CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Xin visa Ấn độ ở Kathmandu, Nepal

Bài liên quan: Xin visa Ấn độ ở Bangkok, Thái Lan

Kể từ ngày 19/11/2012, muốn xin visa Ấn độ ở Kathmandu thì phải nộp đơn on line trước ít nhất một ngày. Xem thông báo dưới đây nghen bà con!


Vậy là kể từ ngày 19/11/2012, xin visa Ấn độ ở Kathmandu cũng là online application như xin visa Ấn độ ở Bangkok, Thái Lan vậy. Tuy nhiên thủ tục có hơi khác một tí.

Các bước xin visa Ấn độ ở Kathmandu là như sau:

Bước 1:  Vào trang web này để nộp đơn

http://indianvisaonline.gov.in/visa/

Sau khi vào đường dẫn, một trang web hiện ra.

Xuống cuối trang web, sẽ thấy 4 thanh màu xanh biển. Nhấp chuột vào thanhh "Online Visa Application Registration"

Một trang web như trang này http://indianvisaonline.gov.in/visa/indianVisaReg.jsp sẽ hiện ra.

Điền thông tin cá nhân vào.

Trong lúc điền thông tin, có hai chỗ mọi người cần lưu ý (do có quá nhiều du khách điền sai nên toàn là bị trả hồ sơ, phải về làm lại.) Hai điểm đó là:

a. Phần Present Address: chỗ này PHẢI ghi địa chỉ của mình hay khách sạn mình ở tại Nepal, không phải là địa chỉ nhà của quốc gia mình.

(Ai cũng điền sai phần này cả; do toàn là ghi địa chỉ nhà của quốc gia mình nên đành ấm ức nhận hồ sơ mà làm lại; chỉ có mình tôi điền đúng thôi hehehehe; có người mách nước với tôi trước.)

b. Trong phần liệt kê ra những quốc gia đã đến trong 10 năm trở lại, BẮT BUỘC phải liệt kê ra tất cả những quốc gia có mộc/visa trong hộ chiếu. Nhân viên ở văn phòng này họ lật hộ chiếu từ đầu đến cuối để so sánh xem mình có ghi thiếu tên quốc gia nào không đó. Nếu thiếu, trả hồ sơ về làm lại.

Lưu ý: Nghe nói hộ chiếu nào có visa của Pakistan rồi thì sẽ gặp trở ngại khi xin visa Ấn độ đó nghen!

Trước khi điền thông tin, nếu đọc kỹ các bước hướng dẫn thì điền sẽ ít sai sót hơn (trang hướng dẫn cách điền thông tin http://www.indianembassy.org.np/visa.htm)

Sau khi điền thì bắt buộc ghi lại con số Temporary Application ID ở đầu trang để có gì truy lục lại hồ sơ.

Điền sai nhiều lần thì có thể apply lại hồ sơ mới.

Sau khi apply online thì trong vòng 7 ngày bắt buộc phải cầm hồ sơ đến nộp tại văn phòng. Nếu không, phải làm lại hồ sơ mới.

Bước 2:

Sau khi điền thông tin thì in đơn này ra.

Dán hình 2x2 (không phải hình 3x4) mà là hình 2x2 (không phải hình chữ nhật, mà là hình vuông.) Nếu không có sẳn hình 2x2 thì đến các dịch vụ photo cạnh văn phòng cấp visa này để chụp và rửa. Giá tiền là NRS 250 cho 2 tấm lớn và 3 tấm nhỏ. Các quầy dịch vụ cũng có nhận làm đơn thuê nếu các bạn không biết cách điền hồ sơ.

Photo trang đầu hộ chiếu, photo visa Nepal hiện tại và photo visa Ấn độ trước đó (nếu có)

Bước 3:

Cầm hồ sơ đến văn phòng sau nộp.


Văn phòng này nằm gần Đại  Sứ Quán Anh Quốc. Nếu có bản đồ thành phố Kathmandu trong tay thì bạn có thể tìm ra hai nơi này dễ dàng. Cả hai nơi đều rất gần khu Thamel.

Giờ tiếp khách là : 9.30 sáng-12h trưa (12 trưa khóa cổng không nhận thêm người mới mà chỉ để giải quyết những trường hợp của buổi sáng)

Sau khi vào văn phòng thì đến máy lấy số thứ tự. Có số rồi thì chờ đến lượt mình, cầm hồ sơ vào quầy.

Nhân viên xem xét hồ sơ. Nếu ok thì chuyển qua quầy bên cạnh đóng tiền và nhận giấy hẹn.

Số tiền cần đóng là NRS 4,150 (đóng bằng NRS không phải đô Mỹ). Lưu ý: số tiền phải đóng là giống nhau cho dù bạn xin 1 tháng, 2 tháng hay 3 tháng.........

Giấy hẹn thường là 4 ngày làm việc sau đó.

Hộ chiếu và giấy hẹn được hoàn trả cho bạn. Ở đây khác với văn phòng ở Bangkok là họ không giữ hộ chiếu mà trả lại cho bạn.

Bước 3:

Đến ngày ghi trên giấy hẹn (có thể đến trễ vài ngày cũng không sao), bạn cầm hộ chiếu và giấy hẹn quay lại văn phòng, lấy số thứ tự để chờ vào quầy.

Tại đây, có thể họ sẽ phỏng vấn vài câu và thông báo là du khách chỉ được visa 3 tháng (dù thằng du khách nào cũng ghi trong hồ sơ là 6 tháng cả.)

Mẹo vặt: nếu muốn ở lâu hơn 3 tháng thì bạn

- Hoặc là chìa ra vé máy bay, bay từ nơi nào đó ở Ấn độ
- Hoặc là nói với họ: Làm ơn cho tôi thêm 1 tháng nữa; tôi cần ở Ấn độ 4 tháng (chiêu này do anh chàng Yuji người Nhật mách cho tôi và tôi đã áp dụng thành công; trong khi những du khách khác chỉ có visa 3 tháng thì tôi được đến 4 tháng cơ. Hehehehhe. Cảm ơn Yuji nhé!!!!!!)

Sau khi xem xét hồ sơ lần nữa thì họ sẽ giữ hộ chiếu và trả giấy hẹn với lời nhắn: Hôm sau 5h chiều lên đây nhận hộ chiếu.

Bước 4: 

5h chiều có mặt trước văn phòng chờ họ mở cửa; lần này không cần lấy số thứ tự ; mọi người xếp hàng trước quầy; chìa giấy hẹn rồi lấy hộ chiếu thôi bà con!

Tóm lại, các bước xin visa Ấn độ ở Kathmandu là thế, có ai "théc méc" gì không?

Tôi đến in ấn, photo và chụp hình 2/2 ở đây. Có điện thì in NRS10/tờ, photo NRS 5/tờ; cúp điện, in NRS 20/tờ, photo NRS 10/tờ. Các anh chàng ở đây dễ thương lắm! Dù tôi tự điền thông tin nhưng trước khi in (lúc đó vắng khách), họ kiểm tra cẩn thận xem tôi có điền sai không rồi mới in. Thường các nơi này buổi sáng hay đông khách, chỉ có buổi chiều là vắng khách thôi.
Bên trong văn phòng cấp visa Ấn độ này, không ai được chụp hình, do đó tôi không có tấm hình chìa ra cho bà con xem đâu nhé!!!!!!! Nhưng bên trong có bình nước uống, có ghế ngồi chờ, có nhà vệ sinh. Tóm lại, nếu phải chờ cả ngày thì cũng chả sao!

Gần nơi này có 1 quán cà phê có thể ăn nhẹ và uống cà phê nhưng nghe mấy du khách khác bảo rằng cà phê ở đây dở í ẹ!





2 nhận xét:

  1. Đọc blog của em là ruột gan phèo phổi gì của em anh biết hết trơn rồi Dung ơi! anh mà muốn cua em là dễ ợt à...nhưng mà anh có vợ rồi nên thôi...anh tha cho em đó .... Chúc em có được nhiều niềm vui và trãi nghiệm thú vị nhé!

    Trả lờiXóa