại đang tìm chồng Nepal mà tìm chưa có nên phải gia hạn để tiếp tục tìm  hehehehe, nói giỡn thôi nghen, đừng có tin à! Ta ghi lý do là tại ta yêu Nepal quá nên chưa muốn đi.

Ta cũng ghi là gia hạn đến 10/1/2013.

Không cần xếp hàng gì cả, ta cùng Sunita vào quầy. Cũng người đàn ông lùn lùn ấy. Ông ta hết nhìn ta rồi nhìn Sunita. Hôm ấy ta mặc kurtha hắn nhìn mãi chả biết ai là người cần gia hạn nên chỉ vào tấm hình trong tờ đơn hỏi: đây là hình của đứa nào? Buồn cười quá! Ráng nhịn cười lắm đó kẻo hắn quê, hắn không cho gia hạn luôn sao? Ta giơ tay lên: dạ của........... con đó chú.

Hắn lại bảo: chỉ gia hạn thêm 30 ngày thôi.

Lần này có kinh nghiệm rồi nên ta nói: không được đâu, tôi muốn ở Nepal đến tận năm sau cơ.

Và chuẩn bị chiêu bài kỳ kèo bớt một thêm hai. Nhưng hóa ra chả cần chiêu gì cả. Hắn bảo gia hạn đến hết năm 2012 hà, tức là thêm 51 ngày nữa; nếu muốn ở đến năm sau thì đến cuối năm, quay lại đây xin gia hạn tiếp. Ò í e, dễ vậy sao ta!!!!!!!!!! Ta hỏi lại cho chắc ăn: vậy đến ngày cuối cùng là ngày 31/12/1012, tôi quay lại xin entry visa 3 tháng tại đây được không?

Hắn bảo entry visa hay gia hạn đều được hết; quay lại vào ngày cuối hay trước vài ngày đều được luôn.

Ôi giời, hóa ra dễ ẹt vậy à!

Ta lại được phát cho 1 tờ giấy vàng và một tờ giấy hồng cùng hồ sơ và qua quầy bên cạnh.

Tại đây, một phụ nữ mặt không có lấy một nụ cười lấy hồ sơ xem xem. Chị ta bảo ta đóng tiền cho 51 ngày gia hạn. Số tiền ghi trong tờ giấy vàng là 102 đô. Chị ta quy đổi và bảo ta đóng NRS 8.900 (đau ruột quá!!!!!!)  Chị ta giữ lại hộ chiếu, hồ sơ cùng mảnh giấy vàng, trả lại tờ giấy hồng trên đó có ghi hẹn giờ quay lại lấy hộ chiếu. Đó là 4h chiều cùng ngày luôn, tức là ngày 4/11/2012. Nhưng chị ta bảo: 4h chiều là đóng cửa rồi nên quay lại lúc 3h chiều.

Sướng quá! Ta cùng Sunita đi loanh quanh rồi 3h chiều quay lại lấy hộ chiếu.

Dưới đây là vài tấm hình ta chụp về giờ giấc làm việc, và hủ tục, ý lộn thủ tục tại Immigration Office Kathmandu cho bà con có thông tin nghen!






Ở trên là thông tin về việc tôi đi gia hạn ở Immigration Office Kathmandu.

Bây giờ là Immigration Office Pokhara nghen bà con!

Sau khi tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 11 của Shanti Stupa Pokhara, thay vì về lại Lumbini hay đi Kathmandu cùng mọi người, ta quyết ở lại Pokhara đến chục ngày. Trong thời gian ở tai Pokhara ta lần mò ra Immigration Office  đây nè! Nếu ở gần khu vực Lakeside (khu nổi tiếng cho du khách) thì văn phòng này rất gần, đi bộ là tới.



Vừa đến cửa là ta chụp hình cho khỏi quên, sau đó bước vào. Bên trong không có quầy như ở Immigration Office Kathmandu, bên trong là các bàn giấy giống như phòng xuất nhập cảnh ở biên giới Belahiya vậy đó!

Ta vào, khỏi hỏi gì cả thì họ đã đưa cho tờ đơn gia hạn rồi. Ta cố giải thích là ta không muốn gia hạn mà muốn xin entry visa 3 tháng cho năm 2013. Họ bảo: Immigration Office Pokhara chỉ có chức năng gia hạn, không có chức năng cấp entry visa. Muốn có entry visa thì phải đến Immigration Office Kathmandu.

Họ sốt sắng bảo ta gia hạn lắm. Họ bảo đi Kathmandu chi cho tốn tiền. Gia hạn ở đây đi. Cứ mỗi ngày là 2 đô. Muốn ở 150 ngày hả? 300 đô. Nhiều quá hả? 90 ngày thôi à? 180 đô nghen cưng! Ta nghĩ bụng: entry visa 3 tháng có 100 đô, nếu là gia hạn thì đến 180 đô, nhiều quá nên ta cảm ơn và đi về.

Tóm lại, chuyện đi gia hạn ở hai văn phòng Kathmandu và Pokhara là thế! Có bạn nào "théc méc" gì không?

Cuối năm 2012, ta quay lại Immigration Office Kathmandu xin gia hạn thêm 15 ngày (số ngày tối thiểu với số tiền là 30 đô; nếu ở ít hơn 15 ngày vẫn phải đóng 30 đô; ở 15 ngày là 30 đô, ở thêm 1 ngày vẫn là 30 đô nên tội gì không ở thêm 15 ngày nữa các bạn nhỉ!)

Lần này thủ tục còn nhanh gọn hơn cả lần trước. Ta nghe nói phải nộp hồ sơ trước 1h trưa thì mới lấy visa trong ngày được; nếu nộp hồ sơ sau 1h trưa thì phải chờ đến ngày hôm sau. Nhưng hôm ấy ta đến nộp quá 1h trưa mà vẫn lấy được visa trong ngày.

Sô tiền tối thiểu cho mỗi lần gia hạn là 30 đô; họ quy cái cụp thành NRS 2.700. Có fast service nữa đó bà con! Đóng thêm NRS 500 là trong vòng 5-10 phút có visa hà. Nghe nói thôi chứ chưa thử.

Tóm lại là việc gia hạn ta chỉ biết có thôi hà, ai biết gì thêm thì hô lên cho mọi người biết nhé!

Ghi chú 1: Việc Maoist có kỳ thị tôn giáo hay không thì tôi không có biết chắc? Do lần đầu, tôi không có nói rằng tôi cần ở lại Nepal đến năm sau; chỉ nghe 30 ngày là tôi cầm hồ sơ về rồi. Lần sau thì tôi mới nói, mà lúc đó lại đổi địa chỉ và lý do gia hạn rồi. Bạn nào thử nghiệm như thế này xem sao: ghi trong hồ sơ là mình đang ở chùa nào đó của Phật giáo; lý do gia hạn là muốn tìm hiểu về Đạo Phật. Nếu họ không đồng ý thì kỳ kèo với họ thử xem họ có chấp nhận không nhé!!!

Ghi chú 2: theo quy tắc nếu ở quá hạn 1 ngày thì khi đến biên giới, họ sẽ bắt bạn đầu tiên đóng 25 đô Mỹ cho thủ tục giấy tờ, sau đó cứ mỗi ngày quá hạn là 3 đô Mỹ. Nhưng có người mách rằng, tại biên giới (biên giới nào thì không có hỏi nên không có biết nhưng có thể là biên giới Belahiya bởi biên giới này nổi tiếng cho du khách đi đường bộ qua Sunauli, Ấn độ lắm) thì họ không cần đóng 25 đô giấy tờ, chỉ đóng có 3 đô cho mỗi ngày quá hạn thôi. Thông tin này mới nghe nói nhưng chưa có kiểm chứng, ai biết thì hô lên giùm cái nhé!!!!!!!!!!!!

1 nhận xét:

  1. Chị ơi, visa đi Nepal từ VN giá cỡ bao nhiêu vậy chị? Em hỏi bên dịch vụ thì họ bảo tùy đợt hjx.

    Trả lờiXóa