CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Người tự biết mình là người có thể biết được cả càn khôn vũ trụ.

Chính vì lý do đó mà trong đạo Phật, tự biết chính mình là điều quan trọng nhất. Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn là vậy đó. Người tự biết chính mình chính là người có thể làm vua cả ba cõi, chính là người có thể ra khỏi luân hồi sinh tử, chính là người khiến cho mọi quỷ thần đều kính nể và cũng chính là người xứng đáng được tôn kính và cúng dường. Vì sao lại như vậy?

Mỗi một người chính là một tiểu vũ trụ hay nói cách khác, mỗi một người chính là miniature của toàn thể vũ trụ, cho nên nếu biết được tiểu vũ trụ này thì không gì mà họ không biết. Một người có thể thấy ra từng cử động dù là nhỏ nhất của tâm mình thì cũng có thể thấy ra từng cử động dù là nhỏ nhất, nhẹ nhàng nhất, vi tế nhất của tâm người khác. Một người có thể tự đọc chính mình vanh vách như đọc một quyển sách thì cũng có thể đọc người khác vanh vách.
Đừng nhầm lẫn người tự biết chính mình với người có thần thông. Người có thần thông chưa chắc tự biết chính mình, người có thần thông chưa chắc biết được càn khôn vũ trụ, người có thần thông chưa chắc ra khỏi luân hồi sinh tử, người có thần thông chưa chắc có thể đọc mình và người khác vanh vách như đọc một quyển sách.

Nếu so sánh ví von thì lấy bộ phim Tây Du Kí mà mọi người ai cũng có thể đã từng xem qua làm ví dụ. Cảnh Tề Thiên Đại Thánh đấu với Phật Tổ Như Lai. Một người có 72 phép thần thông như Tề Thiên Đại Thánh, trên trời dưới đất ai cũng khiếp sợ, đi đến đâu là lật tung cả nơi ấy. Một người thần thông ghê gớm đến như vậy vì sao vẫn cứ nhảy loi choi mãi không thể nào thoát ra khỏi bàn tay 5 ngón của Phật Tổ Như Lai. Đơn giản là vì Tề Thiên Đại Thánh dù có phép thần thông kinh thiên động địa như vậy vẫn không phải là người tự biết mình, và bàn tay Phật Tổ chính là tượng trưng cho người tự biết mình. Người tự biết mình không cần có thần thông gì cả, nhưng không có gì mà họ không thâu tóm được và không có gì có thể thoát ra khỏi cái biết của họ.

Tập trung vào luyện thần thông cho giỏi là con đường của ngoại đạo, không phải là con đường của đạo Phật. Con đường của đạo Phật là mỗi người đều tự quay về nơi chính mình mà xem xét khám phá học hỏi nơi chính mình. Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Trên trời dưới đất không ai qua được mình. Cho nên chỉ có quay về tự biết chính mình là việc làm tối thắng và tối thượng nhất. Thần thông phép thuật tất cả những thứ khác đều là phụ, không phải là mục đích chính của đạo Phật. Người nào tự chọn cho mình con đường luyện thần thông phép màu là người ấy tự chọn cho mình con đường triền miên trong luân hồi sinh tử, đó không phải là con đường Đức Phật đã nhìn thấy và chỉ cho chúng ta.

Làm sao để tự biết chính mình? Đó là làm thì biết mình đang làm gì, nói thì biết mình đang nói gì, nghĩ thì biết mình đang nghĩ gì. Đây con đường đúng đắn và là con đường duy nhất cho một người muốn tự biết chính mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét