Bài này hổng phải do tôi viết mà do
tôi chôm được ở trên mạng.
-Cô
bạn sau khi định cư ở Thụy Sỹ 2 năm lên fb rao bán toàn bộ mớ túi xách đủ các
marque LV,
Dior, Chanel... mới tinh với 50-70% giá trị hóa đơn. Hỏi sao bán phí vậy, cổ bảo hồi bên nhà em kinh doanh rủng rẻng thì
cũng phải đầu tư cho cái mẽ nhiều. Giờ sang đây dân Thụy Sĩ sống giản dị, xách
mấy món đó ra đường tự nhiên thấy lạc lõng lố bịch sao đó nên em tống đi cho
khuất mắt.
-Không
cần quảng cáo nhiều, cũng biết xứ ngân hàng tỷ phú dollar đông hơn lợn con, nói
về Swisss life mặc định tối thiểu gia đình trung lưu có thể sở hữu du thuyền
vài chiếc Lamborghini trong garage, mức tối thiểu vét đĩa theo quy định của
chính phủ bằng thu nhập đại gia của các nước hàng xóm... Marque túi xách được
ưa chuộng ở đây, lại là Freitag làm từ bạt phủ xe tải cũ với niềm tự hào vô đối
của chất lượng Swisss made (tìm trong mớ note dòng túi Freitag tôi biên năm
ngoái). Các món đồ da hand-made Ý với kiểu dáng đa dạng chất lượng vô đối được
dân Ts rất chuộng cũng. Buôn chuyện với khách hàng đa số toàn cự phú Thụy, họ
đều có nhận xét các dòng "túi hiệu" kệch cỡm và đơn điệu và vô lý khi
bỏ cả đống xèng chỉ để mua 1 cái marque treo lủng lẳng để khoe.
-Lang
thang hệ thống Galeries Lafayette chuyên tập hợp đủ thứ "hàng hiệu"
đắt tiền khu vực đại lộ Champs- Elysées, dân đầu đen kiên nhẫn xếp hàng vài tiếng
mua 1 cái túi nhẽ chiếm 90%. Các khu mua sắm tại khắp các thành phố trung tâm
châu Âu như Rome, Barcelona, Praha, Kalovy vary... hay các khu bán đồ hiệu fake
không hề ngoại lệ.
-Bọn
tây lông ở Thụy Sĩ, từ lâu rồi không còn nhu cầu chào nhau bằng câu hỏi ăn cơm
chưa, cho nên nếu bảo ở quê tao xỉa 1 cái túi xách hẳn nhiều tấn thóc ra khoe
thì thiên hạ sợ lắm, chắc chúng tưởng mình nói đùa các mẹ ạ. Với chúng cái túi
LV chỉ đơn thuần là vật để dùng, mua hay không là do gout của mỗi người, chẳng
làm giảm hay tăng giá trị của bạn.
-Giá
trị thực tế bọn tây lông nhìn nhận và trân trọng là các động thái xây dựng và
phục vụ cộng đồng, lao động chân chính, không phiền nhiễu người xung quanh, tự
lập tự chủ cuộc đời... Đây cũng là nền tảng và mục tiêu bọn tư bản khi chúng
giáo dục xây dựng nhân cách các công dân mini, và là điều kiện để chính phủ xét
công nhận tư cách công dân cho 1 di dân. Vỗ ngực xưng ông này bà nọ xứ này, họ
cười mỉm tế nhị thôi các mẹ.
Nói
rõ mình chưa bao giờ quan tâm tại sao cái túi giả da lại trị giá hẳn 1 kỳ nghỉ của
gia đình, mình miễn nhiễm với virus hàng hiệu, cũng tôn trọng các mẹ là fan của
"hàng hiệu" không có ý gièm pha gì. Chỉ biên vài nhận xét về quan
niệm rất rất khác nhau về hàng hiệu giữa cố hương và quê nhà Thụy Sĩ.
Lời bình: Giản dị mới uyên thâm. Hay nói cách
khác thì Càng uyên thâm thì càng giản dị. Giản dị chính là tinh hoa của cả một
nhân cách hay cả một quá trình rèn luyện của mỗi người. Nếu mình sống hời hợt,
không có chiều sâu thì mình chỉ biết dựa vào cái bên ngoài để mà đánh giá, còn
người có trải nghiệm và chiều sâu thì họ không dùng mắt để nhìn, không dùng tai
để nghe như mình, mà họ dùng một loại khác, có thể là trực giác, có thể là kinh
nghiệm, có thể là trải nghiệm (tóm lại muốn gọi là gì cũng được bởi vì cái này
không có tên gọi) để nhìn và để nghe, cho nên vẻ bề ngoài không thể đánh lừa
được họ. Nhưng cần lưu ý sự khác biệt rất lớn giữa giản dị và xuề xòa. Rất dễ nhầm lẫn! Người uyên thâm thì rất giản dị nhưng họ không xuề xòa,
còn xuề xòa có khi là sự thể hiện một phong thái bất cần hay bỏ mặc, họ không
phải là người uyên thâm, mà có khi chỉ là kẻ trốn chạy hoặc bế tắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét