CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 1): Đến Calcutta /Kolcatta



Hãng Flykingfisher có phục vụ cả ăn lẫn uống. Tuy nhiên, tiếp viên của hãng này giống y chang VN airlines, chả biết cười là gì cả!

Thời gian ở Ấn độ đi sau thời gian ở Thái Lan đến 1 tiếng rưỡi. Vì thế dù máy bay khởi hành lúc 4h chiều (giờ Thái Lan) cho chuyến bay khoảng 3 tiếng thì đến hơn 5h chiều (giờ Ấn độ), tôi đã được hạ cánh an toàn ở sân bay quốc tế Calcutta. Sân bay này so với sân bay quốc tế của Bangkok thì quả là một trời một vực!

Sau khi xếp hàng để đóng mộc nhập cảnh vào visa, tôi đến chỗ lấy hành lý thì thấy bạn xe đạp xẹp lép cả hai bánh và được quấn băng keo kín mít đang đứng thảm hại ở một góc tường. Lấy đủ các túi hành lý, tôi lui cui gỡ băng keo trên xe đạp. Mấy người bảo vệ cứ ra vào ngó tôi hoài. Có người tò mò đến nỗi chạy đến xem xe đạp của tôi có phải là xe leo núi không và ngạc nhiên khi thấy nó chỉ là một chiếc xe đạp bình thường. Họ cứ xúm lại chỉ trỏ hỏi han làm tôi thấy ……….. mệt ghê!!!!!! Cũng may là hãng Flykingfisher “dễ chịu” nên chỉ yêu cầu xì hai bánh xe chớ không đòi hỏi tháo bàn đạp hay ghi đông xe ra. Tóm lại, sau khi xuống máy bay thì tôi lại có tất cả hành lý cùng nguyên con xe đạp và có thể ung dung đạp đi.

Hai bánh xe xẹp lép làm sao mà đi? Tôi ra dấu hỏi những người bảo vệ đang vây quanh có ống bơm không? Họ quay sang thảo luận một hồi rồi lắc đầu bảo không có?? Đúng là cái bọn Ấn độ trùm sò sễ sợ. Sân bay thì làm sao mà không có ống bơm? Thế họ bơm bánh ……. máy bay bằng gì nhỉ? Cho tôi mượn bơm bánh …….. xe đạp một tí mà cũng không được à? Cái đồ trùm sò! Hehehehehe.

Tôi lui cui lấy ốm bơm bé tí mang từ Trung Quốc về ra bơm. Chỉ bơm được bánh sau bởi vì vòi bánh này giống như vòi của xe gắn máy. Còn bánh trước không bơm được vì đó là vòi của bánh xe đạp (Lòng tốt của người Khmer khi mang xe đạp của tôi đi thay ruột giùm đấy! Có khi mình tốt quá cũng…….. không nên các bạn nhỉ?) Vậy là tôi cứ loay hoay mãi. Mấy người bảo vệ cũng tới lui bơm giúp nhưng hai hệ thống vòi khác nhau thì làm sao mà bơm vào được miếng hơi nào?

Trời tối dần! Tôi đành liều, đẩy xe chất đầy hành lý cùng bánh trước xẹp lép ra ngoài. Lúc ấy cả sân bay chỉ còn mình tôi là hành khách còn sót lại nên chả ai thèm kiểm tra an ninh hay kiểm soát gì cả. Tôi đẩy ra gian hàng pre-paid taxi booth thì họ lắc đầu ngoày ngoạy và bảo chả có chiếc taxi nào chịu chở xe đạp của tôi đâu và bảo sao tôi không lên xe đạp mà chạy luôn cho khỏi tốn tiền taxi. Tôi chỉ vào bánh xe trước xẹp lép. Họ ra dấu bảo ra ngoài có chỗ bơm. Tôi đẩy ra và được những người tốt bụng dẫn vào chỗ gửi xe dành cho nhân viên. Thấy tình trạng của tôi, một người đàn ông hào hứng chạy đi lấy ống bơm. Ông ta đi một hồi lâu rồi trở lại cùng một cái bơm tay. Tôi mừng quá và thầm nghĩ: Ah, cuối cùng cũng có ống bơm mà!!! Nhưng mà ………. ruột xe Ấn độ có cái vòi ……. không giống ai nên cái ống bơm cũng thế. Vậy là cũng không bơm được.

Tôi lại được chỉ đi ra ngoài đường cái, cách đó khoảng 2 cây số. Tôi đi ra con đường bụi không thể bụi hơn nữa (đường cái hẳn hoi đấy nhé!!!) Vậy là bắt đầu nhấm nháp mùi Ấn độ từ đây rồi đó các bạn! Ấn độ nổi tiếng là ……… dơ cơ mà!

Vài chỗ bơm xe đóng cửa, chỉ có một chỗ mở cửa và anh thanh niên này thật thông minh, lấy thêm vòi gắn vào cái ống bơm hơi để bơm cho xe đạp của tôi. Tôi không tin khi thấy bánh xe căng dần trong tay mình. Mừng quá, tôi hỏi bao nhiêu tiền. Anh ta khoác tay bảo khỏi trả tiền.

Tôi lên xe đạp chạy đi trên con đường cái … vừa tối vừa dơ vừa đầy xe cộ lẫn người đi bộ. Căng thẳng chết đi được!

Tuy nhiên, người dân Ấn độ dễ thương lắm, đặc biệt là mấy anh công an giao thông. Tôi cứ vừa chạy vừa hỏi thăm đường về Sudder St. Từ sân bay đến đó không biết là bao nhiêu cây số nhưng chắc cũng khoảng 10 cây đó các bạn!

Calcutta là thủ phủ của tỉnh West Bengal mà giao thông ở đây giống như thập niên 50, cảnh sát giao thông ra giữa đường đứng hơ tay múa chân để điều khiển xe cộ. Mới nhìn tôi chả hiểu mấy anh ấy đang làm…….. nhiệm vụ nên dừng lại bên cạnh hỏi đường, lúc ấy xe ngược chiều được phép chạy, anh công an phải ngăn họ lại để tôi đi qua trước rồi họ mới được phép chạy. Sau đó anh ấy mắng tôi một trận. Ai mà ngờ Ấn độ lại “hiện đại” đến mức ấy kia chứ!

Ban ngày còn nhận thấy mấy ảnh đang làm nhiệm vụ, chứ ban đêm cứ tưởng mấy ảnh đang đứng................hóng mát!

Thêm một điều thú vị đến đáng sợ. ẤN ĐỘ LÁI XE BÊN TRÁI. Lúc đầu, chả biết, tôi cứ bên phải đường mà đi, đi mãi sao thấy mình không giống ai và ai cũng nhìn mình; lúc thấy người ta nhìn cứ ngỡ tại mình ……. đẹp nên họ nhìn………… ghen tị và ngưỡng mộ cơ đấy! Ôi trời, sau khi bị vài ông chạy rick-saw mắng mới “ngộ” ra: ah thì ra mình toàn chạy ngược chiều nên họ nhìn xem thằng nào mà điên thế chứ không phải tại mình đẹp. Đúng là……….!

Cuối cùng, tôi cũng đến được Sudder St. vào khoảng 10h đêm và mục kích một cái đám cưới ngay ngoài đường phố. Người đi dự đứng giữa đường múa. Vui ghê luôn!



Các nhà trọ mà tôi hay ở là Paragon Hotel và Maria Hotel hết phòng lẫn dorm bed nên tôi cứ lòng vòng lên xuống các con hẻm ở khu vực ấy tìm chỗ ở. Cuối cùng không còn sự lựa chọn nào khác, tôi đành vào Modern Lodge Hotel, rất gần Paragon Hotel. Phòng nằm trên sân thượng, thoáng khí, tôi ở 1 mình nên họ bảo giá Rs 200, sau đó ông chủ về và khăng khăng đòi giá Rs 250, thấy ghét!!!! Nhưng cuối cùng sáng hôm sau tôi cũng chỉ trả Rs 200.


"Quầy" Tiếp tân

Buổi sáng tôi làm một vòng để ăn sáng và đổi tiền. Ăn sáng ở Ấn độ rẻ lớn, không bao giờ quá Rs 20 mà được ăn đến mấy món và no vô cùng. Khi đổi tiền thì cần xem nơi ấy có thu phí (commission fee) không nhé? Tôi đổi 300 đô Mỹ mà thấy hồi hộp vì nơi này không thu phí mà lại đổi với tỷ giá 49 trong khi các nơi khác chỉ có 48.5. Ở Ấn độ mà chỉ đưa tờ Rs 50 (khoảng 1 đô Mỹ) mà họ đã cầm lên săm soi thì chắc chắn là có tiền giả rồi.

Định qua Maria Hotel hoặc Paragon Hotel ở rẻ hơn nhưng lúc ấy họ bảo phải đợi đến 11h có khách check out thì mới biết. Paragon Hotel thật đáng ghét! Tôi xin để ké xe đạp để chờ mà cũng không cho. Họ bảo chả có chỗ để đâu. Còn Maria Hotel thì lúc đầu có dorm bed trống nhưng khi tôi quay lại thì đã có người ở rồi.

Vậy là tôi quyết định lên xe và thẳng đường đi Varanasi luôn (có phương tiện giao thông riêng sướng là thế, muốn đi lúc nào chả được). Lý do và mục tiêu mà tôi đi Ấn độ lần thứ nhất là Varanasi nhưng không đạt được. Bây giờ tôi lại nhắm mục tiêu ấy mà đến. Vả lại khi phát âm từ Varanasi người dân dễ hiểu hơn là từ Bodhgaya. Vì vậy tôi cứ Varanasi mà hỏi.

Để đi Varanasi, tôi phải ra được quốc lộ 2. Vậy là tôi lần quần ở Calcutta hỏi thăm đường. Người dân lẫn cảnh sát đều vô cùng dễ thương. Khi được hỏi đường, nếu họ không biết thì sẽ tìm cho ra người nào biết để hướng dẫn cho bạn. Ngoài ra tỷ lệ người dân biết nói tiếng Anh ở Ấn độ cũng nhiều hơn ở các nước khác nên việc hỏi thăm đường chả có gì khó khăn cả. Tuy nhiên, có một tí kinh nghiệm: Nhiều khi chả tin bọn Ấn độ đâu nên hỏi đường ít nhất ba lần mới chắc ăn đấy nhé!!! Tại vì giống bọn an nam mít ấy, nhiều khi không biết đường nhưng họ vẫn chỉ, còn người được chỉ mà đi sai đường thì có phải họ đi sai đâu mà họ lo nên họ cứ chỉ. Đó là lý do tôi cứ chốc chốc lại dừng hỏi.

Khi còn đang lần quần ở Calcutta để tìm quốc lộ NH 2 thì tôi bị “đổ máu”. Kẹt quá, tôi dừng đại ở một cây xăng và ra dấu là mình muốn sử dụng nhà vệ sinh. Có tổng cộng 3 toilet nhưng 2 cái thì khóa cửa, chỉ có 1 cái của nam thì mở cửa. Họ phải lấy chìa khóa để mở cửa một toilet cho tôi dùng ké. Thật may bởi vì tôi có thể tắm giặt luôn. Hình như ở Ấn độ toilet nữ là xa xỉ hay sao á mà thường khóa cửa thế nhỉ?

Một toàn nhà ở Calcutta.

Qua đường.

Cây cầu bắc ngang sông Hằng, gần nhà ga Howrah, Calcutta.

1 nhận xét:

  1. Xế hộp màu vằng chắc là đời 1959, quan chức Cuba vãn đang chạy

    Trả lờiXóa