CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

“Phải biết tôn trọng chân lý”


Phật dạy: “Phải biết tôn trọng chân lý.” Tôn trọng chân lý là cùng thấy một sự việc, mà mỗi người có quyền thấy biết theo quan niệm của mình, không bắt buộc người khác thấy như mình thấy. Đa số người đời mắc phải bệnh chấp: “Cái thấy của tôi là đúng, là chân lý, ai thấy khác tôi là người đó thấy sai.” Thế nên từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, người ta cãi nhau đánh nhau không ngừng nghỉ, bởi chấp cái thấy của mình là chân lý, rồi bắt kẻ khác phải thấy như mình thấy. Mình thấy như thế nào thì nói thấy như thế ấy, đó là cái thấy của mình. Nếu người kia thấy khác cũng là cái thấy của người kia. Mỗi người có quyền thấy theo nhãn quan của mình, không ai có quyền bắt thấy như thế này là đúng, thấy khác đi là sai. Như vậy là biết tôn trọng chân lý.

Nếu không tôn trọng chân lý thì sẽ cãi nhau hoài. Tất cả khổ đau của kiếp người  không phải chỉ đói cơm rách áo mới khổ. Có nhiều người giàu sang vương giả, sống với ai cũng bất đồng quan niệm, gây xung đột đánh giết lẫn nhau, đó là tại không biết tôn trọng chân lý. Ai cũng muốn bắt người khác nhìn theo cái nhìn của mình nhưng làm sao thấy giống nhau được? Một việc hết sức nhỏ và gần như việc ăn uống. Cái lưỡi của người này thì thích món này, cái lưỡi của người kia thì thích món kia, kẻ ưa ăn mặn người ưa ăn nhạt…. Nếu mình thích món nào cho món đó là ngon và bắt người khác ăn theo mình, làm như vậy không được, vì người khác cũng có quyền thích món khác. Nếu mọi người ai cũng bắt kẻ khác theo ý mình trong khi người ta không thích, thì sống có đau khổ không? Thế nên hiểu đến nơi mới thấy lời Phật dạy chí lí vô cùng.

Những cái thấy tốt xấu khác nhau đó tùy theo nghiệp duyên của mỗi người. Nếu thấy rõ như vậy thì không có chuyện gì xảy ra cả; còn ai cũng cho cái thấy của mình là chân lý, người khác thấy không giống mình là sai là bậy, thì bao nhiêu chuyện tranh cãi rắc rối xảy ra.

Trích sách “Những cách hoa đàm.” Tác giả: Thiền sư Thích Thanh Từ. Nhà xuất bản:Hội Thiền học Việt Nam. Năm 2003. Trang 64-67.

Hóa ra là thế!!! Bấy lâu nay, tôi là người không biết tôn trọng chân lý à???????????? Bây giờ mới hiểu được câu nói của Ngài Tịnh Không: “Con người chúng ta có một ý niệm sai lầm rất nghiêm trọng, chính là luôn thấy người khác sai, mình thì đúng. Chỉ cần có ý niệm này tồn tại thì xã hội vĩnh viễn không có an định, thế giới không có hòa bình.”





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét