CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (11): Huaihua

 Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (10): Tongdao 

Sáng trời vẫn lạnh căm nên tôi chẳng muốn dậy chút nào, ngủ đến 10h mới chịu ra khỏi chăn. Làm vệ sinh cá nhân xong cũng đã 11h. Tôi xuống nhà dưới xin nước nóng rót vào bình thủy cá nhân và bắt đầu một ngày đi dạo. Gần nhà trọ tôi ở là một khu chợ khá lớn, ngay trước cổng chợ có một quán cơm. Tôi bước vào xem. Cơm nấu trong những cái thố nhỏ, mỗi khẩu phần là một thố, đồ ăn thì múc riêng ra đĩa. Tôi hỏi giá. Họ nói từ 8-10 NDT. Đang phân vân thì hai người đàn ông Trung Quốc bước vào gọi món. Họ muốn ăn giá 10 NDT nên được chọn hai phần thịt và một phần rau. Tôi ăn giá 8 NDT nên được chọn 1 phần thịt và 2 phần rau (dĩ nhiên là tôi thích ăn rau hơn rồi). Cơm ở đây chỉ có giá 8 NDT mà ngon hơn nhiều cơm tôi ăn ở nhà hàng gần ga với giá 12 NDT.

Có vài người bán hàng trước cửa nhà hàng, nhân lúc không có khách, vào đây ngồi để trốn lạnh. Họ tụ tập ở cái bàn tôi đang ngồi và nói chuyện. Thỉnh thoảng họ quay sang nói gì đó với tôi, tôi chỉ gật đầu cười cười. Cuối cùng khi tôi ăn xong, lấy bình trà hoa cúc ra để uống thì cả nhóm người này đổ dồn ánh mắt về phía tôi và bắt đầu hỏi (dĩ nhiên là tôi không hiểu rồi) Không thể tiếp tục giả làm người Trung Quốc nữa, tôi khai thật là tôi là người Việt Nam. Khi biết tôi đến đây một mình, họ tròn mắt lên ngạc nhiên. Họ hỏi tôi làm nghề gì, tôi nói tôi là giáo viên tiếng Anh. Họ nhìn tôi đầy thán phục. Lúc đó, tất cả khách đang ăn torng nhà hàng đều nhìn tôi cười cười. Quá quen với những cảnh như vậy nên tôi cứ thủng thẳng cất bình trà vào, móc túi lấy tiền trả và tạm biệt họ rồi bước ra.

Tôi đi dạo loanh quanh thành phố, chờ đến giờ hẹn để nói chuyện với Sima. 5h chiều giờ Trung Quốc là Sima đã có mặt ở Bangkok và ngày hôm sau sẽ bay đi Trung Quốc. Bà ta muốn nói chuyện với tôi để chắc ăn là sẽ gặp tôi tại Trung Quốc. Bà ta sợ khi đến, lại bị mất dấu tôi. Tôi cũng ngại cho Sima bởi vì bà ta dĩ nhiên là không biết tiếng Trung rồi; có việc gì không vừa ý hay làm ầm cả lên; như vậy sẽ thu hút tụi móc túi giật giỏ đến mà thôi. Vả lại, người Trung Quốc cũng chẳng biết tiếng Anh nên có làm ầm lên với họ cũng chẳng có ích gì.

Đi một hồi tôi thấy bàn chân khá lạnh dù ở Sanjiang, tôi đã mua một lớp lót bông cho giày để bàn chân được êm ái hơn. Vậy mà ở đây đường ẩm ướt nên lớp lót cũng chẳng ăn thua gì. Tôi phải mua thêm một lớp lót bông cho vào giày thì mới thấy ấm hơn. Tôi không có nhiều kinh nghiệm đối với thời tiết lạnh nhưng tôi nghĩ có hai vị trí trong cơ thể không thể bị lạnh nếu không muốn bị cảm – đó là mỏ ác (nên tôi đội đến hai lớp nón) và lòng bàn chân (nên tôi lót đến hai lớp bông). Vậy mà thỉnh thoảng tôi vẫn bị chảy nước mũi đó.

Đang đi thì thấy có hai chị em đang chơi đùa – cô chị khoảng 8-9 tuổi, cậu em khoảng 2-3 tuổi. Cô chị để cậu em lên xe đẩy và hai chị em để xe chạy xuống dốc, sau đó cô chị bỏ xe và chạy đi trốn cậu em. Cậu em, không thấy chị, nên khóc ầm ĩ lên. Trông thấy tôi, cậu bé dừng lại, ngước nhìn tôi và gọi: mama (mẹ). Tôi ngạc nhiên quá, chẳng lẽ tôi giống mẹ của nhóc tì này sao. Cậu bé ngước nhìn tôi và gọi mấy lần, thấy tôi chẳng nhúc nhích (đang ngạc nhiên mà) nên đẩy xe chạy và lăn cù mèo. Hai tay dính bùn, cậu ta chìa ra phía một khách qua đường và định chùi hai bàn tay bùn vào người ông ta. Ông ta nhảy đổng cả lên và nói gì đó. Trông cảnh này buồn cười lắm. Cậu bé tí xíu, khóc mè nheo, chìa ra hai bàn tay bé xíu đầy bùn về phía một ông cao lớn đang nhẩy đổng lên. Cuối cùng ông ta bế cậu vào tiệm sửa xe kế bên và lấy giẻ lau tay cho cậu. Cậu bé, sau khi được lau tay, khóc ầm lên và chạy theo cô chị lên phía trên. Ông này vẫn không đi vội mà đứng nhìn cậu bé chạy có an toàn không, khi thấy cậu rẻ vào nhà rồi, ông mới đi tiếp. Có thể ông này là hàng xóm của cậu bé đây.

Đi loanh quanh một hồi thì tôi ghé vào siêu thị mua một ít thức ăn để ăn trên xe lửa đây. Chắc tại trời lạnh hay sao ấy mà tôi ăn rất nhiều, rất hay thèm ăn và ăn liên tục. Vừa ăn xong cơm, tôi lại vào siêu thị mua thêm chân vịt và giò heo đã nấu sẳn để gặm. Chân vịt thì khá ngon nhưng cay quá. Giò heo thì do để lâu trong thời tiêt lạnh nên khá cứng, không thể nhai nổi nên tôi cất lại. Ngoài ra tôi còn mua bánh ngọt và hột hướng dương để gậm trên xe lửa.

Ở Trung Quốc, do thời tiết lạnh nên nhiều người mặc nguyên cả bộ đồ bông để mặc ngủ đi ra đường, mà lại mang giày cao gót cho sành điệu nữa chứ. Không biết người khác nghĩ sao chứ tôi nhìn thấy buồn cười quá  bởi vì trông họ rất giống bị bông di động.

Đến giờ nói chuyện cùng Sima. Tôi đề nghị bà khi đến Quảng Châu thì không nên ra ngoài mà nên mua vé máy bay nội địa bay đi Guiyang luôn. Mùa này vừa hết lễ thôi nên dân Trung quốc vẫn còn đi lại rất đông. Tàu xe có thể rất khó mua vé hoặc phải xếp hàng rất lâu. Mua vé máy bay thì tiện hơn. Sima đồng ý và chúng tôi hẹn gặp tại Yidu Youth Hostel. Vậy là xong vụ Sima, tôi ra ga mua vé đi Guiyang. Ôi những đám đông xung quanh các ô cửa bán vé. Tôi tham gia vào một đám và chờ khá lâu mới đến lượt mình. Khi còn khoảng 3 người khách nữa thì đến lượt tôi mua vé thì có một người khách (hình như mua vé không được hay sao ấy) đang mắng cô bán vé ỏm tỏi. Ông ta có giọng điệu rất bất bình. Cô bán vé giận quá nên đứng dậy bỏ đi vào trong. Cô bán vé ngồi ở ô cửa kế bên, đi qua để giải thích gì đó nhưng ông ta vẫn mắng chửi om sòm. Cuối cùng một bảo vệ vào, rất nhẹ nhàng hình như hỏi ông ta muốn gì. Ông ta trả lời rất lớn tiếng. Người bảo vệ vẫn rất nhẹ nhàng và cuối cùng dẫn được ông ta ra ngoài cho người khách tiếp theo vào mua (gặp bảo vệ ở Việt Nam thì chắc vào lôi kéo quát nạt khách hàng rồi???).

Cuối cùng tôi cũng mua được vé cho ngàyy hôm sau đi Guiyang, giá tiền là Y65, tàu chạy lúc 9h41 sáng. Tôi về nhà trọ và khoe với chị chủ tấm vé của mình. Chị ta giữ tôi lại và “tám.” Chị ta 48 tuổi, có hai con, một trai, một gái. Hình như ở xứ lạnh người ta trẻ hơn hay sao ấy. Nhìn chị ta khá trẻ nên tôi không thể nào tin là chị ta đã 48 tuổi.

Đánh một giấc đến sáng thì thu dọn hành lý và chuẩn bị “hành quân.” Tôi thức dậy khá sớm và nằm nướng đến 6h30. Check out lúc 8h30, vẫn còn kịp thời gian ăn cơm sáng và có mặt ở ga lúc 9h kém (nhà trọ tôi ở khá gần ga mà). Ngồi cạnh tôi ở nhà chờ ở ga là một người đàn ông Trung Quốc. Ông ta cứ tìm cách bắt chuyện và nhờ đó tôi mới biết là tàu của tôi đến trễ 110 phút (đọc bản thông báo điện tử có hiểu đâu). Vậy là chờ thêm 1 tiếng đồng hồ nữa tôi mới được lên tàu.

Wow, khung cảnh trong tàu chẳng khác nào chợ hàng xén, người ta ngồi la liệt trên ghế và lối đi, hút thuốc, đánh bài. Tôi thật vất vả để kéo hành lý của mình qua khu chợ người này và cuối cùng cũng thấy ghế của mình nhưng băng của tôi là băng 3 mà lại có 4 người đang ngồi. Một gã thanh niên đang ngồi vào chỗ của tôi. Tôi chìa vé ra và nói: wo tơ chụa (ghế của tôi). Anh ta chỉ vào những người cạnh, ý nói sao tôi không đuổi những người khác mà lại đuổi anh ta. Tôi chỉ vào vé và nói: shua hào (số 10) và anh ta đang ngồi nên ngay ghế số 10 nên tôi mới lấy lại được chỗ ngồi của mình.

Hóa ra đi tàu lửa ở Trung Quốc vào dịp lễ là như thế (đây là dịp lễ tết dương lịch mà). Nhiều người tiết kiệm tiền nên chẳng thèm mua vé ngồi mà mua vé đứng (thường giá rất rẻ, như tôi đã mua lúc đi từ Tongdao về Huaihua, ngồi 6 tiếng trên tàu mà chỉ trả có Y10 thôi) rẻ hơn vé ngồi nhiều và khi nào khách xuống ga thì xí chỗ ngồi đại. Vì vậy nhiều người khách mua vé ghế ngồi mà lên ga giữa đường là phải cố tống cổ “những kẻ xâm phạm” này ra khỏi ghế của mình. Một lý do khác mà người ta phải mua vé đứng là không còn vé ngồi nữa nên muốn đi tàu đó thì chỉ còn vé đứng thôi. Toa xe của tôi chật cứng người, người xuống thì ít mà người lên thì nhiều. Ngồi chán nên họ bày đồ ăn ra ăn và xả rác ngay dưới chân. Oh, đi tàu lửa Trung Quốc vào dịp lễ thì đúng là kinh thật. Đã vậy dân Trung Quốc hút thuốc lá như quỷ đói vậy đó. Các toa tàu kín mít người và họ thì thay nhau hút. (Vì vậy có một cô gái Trung Quốc vừa xuống tàu đã muốn ngất ngay tại chỗ nhưng may là cô ta có một nhóm bạn đi cùng chăm sóc.)

Đến lúc này thì tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng Trung Quốc không thể “soán ngôi” Mỹ để trở thành số 1 rồi. Lý do là tụi Trung Quốc hút thuốc như quỷ đói (già trẻ lớn bé gì cũng vậy) và gạt tàn thuốc lung tung nên cứ vừa xây xong cái gì đó thì họ đốt luôn bằng khói thuốc ấy mà hehehe. Ah, bây giờ thì tôi cũng thấm thía lời khuyên từ một trang web hướng dẫn du lịch Trung Quốc. Các khách sạn và nhà trọ ở Trung Quốc hay bị cháy lắm; vì vậy sau khi check in thì việc đầu tiên mọi người nên làm là đi tìm lối thoát hiểm và phải định vị cho bằng được vị trí phòng mình với lối thoát hiểm để trong trường hợp có hỏa hoạn (rất hay xảy ra) thì biết hướng mà chạy. Và cũng vì vậy mà mỗi khi ra đường tôi hay mang theo tất cả giấy tờ quan trọng, chẳng dám để ở khách sạn (lỡ cháy mất thì làm sao)

Tiếc lộ với mọi người rằng: mỗi khi lên một chiếc xe buýt, một toa xe lửa, một phòng internet (thường những nơi này đóng cửa kín như bưng để chống lạnh ấy mà), thấy đậm đặc một không khí đầy khói thuốc. Tôi nói thầm: Mẹ kiếp lũ Trung Quốc hút thuốc như quỷ đói.

Trong khi đó tụi Ấn độ nhai thuốc lá không hà. Lên một chiếc xe buýt, dù cửa mở thong thóc (do nóng) người nào lở ghiền thuốc lá mà lén hút thì bị quát ngay lập tức (chắc họ sợ hỏa hoạn) Té ra Ấn độ lại văn minh hơn Trung Quốc ở điểm này sao? Dù cả hai nơi, tỷ lệ khạt nhổ như nhau nhưng ở Trung Quốc đâu đâu cũng là khói thuốc lá, trong khi ở Ấn độ đâu đâu cũng là bã thuốc (họ nhổ ra sau khi nhai, giống như người ta ăn trầu vậy đó.) Một người chẳng ưa gì khói thuốc như tôi dĩ nhiên là “yêu” Ấn độ hơn Trung Quốc rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét