CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Thơ "Thất Tình"

Không hiểu sao, bạn bè mình dạo này có nhiều người "đau tình" đến thế!!!! Quả là, đời là bể khổ, tình là bể đau!

Thông cảm nỗi đau ấy nên tôi tự viết một bài thơ để đặc biệt dành riêng cho những ai đã, đang và sẽ thất tình.

Bạn nào không thất tình thì không nên đọc; nếu vẫn tò mò thì trước khi đọc phải tưởng tượng là mình đang bị thất tình ấy nhé!!!

Thông cảm là bài thơ này viết bằng tiếng Anh (bởi vì tôi cảm thấy ............mắc cỡ khi viết bằng tiếng Việt; thơ con cóc mà lị!)

Bài thơ chưa có tựa; ai có sáng kiến gì thì xin chỉ giáo nhé!!!!

"At the end of the relationship
(S)He still had everything
And I lost all
 The only thing left 
Is a deadly-broken heart
But I had to struggle
To survive out of the darkness
(S)He tried to put me down
And now I realize that
I am never a loser
Because I had lived
To the fullest of my love
And (s)he would never
Rest in peace
That's what I never want
But we have to pay
For our bad deeds
Poor him (her) and Poor the world
Those who love to break
Hearts of those who love
Them to the fullest."

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Tôi mặc suite

Ở Ấn độ, Saree được xem là trang phục truyền thống (theo tôi, đó là một trang phục truyền thống tuyệt đẹp - chỉ thua áo dài Việt Nam có một chút xíu thôi - hehehehehehehehehe - cái này gọi là mèo khen mèo dài đuôi ấy mà.)

Tuy nhiên, đối với những bé gái hay những thiếu nữ chưa chồng ở Ấn độ thì trang phục suite lại thông dụng hơn do tính gọn nhẹ, tiện lợi của nó.

Suite gồm có 3 phần: áo dài phủ mông (có khi dài qua đầu gối; có khi trông giống như một cái áo đầm, quần dài (có thể rộng thùng thình; có thể ôm sát bắp chân) và khăn choàng ton sur ton về màu sắc với quần và áo.Có khi một bộ có màu quần và màu áo khác nhau (ví dụ: áo hồng, quần xanh) thì khăn choàng buộc phải có cả hai màu (ví dụ hồng, xanh) để cho ton sur ton.

Các cô gái chưa chồng thường mặc suite và chỉ mặc saree vào các dịp lễ hội. Tuy nhiên một khi đã lên "xe bông" thì họ buộc phải mặc saree. Suốt vài tuần lễ sau đám cưới, họ cũng phải mặc saree mọi lúc mọi nơi. Sau vài tháng "dập mật" thì họ có thể mặc suite cho gọn gàng, đặc biệt là những phụ nữ công sở, nghĩa là những người có công ăn việc làm.

Dưới đây là bộ suite mà dân làng Dumri, huyện Giridih, tỉnh Jharkhand, Ấn độ cho tôi mượn mặc trong suốt thời gian tôi tá túc tại làng này.

Ảnh chụp từ sân thượng ngôi nhà mà tôi được ngủ ké.


Sân thượng

Sân thượng

Đồng cỏ sau lưng ngôi nhà

Cùng hai cô cháu gái của chị chủ nhà.

Ai đứng nơi bóng dừa??
Tạo dáng để chụp ảnh ở vườn sau.
Ngôi nhà được chụp từ vườn sau
Hình chụp cùng chị chủ nhà, một y tá độc thân.


Chú Đại Bi


Ở Bồ Đề Đạo Tràng, tôi có dịp "tám" với tăng ni và Phật tử Việt Nam. Có đoàn Phật tử ở lại đây hơn 2 tháng để tu tập. Đó là đoàn Phật tử  tá túc ở chùa Độ Sanh do sư cô Tuệ Mỹ (Chùa Kim Liên, Sài Gòn) dẫn đầu. Đoàn họ đi hơn 30 người và 5 người này ở lại hơn 2 tháng để tu.

Các sư cô và nhóm Phật tử tá túc ở chùa Độ Sanh.

Họ bảo với tôi rằng đoàn của họ gặp biết bao trắc trở trên đường đến đây. Có lần tưởng lỡ chuyến bay. Lúc ấy run quá nên cả đoàn hợp lực đọc chú Đại Bi. Mỗi khi gặp trở ngại thì mọi người lại đọc chú Đại Bi; vậy là mọi chuyện đều suông sẻ.

Không hiểu chú Đại Bi có công dụng gì mà mọi người "tín ngưỡng" đến thế nhỉ? Bạn nào biết thì giải thích giùm tôi với nghen!

Ngoài ra, sư cô Viên Tâm, người Na uy, xuất gia ở Mỹ và tu ở đó 6 năm; sau đó, du học ở Đài Loan 10 năm, kể rằng: Khi cô trốn gia đình ở Na Uy để qua Mỹ xuất gia, cô chỉ được visa 3 tháng ở Mỹ thôi. Nhưng cô ở luôn...................... 6 năm; toàn là ở trong chùa nên không ai kiểm tra cả. Lúc ra sân bay để về Na uy, cô lẩm nhẩm chú Đại Bi và không hiểu sao.......cái thằng cha hải quan cho Cô qua cửa luôn mà không thèm hỏi lấy một câu. Cô cười ngất và bảo: Chắc bọn hải quan lúc ấy bị che mắt hay sao ấy mà không thấy cái visa 3 tháng của cô? Thật kỳ lạ các bạn nhỉ?

Chỉ dịp này đến Bồ Đề Đạo Tràng, tôi mới được biết đến chú Đại Bi ấy chứ, trước giờ có biết đâu!

Có sư cô giải thích rằng: Khi nỗi lo sợ của con người lên cùng cực, người ta đem hết tâm tư gửi vào bài chú hoặc người ta không còn đường nào khác, ngoài việc dựa vào bài chú, nghĩa là đọc chú với toàn bộ lòng thành kính và tin tưởng thì...................... tự nhiên đạt được như ý muốn.

Không biết giải thích như vậy là đúng không? Dưới đây là toàn bộ bài chú Đại Bi để  bạn nào quan tâm thì có thể học thuộc lòng rồi khi gặp tình huống gian nguy thì đặt toàn lòng thành vào ấy mà đọc. Bạn nào làm thử mà thấy kết quả (dù xấu hay tốt) thì phản hồi cho mọi người biết với nghen!!!!

Đây là Bài Chú Đại Bi (Khi gõ bài chú này, tôi kiểm tra chính tả nhiều lần và so sánh đến hai quyển sách để chắc chắn là không bị sai chính tả bởi tôi nghĩ bài chú mà bị viết sai chính tả thì đọc lên hết..........linh nghiệm hehehehehe)
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)

Thiên thủ, thiên nhãn, vô ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni.
Nam Mô hắc ra đát na, đá ra dạ ra.
Nam Mô a rị gia bà lô kiết đế,
Thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da
Ma ha tát đỏa bà da
Ma ha ca lô ni ca da
Án tát bàn ra phạt duệ
Số đát na đát tỏa
Nam Mô tất kiết lật đỏa
Y mông a rị da
Bà lô kiết đế
Thất Phật ra lăng đà bà
Nam Mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đa sa mế
Tát bà a tha, đậu du bằng, a thệ dựng
Tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà dà
Ma phạt đạt đậu, đát điệt tha
Án a bà lô hê
Lô ca đế, ca ra đế
Di hê rị
Ma ha bồ đề tát đỏa
Tát bà tát bà, ma ra ma ra
Ma hê ma hê, rị đà dựng
Cu lô cu lô, kiết mông
Độ lô độ lô, phạt xà da đế
Ma ha phạt xà da đế
Đà ra đà ra, địa rị ni
Thất Phật ra da, dá ra dá ra
Mạ mạ, phạt ma ra
Mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na,
A ra sâm, Phật ra xá lợi
Phạt sa phạt sâm,Phật ra xá da,
Hô lô hô lô ma ra
Hô lô hô lô hê rị
Ta ra ta ra
Tất rị tất rị, tô rô tô rô
Bồ đề dạ, bồ đề dạ
Bồ đà dạ, bồ đà dạ
Di đế rị dạ, na ra cẩn trì
Địa rị sắc ni na
Ba dạ ma na, ta bà ha.
Tất đà dạ, ta bà ha
Ma ha tất đà dạ, ta bà ha
Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha.
Na ra cẩn trì, ta bà ha
Ma ra na ra, ta bà ha
Tất ra tăng, a mục khê da, ta bà ha
Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha
Giả kiết ra, a tất đà dạ, ta bà ha
Ba đà ma, yết tất đà dạ, ta bà ha
Na ra cẩn trì, bàn đà ra dạ, ta bà ha
Ma bà lợi, thắng yết ra dạ, ta bà ha
Nam Mô hắc ra đát na, đá ra dạ da
Nam Mô a rị da, bà lô yết đế
Thước bàn ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô, mạn đà ra, bạt đà dạ, ta bà ha (3 lần)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Tình hình vật giá ở Bồ Đề Đạo Tràng


E hèm, đọc báo thấy xăng ở Việt Nam LẠI tăng giá. Thương cho bà con mình phải sống trong cảnh “co thắt bao tử” và hồi hộp từng phút vì không biết khi nào lại bị lên lương (vì mỗi lần lương lên là mỗi lần giá tăng, thậm chí lương chưa lên mà giá đã tăng.) Bài liên quan

Giận cho kẻ nào tạo ra tình huống đau lòng này cho bà con quá đi thôi!!!!

Dưới đây là bảng vật giá ở Bồ Đề Đạo Tràng. Main Temple ở Bồ Đề Đạo Tràng được xếp vào di sản văn hóa thế giới nên hằng năm du khách và người hành hương lũ lượt kéo về. Dĩ nhiên nơi đây trở thành địa điểm dành cho du khách. Do đó tôi ghi ra mức giá để bà con so sánh với mức giá mà bà con có ở Việt Nam nhé!!!!

Lưu ý: một đô la Mỹ tương đương 50 rupees Ấn độ (tiền Ấn độ ký hiệu là Rs)

Rau củ quả:

  • Khoai tây: Rs 10/kg
  • Cà chua:  Rs 10/kg
  • Đậu cô ve xanh: Rs 10/kg
  • Cà rốt: Rs 10/kg
  • Bắp cải to: Rs 10/kg (bắp nhỏ Rs 2-5)
  • Bông cải súp lơ trắng Rs 10/bông
  • Rau dền: Rs 5-10/kg
  • Mướp: Rs 20/kg
  • Khổ qua: Rs 20/kg
  • Dưa leo: Rs 15-20/kg

Ở Ấn độ, có một điều vui là mỗi khi lặt rau thì bà con vừa lặt vừa bắt sâu. Vì sao? Dân Ấn độ ít sử dụng thuốc trừ sâu hay hóa chất hay sao ấy mà rau cải nhiều sâu lắm; ngoài ra lại hay héo và nhìn không được to đẹp như ở Việt Nam hay Trung Quốc đâu! Hèn chi mà các tăng ni Việt Nam qua đây du học hay bảo: Phải tranh thủ ăn nhiều rau củ quả ở Ấn độ mới được!

Trái cây:

  • Nho xanh: Rs 50/kg
  • Quýt: Rs 30-40/kg
  • Dưa hấu: Rs 15/kg
  • Chuối quả to: Rs 20-25/ 12 quả

Nho xanh và quýt.


Các món khác:

  • Trứng vịt: Rs 90-100/30 trứng
  • Mì xào (Chownmin) Rs 10/ suất ăn cho một người (còn gọi là half); có trứng Rs 15
  • Samosa (bánh chiên nhân khoai tây) Rs 3
  • Ăn sáng kiểu Ấn (2 cái bánh chappati + khoai tây nấu cà ri + cà chua cắt nhỏ) Rs 10
  • Trà sữa Ấn Rs 5-10
Dĩa mì xào có giá Rs 10

Ngày 24/3/2012, tôi xách túi đi chợ và mua  1 bắp cải to Rs 10;1 bông cải trắng Rs 10; 1 ký cà chua Rs10; nửa ký cà rốt Rs 5; nửa ký đậu cô ve Rs 5; 1 ký khoai tây Rs 8. Tất tần tuật chưa đến 1 đô Mỹ. Quả thật là rẻ đến mức không thể nào rẻ hơn được nữa! Các nước  như Lào và Campuchia không thể nào có giá như thế được  các bạn nhỉ!!!!

Một đô Mỹ cho tất cả. Mại dô mại dô!!!!

Ở Việt Nam, khi ra chợ mà cái bọn thương buôn hay tiểu thương bán đắt quá, bà con hãy chỉ vào mặt họ và nói: “Mấy bà mà bán đắt quá, tôi đi qua Ấn độ mua.” (hehehehehehehehehe)

Ở Ấn độ, khi mua hàng hóa có bao bì hay đóng chai/hộp thì thường trên bao bì có ghi luôn cả giá cả (cái này là thống nhất trên toàn đất Ấn- thật đỡ cho du khách vì khó mà nói thách họ được.) Tuy nhiên giá địa phương thường lại rẻ hơn giá bao bì cơ. Vì thế muốn được giá địa phương thì các bạn trả rẻ xuống 10%. Họ sẽ đưa giá bao bì ra cho bạn xem; bạn cứ mặc kệ và trả giá rẻ xuống (hên xui, có khi họ bán, có khi không) Tuy nhiên, nếu thương dân Ấn độ thì bạn cứ trả y giá bao bì cho họ thêm thu nhập (hehehehehe.)

Gói bột Masala (ngũ vị hương) này có giá Rs 16
Hủ bơ đậu phộng này có giá Rs 149
Chai tương ớt xanh này có giá Rs 32
Àh, cái GDP (thu nhập bình quân đầu người) của Ấn độ là hơn USD 3.000/năm, còn Việt Nam là hơn USD 2.000/năm. Vậy mấy thằng Việt Nam coi vậy mà chơi sang quá hén!!!!

Holi Festival ở Ấn độ

Do tôi làm biếng ghi chú lại ý nghĩa của lễ hội nên mọi người chịu khó vào đường dẫn này 

Đó là bài phóng sự ảnh cũng của lễ hội này. Dưới đây là những bức ảnh khác mà tôi chụp được trong lễ hội ấy nghen các bạn!!!

Tôi được cho mượn bộ saree này mặc để tham gia lễ hội cùng dân làng. Bức ảnh này được chụp trước khi tôi "ló đầu" ra ngoài đường ấy.


Căn nhà đầu tiên trong làng mà tôi viếng thăm.

Càng đi thì mặt càng bê bết màu.
Vị này là giáo sư đại học; nhân dịp lễ hội về thăm làng.

Tôi đi đâu cũng được dân làng mời ăn uống cả nên chỉ cần dạo một vòng là tôi no bụng hehehehe! Do đó, tôi yêu lễ hội này vô cùng!!!!!!

Cái giá phải trả cho một chầu no bụng là cả quần áo lẫn mặt mày đều bê bết màu thế này. May là buổi chiều, người ta không dùng súng bắn màu nước mà chỉ bôi bột màu thôi đó!

Tập ngồi thiền


Có thể ngồi kiết già, nghĩa là bàn chân trái đặt trên bắp chân phải, bàn chân phải đặt trên bắp chân trái.

Cũng có thể ngồi bán già, nghĩa là bàn chân trái đặt trên bắp chân phải HOẶC bàn chân phải phải đặt trên bắp chân trái.

Nếu không ngồi được hai tư thế trên, có thể ngồi theo lối người Nhật, nghĩa là hai gối song song, hai sống bàn chân úp xuống làm nơi nương tựa cho thân hình. Với một chiếc gối kê gọn dưới sống hai bàn chân, ta có thể ngồi yên trong tư thế đó hơn một giờ rưỡi.

Tuy nhiên, ai cũng có thể tập ít nhất là tập ngồi theo tư thế bán già. Ban đầu có hơi đau, nhưng độ vài tuần lễ thì ít đau. Khi đau thì đổi tư thế đi, hoặc đổi vị trí các bàn chân cho nhau.

Trong trường hợp kiết già hay bán già, ta nên kê dưới mông một cái gối, để cho hai đầu gối chúc xuống, như vậy là ta có ba điểm tựa; có thể ngồi như vậy rất vững chắc.

Sống lưng ta phải giữ cho thật thẳng, đây là một điều quan trọng. Đầu và cổ giữ thẳng theo sống lưng, thật thẳng nhưng không cứng ngắt như gỗ. Mắt nhìn xuống, khoảng hai mét về phía trước. Miệng giữ nụ cười hàm tiếu.

Bây giờ ta bắt đầu theo dõi hơi thở của ta, và cũng bắt đầu buông thả mọi bắp thịt trong người. Chỉ giữ xương sống thật thẳng và theo sát hơi thở. Còn bao nhiêu thứ còn lại hãy buông thả, buông thả hết.

Muốn buông thả những bắp thịt chằng chịt trên mặt, những bắp thịt co lại vì âu lo, cáu kỉnh, sợ hãi hay buồn phiền, ta hãy gọi về trên môi nụ cười hàm tiếu, nụ cười chớm nở. Nụ cười tới thì các bắp thịt kia bắt đầu được buông thả. Ta duy trì nụ cười ấy càng lâu càng quý. Đó là nụ cười mà ta thấy nở hoài trên mặt Phật.

Tượng Phật trong chánh điện ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya.) Ấn độ.

Ta đặt lòng bàn tay trái ngửa ra trong lòng bàn tay mặt. Ta buông thả mọi bắp thịt trong bàn tay, trong ngón tay, trong cánh tay, trong bắp chân. Hãy để cho tất cả trôi đi, như những dây rong rêu trôi theo dòng nước trong khi tảng đá dưới nước vẫn nằm yên bất động. Chỉ giữ lấy hơi thở và nụ cười hàm tiếu trên môi.

Những ai mới bắt đầu tập thiền thì nên tập ngồi từ hai mươi phút đến nửa giờ. Trong thời gian đó nên thực tập sự nghỉ ngơi toàn vẹn. Kỹ thuật của sự nghỉ ngơi này được tóm tắt trong hai tiếng: nắm giữ và buông thả. Nắm giữ hơi thở và buông thả tất cả những gì còn lại. Buông thả tất cả bắp thịt trong châu thân. Trong vòng 15 phút có thể đạt đến sự tĩnh lặng và an lạc. Duy trì trạng thái tĩnh lặng và an lạc ấy.

Có người xem việc ngồi thiền như một cực hình, muốn cho thời giờ qua mau để nằm nghỉ. Trong trường hợp này, ta thấy “đương sự” chưa biết ngồi thiền. Biết ngồi thiền thì tự khắc tìm thấy sự khỏe khoắn và an lạc ngay trong tư thế ngồi. 

Trích sách “Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức.” Tác giả: Nhất Hạnh. Nhà xuất bản: Lá Bối. Xuất bản năm 1991. Trang 55-58.

Tập thở


1. Tuy thở ra thở vào là việc làm của phổi, tức là của ngực, nhưng không phải vì thế mà bụng không có tham dự. Sự lên xuống của bụng hòa nhịp với sự lên xuống của ngực. Ta nhận thấy khi ta bắt đầu thở vào thì bụng bắt đầu lên cao. Nhưng khi hơi thở vào đi được khoảng hai phần ba con đường của nó thì bụng bắt đầu xuống bớt.

2. Tại sao? Ở giữa ngực và bụng có một màn ranh giới gọi là hoành cách mạc. Khi ta thở vào đúng phép, ta đùa không khí vào phần dưới của phổi trước khi ta thở đẩy phần trên của phổi. Khi phần trên của phổi có không khí vào đầy, thì phổi đẩy hoành cách mạc xuống dưới do đó bụng ta bắt đầu lên cao. Khi ta thở đầy phần trên lá phổi, ngực ta căng đầy và do đó bụng ta bắt đầu xuống bớt.

3. Vì vậy cho nên người xưa hay nói, hơi thở bắt đầu từ rốn và chấm dứt ở chót mũi.

Đối với người mới tập, tư thế nằm ngửa rất thuận lợi. Phải để ý là không nên cố gắng thở dài tới mức tối đa. Làm như thế có thể nguy hiểm cho phổi, nhất là trong trường hợp phổi yếu vì chưa bao giờ tập thở. Ban đầu, người hành giả nên nằm xuống, hai tay xuôi theo hai chân, đầu không gối, trên một mặt phẳng hay hơn là trên nệm. Buông thả tay chân cho thư thái. Thở vài hơi tự nhiên rồi khởi sự chú ý đến hơi thở ra, xem nó dài bao nhiêu. Có thể đếm thầm trong trí: một, hai, ba……sau vài lần như thế, ta biết được “chiều dài” của hơi thở ra; ví dụ chiều dài ấy là 5. Bây giờ ta dự tính thêm vào 1 hay 2 nữa để cho hơi thở ra của ta dài tới 6 hay 7. Thế là lần này khi thở ra, ta bắt đầu đếm từ 1 đến 5. Đến 5, thay vì chuẩn bị thở vào, ta cứ tiếp tục thở ra thêm 1 hay 2, đếm tiếp là 6,7. Như vậy có nghĩa là đem thêm không khí dơ trong phổi ra ngoài. Xong rồi ta buông thả, để hai phổi ta tự động đưa không khí trong lành vào. Chúng đưa vào bao nhiêu không khí thì đưa, mình không nên cố gắng. Cố nhiên là “chiều dài” của hơi thở vào sẽ ngắn hơn “chiều dài” của hơi thở ra. Nhưng ta nên đếm thầm để biết nó dài bao nhiêu.

Người mới tập nên tập như thế trong nhiều tuần, trong khi thở nên ý thức được mình đang thở và ý thức được chiều dài của hơi thở vào và ra. (Nếu có chiếc đồng hồ trong phòng có sẳn nhịp tíc tắc chậm thì ta cũng có thể sử dụng nhịp ấy làm nhịp đếm.) Trong khi đi bộ, đứng ngồi, nhất là ở những nơi thoáng khí, ta nên thực tập như thế. Khi đi bộ, ta nên dùng bước chân để đếm, rất tốt.

Chừng một tháng sau, khoảng cách giữa chiều dài hơi thở vào và chiều dài hơi thở ra sẽ rút ngắn lại. Bây giờ ta có thể cho hai hơi thở ra và vào bằng nhau, nghĩa là nếu thở ra 6 thì thở vào cũng 6. Tuy nhiên nếu thấy hơi mệt thì nên dừng lại. Nếu không mệt, ta cũng nên thực tập có giới hạn. Ví dụ từ mười đến hai mươi hơi thở. Khi thấy hơi mệt, ta phải thở lại bình thường. Sự khỏe mệt là hai tiêu chuẩn rất tốt, nó báo hiệu ta nên nghỉ hay có thể tiếp tục.

Khi đếm, ta có thể dùng con số hay dùng mệnh đề ta ưa thích. Ví dụ nếu đó là số 6, ta có thể dùng mệnh đề: “hiện hữu quanh tôi mầu nhiệm” hay “tâm tôi thanh tịnh an lạc.” Nếu đó là số 7, ta có thể dùng mệnh đề: “tôi bước từng bước trên trái đất” hay “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,”……Khi đi bách bộ, mỗi tiếng nhịp theo một bước chân.
Hơi thở phải thật nhẹ nhàng, đều đặn, trôi chảy tiếp nối như một lạch nước trôi trên cát mịn. Hơi thở phải thật im lặng, im lặng đến nỗi người ngồi gần cũng không nghe thấy mình thở. Hơi thở nên uyển chuyển như một dòng sông, một con rắn nước đang bò, chứ không thể như một dãy núi lởm chởm hay như nhịp phi của một con ngựa.

Chủ động được hơi thở của mình tức là chủ động được thân tâm mình. Mỗi khi tâm thức tán loạn mà ta khó dùng những biện pháp khác để nhiếp phục thì phương pháp quan sát hơi thở phải được đem ra áp dụng.

Nếu thấy phương pháp quan sát hơi thở hơi khó thì có thể thay bằng phương pháp đếm hơi thở. Thở vào đếm một, thở ra đếm một. Thở vào đếm hai, thở ra đếm hai. Thở cho đến hơi thứ mười thì bắt đầu quay lại số một. Trong lúc thở như thế, sự đếm số là sợi dây buộc tâm vào hơi thở. Ban đầu, đếm là để chú ý, kẻo nếu không chú ý thì đếm lộn. Cột được tâm vào sự đếm rồi thì bắt đầu bỏ sự đếm mà quan sát hơi thở.

Mới ngồi xuống để thiền định, sau khi điều chỉnh tư thế ngồi, liền điều chỉnh ngay hơi thở. Ban đầu thở tự nhiên, rồi làm cho hơi thở dịu dần, êm dần, lắng dần, sâu dần và dài dần. Trong suốt thời gian từ khi ngồi xuống cho đến khi hơi thở trở nên im lặng, sâu thẳm, có thể ý thức được tất cả những gì đang trải qua.

“Tôi đang thở vào và biết rõ là tôi đang thở vào. Tôi đang thở ra và biết rõ là tôi đang thở ra. Tôi đang thở vào một hơi ngắn và biết rõ ràng là tôi đang thở vào một hơi ngắn. Tôi đang thở ra một hơi ngắn và biết rõ ràng là tôi đang thở ra một hơi ngắn. Tôi đang thở vào một hơi dài và biết rằng tôi đang thở vào một hơi dài. Tôi đang thở ra một hơi dài thì biết rằng tôi đang thở ra một hơi dài. ………”(Kinh Quán Niệm)
 
Trích sách “Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức.” Tác giả: Nhất Hạnh. Nhà xuất bản: Lá Bối. Xuất bản năm 1991. Trang 34-39

Bài liên quan: Tập ngồi thiền 

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Vì sao người ta lạy Phật?


Thứ nhất, lạy Phật là nhớ ân đức của Phật. Nhân hình tượng của Ngài, gợi cho người ta nhớ đến ân đức lớn lao: Ngài đã tìm đường giác ngộ, thấu tột chân lý giải thoát đau khổ trong sanh tử và đem chỉ dạy lại cho mọi chúng sanh. Do đó, người ta lạy Phật là để tỏ lòng biết ơn vô hạn. Song lễ Phật vốn do tâm thành, có tâm chí thành thì mới cảm sâu với Phật.

Thứ hai, lạy Phật là để nhắc người ta nhớ lại Đức Phật nơi mình. Phật cũng là hình tướng một con người do tu hành mà thành Phật; mình cũng là con người thì mình cũng có khả năng tu hành giác ngộ thành Phật. Mình cũng có một Đức Phật trong lòng đâu thiếu thốn gì, đâu thể cam chịu tối tăm làm chúng sanh mãi mãi. Đó là đem lại niềm tin mạnh để mọi người vươn lên, chuyển hóa con người xấu ác, xóa tan mặc cảm tội nghiệp sâu dày nhận chìm con người trong tội lỗi.

Trích từ sách: “Đức Phật là Vị Thầy dẫn đường.” Tác giả: Thích Thông Phương, Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Nhà xuất bản: Hội Thiền Học Việt Nam. Xuất bản năm 2003. Trang 15-18.


Ah thì ra là thế! Hèn chi ở Bồ Đề Đạo Tràng, người ta đến lạy Phật quá trời. Mỗi lần là lạy 100.000 ngàn lạy (một trăm ngàn lạy đấy nhé!!!!) Đặc biệt là các sư Tây Tạng (sau này mọi người từ tăng ni các nước đến Phật tử khắp nơi) năm nào cũng đến đây và mỗi vị lạy đủ 100 ngàn lạy rồi mới về (mất cả tháng trời chứ không ít đâu nhé!!!!)

Có lần tôi đang ngồi……….ngắm mọi người lạy Phật (lạy kiểu Tây Tạng ấy nhé!! Nghĩa là nằm dài ra ván luôn đấy!) thì mấy du khách người Ấn độ đi ngang qua, dừng lại, chỉ vào mấy người đang lạy và hỏi tôi: “Bọn họ đang làm gì thế??” Tôi bảo: “Bọn họ đang lạy chứ còn làm gì nữa?” (hehehehe, hỏi thế cũng hỏi?). Mấy tên du khách bảo: “Bọn tao là đạo Hồi, mỗi ngày lạy 4 lần.” Tôi bảo: “Còn những người kia mỗi lần lạy 100.000 lạy.” Mấy thằng Hồi giáo trợn trừng mắt lên: “Thiệt hả?” “Dĩ nhiên rồi.” Bọn họ há hốc mồm ra mà bước đi (chả biết có thằng nào tông nhầm cây cột nào không nữa????)

Lạy Phật kiểu Tây Tạng.

Thế nào là một người đẹp theo quan điểm Phật giáo?


Có một câu chuyện thời Phật:

Ở nước Câu Lưu có vị Bà La Môn làm quốc sư. Ông ta có bảy cô con gái rất đẹp, và đã đánh cá với người bạn tên Phân Nho Đạt rằng khi ông dẫn bảy cô gái vào thành cho mọi người xem, nếu có ai chê xấu thì ông thua 500 tiền vàng; nếu không ai chê thì Phân Nho Đạt thua 500 tiền vàng.

Họ dẫn bảy cô gái đi khắp nước trong 90 ngày. Không ai chê nửa lời.

Nghe Đức Phật ở tinh xá Kỳ Hoàn, hai ông dẫn bảy cô đến gặp Phật và thưa:

- Ngài hay dạo khắp các nước, Ngài đã từng thấy có những người con gái xinh đẹp như vầy chưa?

Phật đáp:

- Có gì là đẹp đâu?

Vị Bà La Môn nói:

- Toàn nước không ai chê con tôi, sao Ngài lại chê?

Phật bảo:

- Người đời họ xem cái đẹp của 5 căn, 5 cảnh (thuộc hình dáng bên ngoài) cho là đẹp. Còn Ta, Ta cho cái thân chẳng tham trơn láng, cái miệng chẳng nói lời ác, cái tâm chẳng nghĩ điều ác, mới là đẹp vậy!

Trích từ sách: “Đức Phật là Vị Thầy dẫn đường.” Tác giả: Thích Thông Phương, Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Nhà xuất bản: Hội Thiền Học Việt Nam. Xuất bản năm 2003. Trang 95-96.

Úi giờ, thì ra muốn làm người đẹp chả có gì là khó cả các bạn nhỉ????????




Đạo Phật đơn giản đến thế kia à!!!!


Đơn giản như thế nào????????????????????????????

Đó là để tránh nhân đau khổ, đi trên đường an vui hạnh phúc, chúng ta CHỈ CẦN giữ gìn 5 giới và tu 3 nghiệp lành.

Năm giới:

1. Mình quý mạng sống của mình, người cũng quý mạng sống của người, nên không được giết hại mạng sống của người.

2. Mình quý của cải của mình không muốn ai lấy, người cũng quý của cải của người, nên không được trộm cướp của người đem về mình.

3. Mình muốn gia đình mình an vui hạnh phúc, người cũng muốn gia đình người an vui hạnh phúc, nên không được tà dâm, sống ngoại tình làm tan vỡ hạnh phúc gia đình người.

4. Mình không muốn ai lường gạt mình, người cũng không muốn ai lường gạt họ, nên không được nói dối, lường gạt người.

5. Để giữ gìn tư cách sáng suốt, tránh những bệnh hoạn hiểm nghèo, nên không được uống rượu say sưa và hút á phiện xì ke, ma túy.

Ba nghiệp lành:

1. Thân luôn làm điều lành, điều tốt.

2. Miệng luôn nói điều lành, điều tốt.

3. Ý luôn nghĩ điều lành, điều tốt.

Trích từ sách: “Đức Phật là Vị Thầy dẫn đường.” Tác giả: Thích Thông Phương, Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Nhà xuất bản: Hội Thiền Học Việt Nam. Xuất bản năm 2003. Trang 93-95
Trời mẹ ơi, đạo Phật đơn giản đến thế mà sao đến giờ này mình mới nhận ra ấy nhỉ???



Thirty-Seven Practices of Bodhisattvas



Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Tôi mặc saree

Saree là trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn độ và một số nước xung quanh. Trang phục này gồm có 3 phần: áo con (cũng là áo ngực), quần váy và khoảng 5 mét vải quấn xung quanh che đi những đường cong tuyệt đẹp trên cơ thể nữ giới. Miếng vải 5 mét này cũng được dùng làm khăn che đầu và cũng là nơi đựng tiền (người Ấn độ cột tiền vào chéo áo ấy mà!) Khi nào các bạn đến Ấn độ, nhất định phải tìm cho ra cơ hội khoác vào người bộ saree, các bạn nữ nhé!!!

Dưới đây là bộ Saree mà người dân làng Golpamath, huyện Durgapur, tỉnh West Bengal cho tôi mượn mặc chụp hình sau một đêm ngủ ké ở ngôi đền của đạo Hindu trong làng.

Hình chụp trước cửa một ngôi nhà trong làng.

Hình chụp cùng trẻ con trong làng trước cửa đền thờ thần Kaliman (nơi tôi ngủ qua đêm.)

Bên trong ngôi đền.

Thần khỉ Hanuman- chắc chắn người Việt Nam nào cũng biết vị thần này các bạn nhỉ?

Hình chụp cùng một vị Sadhu (tu sĩ đạo Hindu.)

Cùng phụ nữ trong làng
Bò 5 chân ở Ấn độ; con bò này được xem như một vị Thánh.


Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Bí kíp đi du lịch bụi ở Ấn độ (Phần 1)

Bí kíp đi bụi ở Ấn độ (Phần 2) - Đặc biệt dành cho nữ giới  
Bí kíp đi bụi ở Ấn độ (Phần 3): Đi bụi bằng tàu lửa
Từ Sài Gòn đi Nam Ấn vừa nhanh vừa rẻ
Những bang khó chịu nhất Ấn độ
Đi Ấn độ thì không cần mang hành lí gì đâu nha mọi người!
Lưu ý khi đi Ấn độ theo nhóm và trong thời gian vài tuần   
Bí kíp để chui vào bụi đi ị ở Ấn độ và khu vực Terai, Nepal
Kinh nghiệm giấu tiền của tôi. 
How to avoid scams with taxis and rickshaws at the airports and at the train stations 


 Nên mang theo hình chụp của gia đình mình bởi vì người dân Ấn độ rất quan tâm đến việc xem hình gia đình của bạn (đặc biệt là khi bạn ở trong nhà họ.)

Nước uống: có thể uống từ các máy bơm như dân địa phương (nhưng cần có thời gian để quen dần; lúc mới đến nên uống nước đóng chai trước, sau từ từ uống nước này; nếu muốn ở trong dân thì cần tập quen dần với việc uống nước từ máy bơm bởi vì dù bạn không uống thì khi viếng thăm nhà họ hay ở chung với họ, họ cũng mời bạn uống loại nước này); không uống nước từ giếng trời, từ vòi (không có hệ thống lọc) hay từ ao (người dân Ấn độ bảo với tôi như thế)

Giếng trời

Máy bơm nước


Thức ăn: Lạ một điều là đa số những du khách bị ngộ độc thực phẩm ở Ấn độ là toàn sau khi ăn ở các nhà hàng lớn??????????? Phương châm của tôi là cứ ăn ngoài đường (tôi ăn mãi mà đến giờ vẫn bình an vô sự.) Lý do: khi ăn ngoài đường thì bạn có thể nhìn thấy họ xào nấu và đảm bảo thức ăn mà mình sắp ăn vừa được nấu xong, chứ ăn ở các nhà hàng thì bó tay. Làm sao biết được họ có sử dụng thức ăn cũ hay không? (Dễ gì các bạn được vào bếp mà ngó ngiêng kia chứ!)
 

Quán ăn vỉa hè.


Cần hiểu tính cách của người Ấn độ để không………….ghét họ và để có thể sống dung hòa cũng như mua bán với họ. Đó là họ rất linh động (flexible) và thích…….ăn gian (nhưng khi bị phát hiện thì…….cười xuề xòa,) giá cả khi lúc này khi lúc khác (cần biết bạn muốn trả bao nhiêu chứ không phải là họ muốn bao nhiêu; khi biết số tiền mình cần trả thì cứ chuẩn bị sẳn tiền lẻ mà đưa, không đôi co với họ vì rất dễ “nổi xung thiên”; nếu họ không chịu thì cất tiền vào túi và bỏ đi, đảm bảo họ sẽ chạy theo đòi (dành cho các lái xe), còn khi mua bán mà lỡ đưa tiền chẳn và họ thối ít hơn thì cứ điềm nhiên lấy thêm hàng (tốt hơn là lấy dư hàng) cho vào túi (ví dụ 1 ký nho là Rs 50 nhưng họ lại đòi 100 và khi bạn mua ½ ký và đưa tờ 100; họ chỉ thối 50 thì bạn cứ điềm nhiên lấy cho vào túi hơn 1 ký – cái này gọi là bên tám lạng bên nửa cân ấy.)

LƯU Ý: TÔI ĐÃ NÓI OAN CHO NGƯỜI ẤN ĐỘ RỒI. DÂN ẤN ĐỘ ÍT KHI NÀO MUA NGUYÊN KÍ LÔ LẮM, THƯỜNG HỌ MUA NỬA KÍ HOẶC 250 GRAM THÔI. DO ĐÓ VIỆC NÓI GIÁ TIỀN ĐÃ TRỞ THÀNH THÓI QUEN CỦA HỌ. DÙ BẠN HỎI GIÁ 1 KÍ NHƯNG DO THÓI QUEN HỌ NÓI GIÁ 500 GR VÀ KHI BẠN MUA 1 KÍ, ĐẾN LÚC TÍNH TIỀN DĨ NHIÊN LÀ GIÁ TIỀN TRỞ THÀNH GẤP  ĐÔI. NHIỀU NGƯỜI VIỆT NAM TỨC TỐI VỤ NÀY LẮM VÀ LUÔN NGHĨ LÀ MÌNH BỊ LỪA.

Họ hay cho qua vụ thối tiền nên cần lưu ý nhắc họ; dưới Rs 10 hay bị họ “xí xóa” bằng cách nói: “OK” lắm nhưng nếu làm mặt lì, đòi thì họ vẫn đưa.

Trả giá với người Ấn độ: nhớ áp dụng câu nói: “Quân tử nhất ngôn là quân tử…….DẠI.” Khi trả giá mà họ chịu bán nhưng bạn cảm thấy mình bị hớ thì bạn không cần mua, cứ trả giá thấp hơn. Bạn có thể nói: “Tôi đổi ý rồi. Giá này mới mua.” Cái hay của người Ấn độ là ở chỗ ấy: Họ cứ đổi ý xoàn xoạt nên các bạn cứ tâm niệm: “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại” khi ở Ấn độ. Vì thế chả có việc gì phải xấu hổ khi không mua hàng với giá mình đã trả. Hehehehehe.

Người dân Ấn độ có vẻ không giỏi làm phép tính toán lắm, kể cả những phép cộng đơn giản; cho dù họ ghi các con số ra giấy rồi, mà cộng lại vẫn sai. Vì thế, nếu mua cùng lúc nhiều món, bạn phải tự nhẩm tính trong đầu để xem số tiền mình cần trả có đúng hay không nhé!!!! (Nếu không về nhà có thể tức điên vì nghĩ rằng mình LẠI……..bị lừa)

Không mặc quần áo chỉ thuần một màu, đặc biệt là màu trắng. Lý do: sự đa dạng về sắc tộc, tôn giáo, tập quán ở Ấn độ là rất lớn. Có những điều bạn được phép làm ở nơi này nhưng khi qua nơi khác thì bị cấm. Thường quần áo thuần một màu có thể là trang phục của tu sĩ của một tôn giáo nào đó; nên khi ăn mặc như thế họ có thể lầm tưởng bạn giả dạng người của tôn giáo họ; họ có thể vì đạo mà………hành quyết bạn đấy! Chuyện này không đùa đâu, cách đây mấy năm ở Varanassi có sư cô Việt Nam bị cắt cổ rồi đấy, tiền và điện thoại vẫn còn nguyên.

Trình độ móc túi của bọn ăn cắp ở Ấn độ thuộc hàng……tiến sĩ lận đấy! Do đó, các bạn phải cực kỳ cẩn thận khi ở đây. Tuy nhiên, do chúng ta là người Việt Nam mà, nên nếu để bị móc túi ở Ấn độ thì đúng là “nhục cho quốc sĩ” quá các bạn nhỉ?

Nên mang theo ống khóa nhỏ để khóa cửa phòng khách sạn (không tin ổ khóa của khách sạn đâu nhé) hoặc khóa các ngăn ba lô hay hành lý (ngoài lý do an toàn còn có lý do là nếu không khóa thì các nơi gửi hàng lý ở ga hay sân bay không nhận túi xách của bạn; nếu bạn không có ổ khóa, họ sẽ bắt bạn ra ngoài mua ổ khóa về khóa lại rồi mới cho gửi.)

Nếu đi một mình thì nên mang theo một sợi dây xích (không phải để đánh nhau, mà dùng làm vũ khí cũng tiện nhỉ!! Nếu thế thì nên mang theo bông băng thuốc đỏ để trị thương cho thằng nào xui xẻo ấy nhé!!!hehehehe). Vì sao? Không ai giúp trông chừng hành lý thì bạn xích ba lô vào thanh sắt khi ngủ trên tàu hay khi ngồi ở ga chờ mà muốn đi toilet. Dân Ấn độ cũng cực kỳ yêu thích xách nhầm đồ của người khác lắm đó.

Không nên mang theo nhiều đồ trang sức trang điểm. Ấn độ nổi tiếng với mấy món trang sức, tinh dầu thơm và nến trầm kia mà. Giá cả ở đây lại……..quá rẻ!

Không ăn uống thức ăn hay nước do người mới quen biết trên tàu xe mời. Dân Ấn độ cũng biết đánh thuốc mê nữa đấy nhé!!!!!

Khi vào toilet công cộng hay toilet trên tàu lửa thì nên mở cửa ngó nghiêng trước xem có người ở bên trong không rồi hãy vào. Có thể bọn họ mai phục sẳn bên trong, chờ bạn vào chốt khóa lại thì ra tay.

Một khi đã lên kế hoạch đi Ấn độ thì các bạn nên đi lâu lâu một tí. Có người hỏi tôi đi hai tuần đủ không? Tôi bảo: thà ở nhà hay đi nước khác cho rồi. Lý do: tuần 1 bị ngộ độc thực phẩm nằm liệt giường; tuần 2 bị trễ tàu xe nằm vật vạ ở các nhà ga bến xe. Vậy mất đứt hai tuần chả vui thú tí nào. Đã vậy khi về nhà lại bảo: Tôi căm thù Ấn độ; nhất quyết không có lần thứ hai đâu nhé!!!!

(Ấn độ hay có biểu tình lắm; một khi có biểu tình thì tất cả các phương tiện giao thông công cộng không được phép vận hàng từ 6h sáng đến 6h tối; do đó, tàu xe bị trễ là chuyện thường ngày ở huyện.)

Trong số những quốc gia mà tôi từng đi qua, Ấn độ là quốc gia có mức sống rẻ nhất. Vậy mà không hiểu sao, rất nhiều đòan khách du lịch hay hành hương đến Ấn độ đều bảo rằng du lịch đến Ấn độ cực kỳ đắt đỏ. Muốn biết lý do thì các bạn từ từ kiên nhẫn đọc các bài viết của tôi về Ấn độ, đặc biệt là những bài viết về Bồ Đề Đạo Tràng nhé!!!!! Bí mật này sẽ được tôi từ từ bật mí sau thời gian “nằm vùng” “ăn dầm ở dề” tại Ấn độ. Mà thực ra những lưu ý ở trên cũng đã tiết lộ rất nhiều nguyên do tại sao rồi đấy các bạn ạ!!!!

Ấn độ hay cúp điện và đường phố ít có đèn đường. Do đó khi ra ngoài vào buổi chiều tối cần mang theo đèn pin vừa để rọi vừa để làm vũ khí. Nếu đã từng lần mò trong bóng tối ở những con đường đầy "mìn" của gia súc và đầy ổ gà ổ voi thì bạn mới thấy được giá trị của lời khuyên này.

Dành cho những bạn dễ nổi giận hay nóng tính:

Tôi là một trong số rất hiếm hoi du khách yêu mến đất nước Ấn độ. 95% du khách từng đến Ấn độ căm thù quốc gia này đấy các bạn!!!! Lý do: dân Ấn độ là một dân tộc làm cho bạn “phát điên” hàng ngày. Khi bạn “điên” lên thì họ lại cười hề hề - càng khiến cho bạn bị điên. Tuy nhiên, một khi bạn không còn bị “điên” một cách dễ dàng thì bạn đã học được một trong những phẩm chất quan trọng nhất – đó là tính “kiên nhẫn.” Bạn nào thấy mình không đủ kiên nhẫn thì nên qua đây cho người dân Ấn độ huấn luyện mình nhé!!!! Họ là những người thầy vô cùng tuyệt vời đấy!!!! Hehehehehehe

Dành cho những bạn thất tình hay bi quan trong cuộc sống:

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống của mình quá nhàm chán hay đang buồn đau với một mối tình vừa chợp tắt thì các bạn nên đến Ấn độ.

Theo cảm nhận của tôi, một ngày ở Ấn độ là một ngày lễ hội. Vì sao ư??? Ngoài đường thì đông nghẹt người. Quần áo thì sặc sỡ đủ màu sắc. Âm nhạc thì vui nhộn. Lễ hội diễn ra rất thường xuyên (do đây được mệnh danh là “một quốc gia của các lễ hội” mà lị.) Siêu thị luôn đông nghẹt người (mỗi lần đến siêu thị thì giống như đang có đợt giảm giá ấy.)

Khi ở Ấn độ, bạn chỉ có thể có hai loại cảm xúc: hạnh phúc vui vẻ hoặc “nổi điên.” Nếu ở đủ lâu để người dân Ấn độ rèn cho bạn tính kiên nhẫn thì bạn chỉ cảm thấy vui vẻ khi ở tại quốc gia kỳ lạ này mà thôi!

Lưu ý: Do Ần độ là một quốc gia quá kỳ lạ nên du khách sau khi đến đây thì chỉ có thể hoặc căm ghét nó hoặc yêu mến nó vô cùng, chứ không tồn tại trạng thái lửng lửng ở  giữa đâu các bạn nhé!!!! Hy vọng các bạn sẽ giống như tôi, đứng về phía ít ỏi những người yêu mến quốc gia “quái đản” này khakhakhakhakha.

Dành cho những bạn muốn biết được cảm giác của người nổi tiếng/ siêu sao là như thế nào

Xin vui lòng cứ đến Ấn độ, đặc biệt là ở những nơi ít du khách nước ngoài lui tới. Trời ui, khi phát hiện ra một sinh vật lạ là bạn xuất hiện trong tầm kiểm soát của họ thì trong thời gian rất ngắn cả gia đình, cả dòng họ, cả làng, thậm chí họ điện thoại cho người quen ở các làng gần đó đi xe taxi, đi tuk tuk, đi honda, đi xe đạp, thậm chí chạy bộ đến với mục đích duy nhất là để ngó một sinh vật lạ là bạn mà thôi.

Sau khi nhiều lần trở thành người nổi tiếng bất đắc dĩ như thế thì tôi đâm ra hết ham muốn nổi tiếng rồi các bạn ạ. Không thể tưởng tượng nổi là cả một rừng người xếp hàng đứng trước mặt bạn và ngó lom lom. Lúc đó, bạn chỉ có thể thốt ra duy nhất 1 câu (A Di Đà Phật cho con nghỉ tu trong 1 câu nghen!): Bà mẹ nó!!!!!!!!! hehehe

Mọi cử chỉ hành vi, từ quần áo cho đến hành lý của bạn được săm soi kỹ như đang qua máy quét của hải quan vậy đó. Hehehehe nhưng đối với bạn nào tu thiền và đang trong giai đoạn quán chiếu "không phân biệt tâm" thì nên đến Ấn độ để thử trình độ tu tập của mình đến đâu rồi há há há.


Dành cho nữ giới đi du lịch một mình đến Ấn độ:

Nếu là nữ giới và dám “xăm mình” đi Ấn độ một mình giống như tôi thì hãy chuẩn bị tinh thần rằng có thể bạn là người nữ duy nhất ở nơi nào ấy. Lý do: thường phụ nữ Ấn ít khi ra đường, đặc biệt là đi một mình. Do đó, hãy bước đi hùng dũng như một nữ tướng……….cướp. Ví dụ khi vào quán ăn chỉ toàn bọn đàn ông Ấn độ đang nhìn bạn lom lom và chú ý đến từng cử động của bạn.) Hành động hùng dũng như một nữ tướng………….cướp và không nên tỏ ra e lệ.

Nữ giới khi đi du lịch một mình có nhiều bất tiện; tuy nhiên nếu khéo vận dụng thì những bất tiện ấy toàn là quyền lợi cả. Người Ấn độ quen nhìn cảnh nữ giới lệ thuộc nam giới rồi nên khi nhìn thấy bạn đi một mình, tự nhiên họ sẽ có sự kính nể; đặc biệt là khi bạn có “nội công thâm hậu” (nghĩa là bạn có thể có vẻ ngoài e lệ yếu đuối nhưng sức mạnh nội tâm phải đủ lớn để cho ai ngồi gần hay nói chuyện với bạn phải kiêng dè và họ không nảy ý làm hại bạn.)

Phụ nữ Việt Nam giòng giống con Rồng cháu Tiên, toàn là nữ tướng hoặc nữ tướng…………cướp cả. Nên bạn cứ hiên ngang hùng dũng nhưng……….. thong thả giữa những ánh mắt soi mói của bọn đàn ông Ấn độ (có thể xem họ như cục…..cứt giữa đàng hay fan hâm mộ của bạn vậy khekhekhekhekhe) Dù ở Trung Quốc hay Ấn độ thì những phụ nữ như thế thường thuộc gia đình quyền quý; vì thế hoặc là họ có “nội công” rất cao hoặc có cận vệ xung quanh rất nhiều, đụng vào họ chỉ có mà “tan xác.” Do đó bọn đàn ông rất là kiêng dè và nể trọng. Thường như thế thì họ sẽ không làm hại.

Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng có người “cao tay ấn” muốn thử nội công của bạn. Nếu bạn thật sự “thâm hậu,” họ sẽ vô cùng nể trọng; nếu không, sẽ tìm cách hãm hại cho………bõ ghét. Vì thế dù đi đâu làm gì cũng hãy để cho trực giác của bạn dẫn đường với điều kiện bạn phải để cho trực giác của bạn làm việc độc lập. Rất nhiều người tưởng mình làm theo trực giác và khi sai lầm thì nghi ngờ rằng trực giác của mình là sai.

Thực ra trực giác hầu như không bao giờ sai cả nếu bạn không dùng những cái khác che lấp nó lại. Nhiều khi bạn chạy theo vẻ bề ngoài bóng nhoáng hay những lời nói ngọt ngào của ai đó mà cứ ngỡ là mình đang đi theo trực giác. Thực ra trực giác đã cảnh báo cho bạn sự nguy hiểm nhưng bạn có nghe theo đâu do bị sự bóng nhoáng che lấp mất rồi.

Làm sao để trực giác được đúng? Hãy nhớ đến hình ảnh ba chú khỉ trong Đạo Phật: một con bịt mồm, một con bịt mắt, một con bịt miệng, nghĩa là không nghe, không thấy, không nói: Khi tĩnh tâm thì trực giác mới lên tiếng nói được đấy, các bạn nhé!!!!


Có khi người ta ám hạm bạn là do họ biết quá nhiều về bạn; vì thế bạn nên nói ít một tí với người lạ, đặc biệt là ở trong những môi trường nhạy cảm hoặc ở nơi người ta dễ làm hại bạn như những nơi vắng vẻ hoặc khu vực địa phương của họ. Bạn có thể trả lời ậm ừ hoặc nhát gừng chậm chậm từng chữ một. Khi người ta không biết nhiều về người mình muốn hại thì họ sẽ không ra tay ngay mà dành thời gian tìm hiểu trước. Vì thế bạn chớ tạo điều kiện cho họ có cớ mà hại mình nhé!

Ngoài ra bọn giai Ấn độ thường dễ “nổi điên” trước người phụ nữ có làn da trắng trẻo, đặc biệt còn thêm mịn màng hồng hào. Vì sao? Thường phụ nữ da trắng ở Ấn độ nếu không phải là người nước ngoài thì thuộc tầng lớp giàu có bên trên; mà tầng lớp giàu thì dễ gì chúng rớ tới được nên chúng hay “lang thang” tìm cách chụp hình những phụ nữ nước ngoài ăn mặc hở ngực hở đùi.

Do đó, nếu là phụ nữ đến Ấn độ một mình và có làn da trắng trẻo, bạn phải cực kỳ cẩn thận. Thứ nhất là nên ăn mặc kín đáo, nếu để hở một tí, chúng “nổi cơn” không kiềm chế nỗi thì bạn sẽ nguy to. Thứ hai, không bao giờ ngồi taxi hay xe tuk tuk một mình (chúng có thể chở đến nơi vắng vẻ và điện thoại cho vài ba thằng đến “thịt” bạn cho “bõ thèm” đấy!); thay vào đó nên đi xe buýt hay những chiếc tuk tuk share với người địa phương (không nên đi cùng một nhóm người địa phương đã quen biết nhau sẳn; ai biết được họ ngầm đá lông nheo với nhau và ra ý ngầm cho thằng lái xe để cùng “thịt” bạn.) Từ ga xe lửa hay sân bay, thường có pre-paid tuk tuk/ taxi booth, các bạn sử dụng dịch vụ này an toàn hơn, đặc biệt là khi trời tối (nếu không có thì thà ngủ lại sân bay hay nhà ga một đêm  - nằm luôn dưới đất ngủ- hơn là lang thang một mình ở bên ngoài.) Nếu sử dụng dịch vụ pre-paid thì phải cầm hóa đơn và chỉ đưa cho tài xế khi xác nhận được đúng nơi mình cần đến; không có hóa đơn này thì họ không lãnh tiền được, nên bạn giữ hóa đơn và chỉ giao cho họ khi đến nơi an toàn. Nhiều tài xế hay vòi vĩnh thêm tiền, tốt hơn hết, không cho.

Tuy nhiên ở các thành phố lớn, khu du lịch hay nơi dân cư đông đúc, bạn có thể một mình ngồi taxi hay tuk tuk với điều kiện bạn phải biết được con đường mình đang đi qua.

Ngoài ra, đối với các bạn nữ nghen, khi trai Ấn độ mà nhìn lom lom vào mặt bạn đặc biệt là nhìn vào mắt đó thì chớ có dại dột mà nhìn lại à nghen. Vì sao? Vì đối với họ, khi người nữ nhìn lại họ là một sự đồng ý ngầm rằng: tôi sẳn sàng quan hệ tình dục với anh rồi đó. Vậy là họ sẽ hiếp dâm "hợp pháp". Do đó, khi họ nhìn bạn lom lom thì hãy làm như các cô gái Ấn - đó là lãng tránh ánh nhìn của họ. Nếu muốn nhìn lại thì nên đeo kính râm để họ không nhìn thấy ánh mắt của bạn.

Nếu thật sự cần sự hỗ trợ mà không biết tin tưởng ai thì các bạn có thể tìm đến đồn cảnh sát. Do bạn là người nước ngoài nên bạn sẽ nhận được nhiều sự ưu ái hơn các cô gái bản địa. Tuy nhiên, trong đồn cảnh sát cũng có vài cảnh sát viên là thành phần bất hảo đấy (báo chí vẫn đăng đầy tin về việc cảnh sát lôi gái vào đồn để hiếp dâm ấy) do đó sự có mặt của bạn phải được viên cảnh sát trưởng đồn xác nhận và họ sẽ bảo vệ bạn rất hoàn hảo. Họ thường được gọi là "supervisor" hoặc viên sĩ quan phụ trách đồn vào thời điểm ấy (cũng là supervisor), khi có sự bảo vệ của họ thì không ai dám đụng vào bạn. Theo kinh nghiệm của tôi thì thường các supervisor vừa giỏi tiếng Anh vừa có tri thức vừa ga lăng lịch sự vô cùng nên họ dễ thương lắm (nhưng với điều kiện bạn cũng không quá ngây ngô đấy chứ!) à quên có cả supervisor vô cùng đẹp trai hào hoa phong nhã và.......................... chưa vợ nữa đấy hehehehe.

(Chắc hôm nào phải có bài viết tập hợp về kinh nghiệm ở đồn cảnh sát của tôi quá! hehehehe)

Tuy nhiên do Ấn độ là quốc gia rộng lớn và sự đa dạng về tôn giáo phong tục tập quán khá lớn nên những lưu ý chỉ phản ánh được một bộ phận nhỏ người Ấn thôi các bạn nhé! Để hôm này siêng viết bài về người dân vùng Đông Bắc Ấn cho đọc, họ y chang dân Đông Nam Á vậy đó. Vùng Đông Bắc Ấn là khu vực nổi tiếng nhiều khủng bố nhất đất Ấn độ (Ấn độ có 65 nhóm khủng bố thì khu vực này quy tụ được 60 nhóm rồi đó), do đó chuyện "tình" của tôi với mấy cha cảnh sát khu vực này cũng ly kỳ ghê gớm! Tuy nhiên chuyện đáng nhớ nhất là chuyện tôi một mình ngủ ở dưới gốc một cái cây mà cách đó không lâu có người treo cổ tự tử chết há há há, vậy là hôm sau tôi trở thành người hùng của cả khu vực bởi trở thành người đầu tiên ngủ ở đó sau vụ tự tử hehehehehe.

LOA LOA LOA, THÔNG TIN QUAN TRỌNG, AI KHÔNG BIẾT KHÔNG CÓ TIỀN XÀI KHI ĐẾN ẤN ĐỘ RÁNG CHỊU NHÉ!!!!

NẾU CÁC BẠN KHÔNG MANG THEO TIỀN MẶT ĐỂ ĐỔI MÀ MUỐN DÙNG THẺ ATM QUỐC TẾ RÚT TIỀN THÌ TRƯỚC KHI ĐI ẤN ĐỘ PHẢI ĐIỆN THOẠI BÁO CHO NGÂN HÀNG CỦA MÌNH MỘT TIẾNG. NẾU KHÔNG KHI Ở ẤN ĐỘ MÀ RÚT TIỀN THÌ NGÂN HÀNG SẼ TƯỞNG RẰNG RẰNG TÀI KHOẢN CỦA BẠN BỊ BỌN ẤN ĐỘ HACKED NÊN SẼ KHÓA TÀI KHOẢN LẬP TỨC. VÌ SAO? BỌN HACKERS CỦA ẤN ĐỘ NỔI TIẾNG QUÁ NÊN NHIỀU NGÂN HÀNG SỢ, PHẢI LÀM THẾ CHO AN TOÀN.

NẾU TÀI KHOẢN BỊ KHÓA RỒI THÌ CŨNG ĐỪNG HOẢNG SỢ. ĐIỆN THOẠI KHẨN CHO NGẦN HÀNG XÁC ĐỊNH CHÍNH LÀ MÌNH RÚT CHỨ KHÔNG PHẢI HACKERS. NGÂN HÀNG SẼ YÊU CẦU BẠN CHỨNG MINH BẰNG CÁCH ĐỌC SỐ CHỨNG MINH NHÂN DÂN,......... DO ĐÓ CẦN NHỚ SỐ CHỨNG MINH THƯ ĐỂ ĐỌC TRONG NHỮNG LÚC BỊ NHẦM LÀ MÌNH HACK TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CỦA MÌNH CÁC BẠN NHÉ!!!!!!!!!!

ATTENTION PEOPLE.

Report said, On Dec 16, the 'brutally tortured' girl and her boyfriend waited for half an hour at Munirka to catch an Auto to reach Dwarka More. But not a single Autowala was ready to go into that direction. 

There was no connectivity of DTC bus or Metro to their destination, hence they had no option left except boarding that Chartered bus, which was the only available option at that time. 

Today, Delhi Police passed a rule for Girls of Delhi. 

After 7 PM, if any Autowala refuses any girl for going at any place, she can take Auto's number, Dial 100 and complain to Police. 

Traffic Police will charge that Autowala with a huge fine, on the spot. 

Delhi Police Anti-stalking helpline number for 24 hours 
(Obscene calls, threats, abuses): 011-27894455

Please SHARE it on your wall. with your female relatives, friends and guests and whereever you can!

(BÀI VIẾT NÀY CÒN TIẾP TỤC ĐƯỢC CẬP NHẬT)