CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Người biết kết bạn với chính mình thì không bao giờ cô độc!

Thường mọi người sợ sự cô độc nên có xu hướng lăng xăng tìm người này người nọ để kết bạn kết bè, để chia sẻ những sở thích, những thói quen, những niềm đam mê. Và người ta lập gia đình chắc cũng vì điều này. Khi tự bản thân mình không thể hạnh phúc, không thể tự mình làm mình vui thì mình đi tìm 1 cái gì khác ở bên ngoài có thể giúp mình làm điều đó.

Còn người có khả năng tự kết bạn với chính mình thì không cần điều ấy nữa. Bởi vì họ tự chơi với chính họ cũng đủ vui rồi. Những người này có thể cô đơn nhưng họ không cô độc. Trong khi có nhiều người không cô đơn nhưng họ lại rất cô độc.

Nếu mọi người hổng tin thì để tôi cho ví dụ nha! Nếu có con thì hãy quán sát con mình, nếu không thì tìm con hàng xóm mà quán sát. Những đứa trẻ nhỏ có khả năng tự chơi với chính mình rất giỏi đó nha mọi người. Khi nào mình ngồi xem chúng tự chơi một cách say mê và hào hứng thì sẽ kinh ngạc trước khả năng này của chúng. Sao chúng có thể tự chơi giỏi như vậy nhỉ! Đơn giản là vì chúng đang tự kết bạn với chính chúng đó chứ.

Vì sao người biết tự kết bạn với chính mình không hề thấy chán, không hề thấy cô độc dù từ ngoài nhìn vào thấy họ có thể cô đơn (bởi họ cứ ki cút một mình)?

Bởi vì người có thể tự kết bạn với chính mình là người có thể kết bạn với tất cả; họ có thể kết bạn với một chiếc lá, một ngọn gió, một cọng cỏ, một hạt bụi, một âm thanh nào đấy…………. Do có khả năng kết bạn với tất cả mà họ không hề rảnh rỗi để mà cô đơn.

Ngay từ khi sinh ra, ai cũng có khả năng này (bằng chứng là mấy đứa con nít tự chơi với chính chúng một cách say sưa) nhưng khi lớn lên, chúng ta bị môi trường, xã hội và giáo dục dạy chúng ta phải quây quần với người khác. Đấy, khi bắt đầu đi học, vào cấp 1 rồi lên cấp 2, cấp 3 thì bọn trẻ chẳng chịu tự chơi như hồi còn bé xíu nữa mà toàn mà muốn tụm năm tụm ba cho có bạn có bè là vậy đó.

Còn bọn con nít thì sao? Ví dụ: chúng kết bạn với con mèo nè! Cả đêm ngồi nhìn vào con mèo hoài mà không có chán. Rồi chúng phát hiện ra những điều thật kì lạ từ con mèo và hôm sau sẽ tíu tít kể cho mọi người nghe điều mà chúng phát hiện. Ví dụ: Í, con mèo có màu mắt thay đổi. Í, con mèo nằm lim dim tai vểnh vểnh. Í, con mèo có bàn tay hồng hồng………….. Thử hỏi có người lớn nào chịu bỏ cả đêm chỉ để ngồi ngó và chơi với con mèo một cách say sưa như một đứa trẻ hay không? Câu trả lời là chắc chỉ có các nhà khoa học mới có thể làm được điều đó.

Do không cô đơn nên họ cũng chẳng biết buồn. Vì họ kết bạn với chính nỗi buồn của mình luôn thì lấy gì mà buồn nữa. Bởi vậy có người nói: Sao mấy đứa con nít cứ hớn ha hớn hở miết là sao! Có khi bị mắng xong là quên ngay, rồi lại hớn ha hớn hở, nhìn thấy ghét (Vì sao? Vì mình ganh tị, không hớn hở được như tụi nó đấy mà hihihihihi). Cho nên, chúng ta cứ luôn phấn đấu cả đời để đeo mang cho thật nhiều vào, để rồi lúc nào đó thấy mình buộc phải buông hết những cái đeo mang ấy ra để mà có thể được hớn hở như một đứa trẻ là vậy đó.

Lưu ý: Mọi người nên nhớ nha! Một đứa trẻ trước tuổi đi học mới có thể hớn ha hớn hở được. Nhưng khi đứa trẻ bắt đầu đi học thì từ từ khả năng tự kết bạn với chính chúng không còn nữa. Lúc ấy mà bỏ mặc chúng thì chúng thành tự kỷ luôn đó. Chúng ta thường phải đi qua các giai đọan sống sau đây:

Từ một đứa trẻ hớn ha hớn hở, trở thành người không còn có khả năng hớn ha hớn hở nữa, rồi cứ thế mà chết. Còn người thành công trong cuộc sống là người có thể quay trở lại sự hớn ha hớn hở ấy của một đứa trẻ con trước độ tuổi đi học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét