CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Những câu chuyện nhặt nhạnh ở Bồ Đề Đạo Tràng

Kỳ trước: Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 11): Những ngày đầu mới đến Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) 


1. Một lần từ Main Temple đi về, có hai người Ấn bắt chuyện với tôi. Họ hỏi tôi nghĩ gì về Đức Phật và Bodhgaya. Tôi cứ nghĩ sao nói vậy nên trả lời: Đức Phật là một người thầy kiệt xuất; còn Bodhgaya thì vừa bụi vừa dơ nhưng nó vẫn đẹp vì nó có Main Temple. Bọn họ nghe tôi nói xong thì……..tắt đài. Không hiểu, không hiểu!

2. Thầy Nguyện Chiếu, xuất thân từ Thiền Viện Thường Chiếu ở Đồng Nai kể rằng một huynh đệ của thầy bị bệnh xuất huyết bao tử, bệnh nặng đến mức đang tụng kinh mà ọc ra máu luôn. Nhưng thầy ấy qua Bồ đề Đạo Tràng vài tháng, không biết tu hành kiểu gì mà khi về Việt Nam thì………..hết bệnh luôn. Bác sĩ bó tay bởi vì không hiểu vì sao ông thầy này lại hết bệnh.

3. Các sư cô kể tôi nghe chuyện xung quanh kinh “Phật đảnh Tôn Thắng Đà La Ni” như sau: một sư cô ra ao cá (nơi có tượng Phật ngồi giữa ao) phía sau Main Temple giọc tay xuống nước chơi và sẳn tiện đọc kinh “Phật đảnh Tôn Thắng Đà La Ni” vài lần. Không hiểu vì sao ba ngày sau, cá trong ao…………chết sạch. Mọi người bảo dấu đi đừng cho bảo vệ biết; nếu không họ bắt đền đấy! Thực ra là cá nghe kinh xong rủ nhau đi vãng sanh cả! Hehehehehe. Cô Liên Nghiêm kể trong đời tu hành của cô có ba lần giúp người hấp hối “ra đi” nhẹ nhàng qua việc đọc kinh “Phật đảnh Tôn Thắng Đà La Ni” cho họ nghe đấy. Những người này cứ hấp hối mãi mà không chịu chết nhưng sau khi nghe kinh xong thì buông tay đi rất nhẹ nhàng.

4. Có lần ở Burmese Vihara, tôi đang ngồi đọc sách bên cửa sổ vào khoảng 12h đêm thì thấy một bóng trắng lướt qua, tôi sợ mất cả vía, ngồi cứng đơ, không dám bước ra ngoài để xem đó là con ma nào nữa. Buổi sáng, gặp Derek, một tình nguyện viên người Mỹ, sang đây dạy tiếng Anh cho chùa Sri Lanka, tôi hỏi phải tối qua anh ta đi dạo qua cửa sổ phòng tôi trong bộ đồ trắng không? Anh ta ra vẻ ngẫm nghĩ bảo là không nhớ; rồi sau đó bảo cách đây vài năm anh ta có ở đây và ban đêm hay có hiện tượng lạ xảy ra lắm. Tôi hỏi chuyện gì? Anh ta bảo là nghe tiếng bước chân của một sinh vật rất to tiến về phòng mình nhưng chỉ nghe tiếng mà không thấy gì cả. Tôi sợ hết hồn. Lúc ấy từ phòng bên một người mặc quần áo trắng, xõa tóc ngang vai bước ra. Tôi giật nảy. Thì ra là anh chàng Pete, người Đức, mới đến ở hôm qua. Anh ta có sở thích là giữa khuya thì lại đi thiền. Làm tôi sợ muốn chết. Bắt gặp cái cười của Derek là tôi biết ngay rằng thấy tôi sợ ma nên anh ta xạo thêm cho ly kỳ. Mẹ cha thằng Derek!

Pete bảo lúc đi ngang qua cửa sổ phòng tôi thấy đèn sáng nên anh ta cố ý đi nhanh cho đỡ giống ma, chứ nếu không chắc có “tiếng thét giữa đêm khuya” quá!! Derek còn bảo tối hôm nào mà cúp điện, anh ta sẽ khỏa thân đến trước cửa sổ phòng tôi để nhát. Tôi bảo: Welcome! Tôi sẽ chuẩn bị sẳn máy ảnh chụp hình đăng blog cho bà con “nghía”

4. Một lần đang lang thang dạo chợ thì một thằng nhóc Ấn độ ẳm em trong tay, tò tò đi theo tôi để xin tiền, tôi la to lên: “Go to school” Chỉ thế thôi mà nó bỏ chạy mất tiêu. Như vậy rất có thể là nó “trố học” đi ăn xin rồi.

5. Cũng ở chợ địa phương này có một cửa hàng bán chowmin; một lần tôi ghé giữa trưa là anh chàng trẻ tuổi bán hàng, anh ta cho tôi giá địa phương, Rs 10 không trứng và Rs 15 có trứng. Lần khác, tôi đến tối hơn, một người bán hàng khác hét giá đến Rs 40 cho dĩa chowmin có trứng; tôi bảo Rs 15; vậy là anh ta bán luôn. Đúng là cái bọn Ấn trơ trẽn! Cái anh chàng trẻ tuổi kia thì cứ dụ dỗ tôi đi Gaya chơi với cậu ta miết. Cậu ta bảo cậu ta có xe mô tô nên hôm sau hẹn tôi 10h sáng có mặt ở tiệm, cậu ta sẽ chở đi Gaya. Trời, tôi chứ có phải con nít đâu mà dụ kiểu đó. Các bạn nữ mà sang đây sẽ thường xuyên nhận những lời mời như thế ấy. Tốt hơn hết là từ chối cho rồi; không quen biết nhiều mà đi như thế thì hại nhiều hơn lợi đấy!

6. Ở Bồ Đề Đạo Tràng có một ni sư người Thái nhưng do phong tục các nước Nam Tông như Thái Lan, Miến Điện không cho phép nữ thọ tỳ kheo nên cô ta qua Sri Lanka thọ tỳ kheo; vì thế được mặc y Phật (y màu vàng, không phải là màu trắng như các ni ở các nước trên). Trước khi đi tu, cô này có bằng tiến sĩ ở Mỹ nhưng chán chê cảnh luân hồi sanh tử nên xuất gia, chấp nhận cuộc sống màn trời chiếu đất, quyết tâm tu thành A La Hán. Ở Bồ Đề Đạo Tràng, cô ta gần như vô sản, không thuê phòng trọ như các tăng/ni khác mà đăng ký ở luôn trong Main Temple (mỗi đêm ngủ tại đây phải đóng Rs 100), ban ngày thì ngồi trước tượng Phật thiền; ban đêm thì ra bãi cỏ giăng mùng ngủ vài tiếng; sau đó thì thiền và tụng kinh suốt. Tất cả tài sản gói gọn trong cái tay nải đeo trên người. Lúc mới sang đây, cô còn có đôi dép; sau thấy mấy sư Sri Lanka đi chân không; cô nghĩ: ôi, mình còn đôi dép, vậy là giàu hơn họ à? Vậy là cô đem đôi dép cho luôn. Đi chân không; ăn ngày một bữa. Tắm và giặt giũ ở toilet công cộng ở Main Temple. Nghe nói gia đình cô ta ở Thái Lan rất giàu có. Đúng là thời đại này mà còn có người xả thân tu hành như thế thì đáng nể thật các bạn nhỉ?

7. Có một đoàn Phật tử Việt Nam hơn 40 người sang, tá túc ở chùa Trung Quốc 2 đêm trước khi đi các thánh tích. Sáng hôm đoàn vừa sang, tôi đang mua bánh mì Tây Tạng trước cổng một Main Temple thì thấy một cô mặc đồ bà ba đang từ trong đi ra. Tôi nói tiếng Việt: bánh mì này chỉ có Rs 5/cái nhưng nếu không biết thì bị thách đến Rs 10. Cô này từ Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, thấy tôi người Việt nên bảo không có tiền rupees, được một cô trong đoàn cho một tờ 10 rupees nhưng trả cho thằng giữ dép trong đền rồi. Nóng mũi, tôi nói; ở đây gửi dép miễn phí thì mắc gì cô trả tiền. Cô bảo khi cô ra lấy dép, nó nói bằng tiếng Việt hẳn hoi: mười rupees; vì thế mà cô mới biết mà móc tiền đưa nó chứ. Đúng là cái bọn khốn khiếp cứ thấy dân an nam mít sang là dở trò ăn hiếp. Tôi nắm tay cô đi trở vào trong đòi tiền lại. Tôi hỏi cô thằng nào bắt cô trả tiền. Cô chỉ mặt xong. Tôi đến (lúc ấy có nhiều thằng Ấn đang gửi dép để vào tham quan) nói: tại sao ở đây ghi là “free service” mà mày bảo cô này trả tiền Rs 10. Biết đụng phải “chằn lửa” nên nó nói: tao đâu có đòi tiền; tao bảo tùy hỉ mà. Đúng là láo toét! Nó mà nói thế thì làm sao cổ hiểu; vả lại cổ bảo nói nói tiếng Việt “mười rupees” hẳn hoi mà. Biết là nó láo thế nhưng sao lúc ấy tôi “hiền” thế nhỉ; thay vì chửi nó một trận, tôi chỉ bảo: Cổ không hiểu nên tưởng mày đòi tiền; bây giờ trả lại Rs 10 đây. Vậy là nó móc tiền trả lại.

Khi tôi kể chuyện này cho sư Nguyện Chiếu nghe. Sư bảo nó đòi Rs 10 là còn hiền, chứ nó đòi sư đến Rs 100 lận. Sư ghét không thèm nói một tiếng, chỉ lấy dép ra và bỏ đi môt hơi.

Đúng là bọn chúng cũng nhìn mặt mà hét giá ghê! Có bao giờ chúng dám đòi tôi đồng nào đâu; chắc thấy tôi tưởng người Thái hoặc nhìn mặt tôi hung dữ quá nên tụi nó chả dám đòi tiền bậy.

Ah, lúc đó, tôi quên dọa nó rằng: mày còn còn lấy tiền kiểu đó thì tao mét ban quản lý đuổi việc mày đấy! (Tôi nghe nói ở tại Main Temple có thể góp ý về phong cách làm việc của nhân viên cho ban quản lý xem xét: nếu tội nặng hoặc tái phạm nhiều lần sẽ bị đuổi. Tội nặng là thế này! Tay giám đốc ban quản lý ở đây có lần chặt một nhánh của cây bồ đề nơi Phật đắc đạo bán cho Nhật Bản, nhận vài ngàn đô, sau đó bị đuổi luôn. Chắc thấy cây bồ đề phát triển tốt quá, xum xê cành nên hắn chặt bớt hay sao ấy? Bọn Nhật mua cây bồ đề làm gì? Làm xâu chuỗi bán cho Phật tử chứ còn làm gì nữa.)

Lưu ý: cái bọn chỗ gửi dép cũng thuộc dạng “ác ôn” lắm đó. Bạn mà thường xuyên gửi dép nhưng không đưa tiền thì bọn họ “chỉa” đôi dép của bạn luôn, cho bỏ ghét ấy mà! Vì thế nhiều sư cô ở đây lâu mà sử dụng dịch vụ ấy thì thường bị mất dép. Kinh nghiệm của tôi: để dành một đôi cũ thật cũ để mang ra đó, không cần gửi, cứ để dưới gốc cây, dép cũ quá chỉ sợ chó tha thôi chứ chả ai thèm lấy cả. Nếu không, có người mang theo bao ny lông, cho dép/giày vào bao, cho luôn vào túi xách/ba lô.

8. Người dân Ấn độ có kiểu làm gà như sau:

Cách 1: chặt phăng cổ gà đi rồi đem gà hơ lửa để nhổ lông

Cách 2: cứa cổ một tí cho chảy máu rồi cho vào thùng đậy chặt nắp lại để mặc con gà giãy giụa đau đớn  và chảy máu đến chết.

Thà hành quyết kiểu 1 cho nó chết không đau đớn, chứ làm kiểu 2 thì giống tra tấn con gà quá các bạn nhỉ!

9. Trong thời gian tôi ở tại Bồ Đề Đạo Tràng, tôi chứng kiến một đoàn chính phủ Việt Nam sang đây. Một người dẫn đầu cầm micro tụng “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, một người ôm một tấm ảnh Bồ Đề Đạo Tràng lộng kiếng; họ đi vòng quanh chánh điện rồi đi ra. Sau đó có một số người vào dâng y và thỉnh y Phật. Từ lúc tôi có mặt ở chánh điện, tôi không thấy họ lạy Phật. Dâng thỉnh y mà vẫn đứng sững nhìn tượng Phật trân trân. Khi thấy những Phật tử và tăng ni trong tháp lạy Phật thì sau đó chỉ khoảng 5 người quỳ xuống lạy Phật theo kiểu: có anh du kích chổng đít lên trời chúng bắn tơi bời là cái đít đen thui. Lạy Phật thì phải hạ mông xuống chớ, chổng vào mặt người ngồi sau là ……………bị chửi, ráng chịu à!

10. Nghe kể, trong số những Phật tử tăng ni Việt Nam xả thân qua đây tu hành có một người từng là thư ký cho một nhân vật cao cấp trong chính phủ. Thấy giúp sếp làm nhiều việc ác quá, nên cô ta bỏ việc mà qua đây tu sám hối. Không hiểu cô ấy đã làm gì ác nữa?

Có sư cô kể tôi nghe rằng từng gặp một số người Việt Nam tại Bồ Đề Đạo Tràng; trước khi tham gia làm một việc gì đó vô cùng ác, họ lại bỏ thời gian và tiền bạc sang đây thăm Phật hay hỏi ý kiến Phật gì đó. Thậm chí từng làm ác, bây giờ hối hận nên qua đây tìm lối thoát từ Đức Phật. Tội họ!!!!! Cuộc sống có bao lâu đâu mà không biết quý trọng kiếp người để bị tái sanh vào cõi thấp làm gì cơ chứ!

11. Cô gái Thái Lan ở cạnh phòng, một hôm từ Tháp về và đưa cho tôi tờ giấy này do một người đàn ông Ấn đưa cho:

“Dear Friend,

If you love Buddha, if you love Bodhgaya, then look at this webpage www.swamiji1.wordpress.com and join your hand to stop corruption in Bodhgaya. God bless you……………… Arup Bramhachari (Swami Ji), Bodhgaya.”

Hãy vào trang này đọc trước khi quyết định có nên đổ tiền vào Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) không các bạn nhé!!!! Sigh sigh sigh! Lúc mới đến Bồ Đề Đạo Tràng, cảm giác của tôi khi nhìn các tượng Phật là tượng nào cũng khóc cả. Tôi cứ nghĩ chắc mình nghiệp nặng quá nên Phật cứ thấy là khóc. Bây giờ mới biết nguyên nhân Phật khóc không phải là do tôi, một kẻ ngoại đạọ.


12. Ở Burmese Vihara, khi thanh toán tiền phòng thì các bạn hãy tìm các nhà sư mà trả nhé!!! Có thể trả thẳng cho sư trụ trì (ở đây người ta gọi vị này là “Big Bante,” vị này hơn 90 tuổi rồi, ở Ấn độ đã hơn 50 năm, rất là nhân hậu.) Cứ hỏi “Big Bante” thì ai cũng biết và chỉ cho bạn đi gặp nhà sư.

Cái thằng Vicky, quản lý người Ấn độ của các sư, rất là gian manh dù các sư nuôi nó từ hồi nó còn nhỏ xíu. Nó chuyên ăn chặn tiền phòng lắm đó. Khi du khách đến, nó hay bảo trả tiền cho nó; dù nó có ghi giấy hẳn hoi nhưng không tin nó được. Nó có thể nói giá cao hơn để ăn chênh lệch nữa đó các bạn! Nếu nghi ngờ thì tìm sư phụ trách mà hỏi. Sư phụ trách có thể thay đổi tùy thời điểm (do các sư hết hạn visa về lại Miến Điện); duy chỉ có Big Bante thì không đổi (nhưng Big Bante lại không quan tâm đến tiền bạc nên hỏi sư cũng như không hà).

Thằng Vicky khi du khách đến mà có mặt sư thì nó bảo trả tiền cho sư, khi không có mặt sư thì nó bảo trả tiền cho nó (dù trên tấm bảng ngay trước lối vào phòng nó ghi rằng thanh toán tiền cho sư phụ trách). Do đó nếu muốn trả tiền phòng hay cúng dường cho chùa thì cứ gặp thẳng sư mà đưa các bạn nhé!

Các bạn sẽ hỏi là sao tôi không thông báo cho sư để họ đuổi cổ nó đi. Các sư biết hết đấy các bạn, nhưng lòng từ bi của họ cao lắm nên họ đợi nó quay về nẻo chính chứ không đuổi nó đi đấy!!!! Chính vì lòng từ bi của họ cao như thế nên họ mới là nhà sư, nếu không thì là người thường như chúng ta mất rồi.

13. Nơi vào internet rẻ nhất ở Bồ Đề Đạo Tràng:

Nơi này chỉ có giá Rs 10/giờ trong khi những nơi khác là Rs 30/giờ. Từ Burmese Vihara bước ra, quẹo phải thì thấy ngay ngã ba trước mặt, có ghi chữ Sujata Graph, đến ngả ba, rẻ trái vào một con đường, sẽ thấy một cái cầu xi măng dài bắc ngang qua sông Nê Liên Thiền; mỗi khi ở Bồ Đề Đạo Tràng có người chết là mấy thằng Hindu khiêng xác chết ngang qua cầu này để sang bên kia sông hỏa thiêu. Tuy nhiên các bạn không băng qua cầu, vừa rẻ vào ngả ba, đi vài chục mét là thấy tiệm Internet giá Rs 10/giờ nằm bên tay phải, cạnh mấy tiệm sửa xe đạp.

Mấy thằng quản lý ở tiệm này thấy bạn là người nước ngoài có thể nói giá Rs 20/giờ đề ăn chênh lệch đấy! Thường ngay khi vào là tôi nói luôn giá cho bọn chúng khỏi thách. Ngoài ra chúng hay tính lộn thời gian lắm, không biết là do chúng cố ý hay vô ý. Do đó các bạn tự tính thời gian và tự trả tiền. Ví dụ, tôi vào lúc 5h40 đến 7h mà chúng bảo rằng 3 tiếng. Tôi gõ đầu chúng mấy cái và móc Rs 15 trả.

14. Nghe nói Om Restaurant đổi tiền cao nhất ở Bồ Đề Đạo Tràng. Tuy nhiên trước khi đến đây thì các bạn đi một vòng xem giá trước đã.


Kỳ sau: Vài hình ảnh ở Bồ Đề Đạo Tràng  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét