CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 6): Gặp chị Đêbi



Tôi lại đạp xe dọc theo quốc lộ NH 2, cứ vừa đi vừa dừng lại ở các cây nước dọc đường để lấy thấm nước vào một cái quần dài rồi trùm lên ba lô cho đỡ nóng, vừa ngó nghiêng phong cảnh để chụp ảnh.

Cây nước


Thường trước các đền thờ của đạo Sikhism luôn có các cửa hàng bán kiếm như thế này, bởi vì thanh kiếm là một trong những vật dụng mà một người Sikh phải có.

Đền thờ của đạo Sikkism


Đoạn quốc lộ này thật đẹp; từ trên đường nhìn xuống cảnh đồng ruộng bên dưới thật tuyệt vời.

Đường quốc lộ cũng trở nên đẹp đẽ hơn.


Tự nhiên tôi thấy nhiều chiếc xe đang bon bon trên đường lộ thì giảm tốc độ, từ từ băng qua đường và một lối rẽ mà nhìn theo thì thấy có một ngôi đền Hindu. Bản tính tò mò nổi dậy. Tôi nghĩ có khi nào nơi này đón Holi Festival vào hôm nay không. Vậy là tôi cũng qua đường và rẽ vào con đường đó. Chạy mút qua đầu kia thì không thấy lễ hội gì cả mà thấy hai bức tượng này đây.



Đầu kia của con đường là một con đường khác và ở đây cũng bán màu và súng bắn màu chuẩn bị cho lễ hội Holi. Tôi đi xem xong thì quyết định vòng xe trở lại quốc lộ; nhưng trước khi ra, tôi muốn tìm cây nước để rửa sắn và nghỉ ngơi một tí. 



Có vài cây nước rải rác nhưng không phải cây nào cũng có nước. Người dân chỉ tôi đến một cây nước. Vậy là tôi ì ở đó luôn, vừa có nước rửa ráy vừa có bóng râm trong khi bên ngoài trời nắng chang chang. Tôi hết ăn sắn lại ăn chuối, ăn dưa, ăn bánh mì, ăn đủ thứ rồi mà vẫn chưa muốn đi. Vậy là ngồi luôn ở đó. Người dân làng thấy tôi lạ nên dễ gì buông tha; họ cứ đến nhìn nhìn chỉ trỏ bàn tán. Mặc kệ! Tôi không trả lời trả vốn gì cả, ai làm gì nói gì cũng thây kệ.

Ngay phía trước cây nước hình như là một văn phòng gì đó, tôi thấy có người ra vô và những người này là những người duy nhất không nhìn ngó bàn tán tôi (hay có thể họ nhìn từ văn phòng của họ đã con mắt rồi). Tôi ngồi một hồi, khi chuẩn bị đứng dậy dẫn xe đi thì một người đàn ông từ văn phòng đi ra, bắt tay, tự giới thiệu là quản đốc và cây nước mà tôi đang sử dụng là thuộc sở hữu của bệnh viện mà ông ta đang quản lý. Àh thì ra đó là bệnh viện à? Nhìn chả giống gì cả.

Khi người đàn ông đứng giới thiệu thì một phụ nữ đi ngang qua và đứng lại nghe chuyện. Người đàn ông bảo rằng nóng lắm nên vào văn phòng của ông ta có nhà tắm, tắm luôn cho mát. Tôi phân vân. Người phụ nữ kia nói gì đó với ông ta và ra dấu cho tôi đi theo. Tôi chưa biết theo ai thì người đàn ông ra dấu bảo tôi đi theo người phụ nữ kia. Tôi dự định chỉ đi theo mà không dắt xe đạp thì chị ra dấu bảo tôi dắt xe đạp theo.

Thấy người đàn ông có vẻ đồng tình mà ông ta là quản đốc bệnh viện nên tôi yên tâm đi theo người phụ nữ mà sau này tôi biết tên chị ta là Đêbi.

Chị Đêbi

Đi lòng vòng qua mấy con đường rồi đến một ngôi nhà, chị ta mở cửa ra và ra dấu cho tôi vào. Tôi bước vào thì chị ta ra dấu bảo dẫn luôn xe đạp vào trong. Sau đó chị ta khóa cửa lại. Chị ta ra dấu mà tôi đoán là chị ta không có chồng con, chỉ ở một mình, nhà chỉ có một mình chị ta nên tôi đừng ngại.

Nhà của chị Đêbi

Chị ta thật tự nhiên bảo tôi cởi đồ ra tắm. Chị ta ra giếng xách nước vào cho tôi tắm, lấy quần áo cho tôi thay. Vừa nóng vừa dơ nên hai cái xô nước chả nhằm nhò gì cả; tôi lấy cái áo ngủ mà chị đưa tròng vào người và đi luôn ra giếng tắm cho đã. Chị ta đi theo ra au khi lau cái vũng nước mà tôi làm tầy hầy ở trong nhà. Tôi lúng túng trước việc lấy nước từ giếng thì chị ta giành lấy xô, thả xuống giếng và kéo nước lên, sau đó chị ta ……………. tắm cho tôi luôn mới ghê chứ. Chị ta lấy xà bông gội đầu xát lên đầu tôi rồi lấy xà bông cục chà tay chà chân cho tôi. Trời bây giờ tôi mới nhớ lại cảm giác được người khác tắm cho là như thế nào, ngày xưa còn nhỏ quá nên khi được tắm đâu có ý thức, bây giờ già đầu mà còn có người tắm cho mới ghê chứ! Tuy nhiên cách chị ta chăm sóc tôi làm tôi thấy cảm động vô cùng!

Sau khi tắm cho tôi xong thì chị dẫn tôi vào nhà lấy bộ suite đưa cho tôi mặc, lần đầu tiên mặc suite nên tôi thấy lạ lắm. Chị bảo cứ để cái áo ngủ ướt nhem đó cho chị giặt; chị còn giặt cả quần áo của tôi nữa chứ (dù tôi cố giành lại nhưng làm không lại chị), sau đó thì đem lên sân thượng phơi.

Sau đó chị vào bếp và chuẩn bị nấu ăn trưa (lúc đó khoảng 2-3h rồi). Chị khoe tôi một loại thức ăn mà giống như yaghourt ăn với bánh ngọt rồi bảo tôi há miệng ra cho chị ta……đút mới ghê chứ! Tôi thấy thức ăn lạ quá nên không dám ăn, lắc đầu ngoày ngoạy, một phần cũng do thấy chị tốt quá nên đâm ra nghi ngờ. Không hiểu có phải chị tắm cho tôi sạch sẽ, cho ăn no rồi ………. Bán tôi cho thằng Ấn nào không? Tôi có đọc vài câu chuyện về những phụ nữ sống một mình ở các thành phố lớn ở Ấn độ, về quê đem mấy đứa gái quê lên truyền nghề “làm gái” cho tụi nó.

Phòng ngủ.

Nhìn cơ ngơi của chị ta cũng không tệ mà phụ nữ Ấn độ sống một mình thì làm gì có được cơ ngơi ấy. Tôi trong lòng đầy nghi ngờ. Đã thế chị ta dẫn tôi vào phòng ngủ bảo ngủ đi trong khi chị ta nấu ăn. Chị còn lấy hình ba đứa trẻ ra và nói gì đó mà tôi đoán là con chị ta. Tôi càng kinh ngạc. Không chồng mà sao có con? Khi tôi ra dấu hỏi cha mấy đứa bé đâu. Chị ta khoác tay rồi chỉ ra xa làm tôi đoán là tụi nó không có cha. Vậy tôi chắc mẫm chị ta làm cái nghề không đàng hoàng đó rồi.

Đã thế trong lúc nói chuyện có tiếng gõ cửa; chị ta ra mở thì tôi thấy một người đàn ông trên chiếc xe đạp. Chị ta khoác tay nói gì đó, ý là bảo ông ta đi đi. Tôi càng kinh hoàng: chả lẽ tôi mới đến làng này, vừa tắm xong là đã có người muốn đến “xem hàng” rồi ư? Có khi nào chị ta bảo ông ta về đi, “hàng” này chưa bán được chăng?

Trong lòng tôi đầy nghi hoặc nên tôi không dám ăn uống gì cả, sợ bị bỏ thuốc mê rồi bị bán. Chị ta bảo tôi mở ti vi xem rồi vào bếp nấu ăn. Chị ta khoe với tôi gạo ngon mà lấy từ phòng ngủ ra. Cha chị ta tiếp đãi tôi ghê gớm!

Nhà bếp

Dù dặn lòng là không ăn uống gì cả nhưng khi bữa ăn được dọn  ra thì tôi chỉ có ……….. chén sạch bởi vì đói ngấu rồi còn gì.

Bữa ăn trưa cùng chị Đêbi.

Ăn xong thì chị vào phòng ngủ mở ti vi và bảo tôi lên giường nằm xem. Thật thoải mái! Chị lấy hình hai đứa con mình ra và nói gì đó vẻ bực bội lắm. Tôi đoán là mẹ chị đem hai đứa nhỏ về nuôi; chắc chị làm cái nghề không đàng hoàng nên mẹ chị sợ mấy đứa nó bị ảnh hưởng chăng? Công nhận trí tưởng tượng của tôi cũng phong phú ghê gớm!

Hai đứa trẻ

Buổi chiều, mấy đứa bé trong hình đến (tôi lại nghĩ chắc hôm nay lễ nên mẹ chị cho tụi nó về thăm chị chăng?). Khi tụi nó đến,chị ôm tụi nó hôn chằm chặp, chắc chị yêu và nhớ bọn trẻ lắm đây. Chị nói gì đó. Tụi nó reo lên mừng rỡ và chạy vào bếp lục xoang nồi. Thì ra tụi nó vui mừng vì cái món yaghourt trộn bánh ngọt mà hồi trưa tôi không dám ăn. Chắc đây là món đặc biệt của Ấn độ và họ chỉ ăn vào ngày lễ thôi.

Tôi rủ chị lên sân thượng chụp hình; sau đó thì lê la cùng mấy đứa nhỏ chụp hình hết trên sân thượng đến ngoài vườn và ra cả cánh đồng cạnh nhà chụp cho bõ công mặc suite. Xem hình tại đây

Chị tạo dáng cho tôi chụp

Trời tối dần, chị Đêbi gọi chúng tôi vào. Chị lấy một bộ saree màu xanh lam ra và hỏi tôi muốn mặc không. Dễ gì bỏ qua cơ hội ngàn năm này nên tôi đồng ý liền.


Lúc ấy một cô bé hàng xóm khoảng 21-22 tuổi qua (chắc nghe nói nhà chị có người lạ nên qua xem) và bảo thích tôi quá nên rủ tôi về nhà mình chơi. Tôi cười cười gật gật thôi chứ biết làm gì bây giờ.

Cô bé hàng xóm.

Sau khi tôi mặc xong saree thì chụp hình với mọi người rồi chị Đêbi dẫn đi ………chơi. Chị dẫn ra trại bò mua sữa tươi; chị bảo mang theo máy ảnh chụp hình mấy người trong trại bò; sau đó dẫn đến nhà hàng xóm chơi.


Tối hôm ấy chúng tôi ăn cơm vào khoảng 10h đêm. Kiểu này ở Ấn độ mập là cái chắc, toàn ăn thức ăn dầu mỡ mà lại ăn khuya, ăn xong thì đi ngủ. Trong buổi tối ấy có em trai và cháu của chị đến chơi.

Bữa ăn tối
Em trai và cháu. của chị Đêbi.

Tối đó tôi ngủ không ngon lắm bởi vì 4 người nhét lên cái giường mà tôi thì ngủ ………một mình quen rồi! Tuy nhiên cũng vui!

Kỳ sau: Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 7): Đón Holi Festival cùng chị Đêbi  

1 nhận xét:

  1. Chị post 1 lúc quá trời bài, thay vì chấm bài thi, em ngồi đọc hết cả chục bài của chị rồi mới chấm luôn, hấp dẫn quá không thể không đọc, hay quá chị ơi. Kể ra dân Ấn nhìn bẩn bẩn mà cũng có nhiều ng tốt quá.

    Trả lờiXóa