CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (7): Ruộng bậc thang Longji (làng Dazai, Tiantou) (3)

Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (7): Ruộng bậc thang Longji (làng Dazai, Tiantou) (2)

Tối hôm đó có bão hay sao ấy mà gió thổi khá mạnh, các cửa sổ đập vào vách gỗ rầm rầm. Có giết tôi chết, tôi cũng chẳng dám mở cửa phòng ra mà đi khắp 3 tầng nhà để đóng những cửa sổ đang mở. Vì vậy, tôi đành chịu mất ngủ luôn. Vậy mà sáng hôm sau cũng phải 9h30, tôi mới thức dậy. Thử mở đèn thì phát hiện hôm nay có điện ban ngày. Thế là tôi quyết định gội đầu bằng nước lạnh luôn (ở đây có nước nóng nhưng do tôi lười đi qua tòa nhà bên kia nhờ chị chủ nhờ mở giùm nước nóng – vả lại mấy hôm nay sử dụng nước lạnh không cũng có sao đâu) Tôi vào nhà tắm gội thì thật ra nước lạnh buốt như có kim châm vậy đó. Gội thật nhanh, tôi ra ngoài bật máy sấy cho thật khô da đầu. Tóc ướt thì không sao chứ để cho da đầu bị ướt là cảm lạnh ngay. Vì thế tôi sấy thật khô da đầu. Lạnh đến nỗi hai đầu gối đập vào nhau cồm cộp nhưng tôi vẫn không từ bỏ thói quen nhúng khăn vào nước lạnh để lau mình. Dù không tắm nhưng hôm nào tôi cũng lau mình cả (tôi là người ở sạch mà.) Sau đó, tôi dùng máy sấy người luôn hehehe.

Ăn xong tô mì gói nấu với cà chua, tôi bắt đầu áo mũ để đi ra ngoài. Lúc đó chỉ mới 11h trưa thôi (vẫn sớm hơn hôm qua một tiếng mà.) Tôi đi đến điểm tham quan thứ 3, còn được gọi là Golden Buddha Peak. Sau một hồi leo trèo, có những lúc tưởng lạc đường rồi. Một mình đi xuyên qua những khu ruộng bậc thang và những rừng tre. Tôi rất sợ bị cướp ấy chứ nhưng lỡ liều rồi, vừa đi vừa cảnh giác cao độ, có gì chạy cho thật nhanh. Trên khắp đường đi, thỉnh thoảng lại thấy những bia mộ. Mỗi khi nhìn thấy, tôi luôn dừng lại và thành tâm xá 3 xá. Dù sao cũng đi vào vùng đất của họ mà nên phải chào hỏi cho phải phép; vả lại, tôi lại có một mình thôi nên cũng nhờ họ che chở giúp.

Thật sự ở Trung Quốc, đây không phải mùa cao điểm khách du lịch nên thỉnh thoảng mới gặp một đoàn khách du lịch Trung quốc (họ luôn đi theo nhóm mà, chẳng dám đi một mình đâu và nói chuyện nhặng xị cả lên. Lâu lâu họ làm tôi giật nảy cả mình khi đang đi vào nơi hoang vắng chót vót trên đỉnh đồi ở cao độ khoảng 1000m so với mực nước biển thì nghe tiếng họ cười lanh lảnh như ma ấy; thật sự, tôi cũng làm họ nảy cả mình khi lầm lũi đi một mình với trang phục toàn đen và chẳng gây tiếng động nào cả bởi vì có hiểu họ nói cái gì đâu mà trả lời) và hiếm mà gặp khách nước ngoài.

Tóm lại tôi cứ lầm lũi bước và đi đại, cứ thấy đường có lót đá xanh thì đi, có khi băng đại qua ruộng bậc thang để leo bởi vì không thông thuộc đường sá ở đây. Các đoàn khách Trung Quốc dù ở trên lãnh thổ của họ nhưng họ nhát lắm, luôn có người địa phương dắt đi. Tôi chẳng cần hướng dẫn viên, cứ thấy đường có lót đá xanh (đường dành cho du khách mà) thì đi. Đi hoài, không đến được làng này thì cũng đến làng nọ, làng kia. Chỗ nào mà chẳng mới lạ, chẳng đáng để đến và chụp hình chứ, nên tôi đi còn khoái bị lạc nữa chứ (ngoại trừ lúc hoàng hôn mà bị lạc thì chẳng hay chút nào.)

Vả lại ở khu vực này có nhiều bảng hướng dẫn cho du khách lắm. Nhiều khi tôi đi hoài mà không thấy bảng hướng dẫn là biết mình lọt vào khu dân cư. Khi lại thấy bảng hướng dẫn thì biết mình đang trong khu du lịch. Cứ thế, cuối cùng tôi cũng lên đến đỉnh Golden Buddha. Mặc dù mùa này, ruộng chỉ còn gốc mạ, chẳng thấy lúa chín vàng ở đâu nhưng phải công nhận ruộng bậc thang ở đây thật đẹp và hoành tráng mà không nơi nào có thể sánh được, kể cả Sapa của Việt Nam. 





Đến lúc này thì tôi không còn tiếc 50 NDT mua vé vào cổng nữa rồi bởi vì bảng hướng dẫn khắp nơi, lối đi được trải đá xanh nên rất dễ leo trèo và cảnh đồng ruộng thì thật ngoạn mục. Tóm lại cũng đáng đồng tiền bỏ ra nhưng với điều kiện phải ở 4 đêm như tôi kìa, chứ như đám sinh viên Trung Quốc mà tôi gặp hôm qua thì thật phí tiền.

Sau khi lên đỉnh, ngắm cảnh, chụp ảnh, quay phim chán chê rồi thì tôi lại tìm đường xuống. Không muốn đi lại con đường cũ, tôi vòng qua núi và tìm đường xuống, lấy móc là làng Dazai dưới chân núi, tôi cứ thế mà phăng phăng đi, thấy đường thì đi, thấy ruộng thì cũng lội, nhưng có lúc phải lội ngược trở lên vì có ba con chó cứ nhắm tôi sủa mãi nên tôi đoán  chắc đó là nhà dân, không phải lối đi công cộng, làm phí công lội hết 10 phút. Sau một hồi lội ruộng khí thế tôi cũng lọt vào làng Xinzhao, có ba đứa trẻ con đang chơi giỡn, thấy tôi chúng ùa đến để rủ chơi đánh nhau, tôi cũng tham gia luôn.

 Một lúc thì bắt đầu leo xuống, khi xuống tới làng Dazai từ hướng này, người dân ở đây nhìn tôi lạ lẫm bởi vì hình như ít có du khách nào leo xuống mà đường này chăng. Nhưng tôi bị nhìn lạ lẫm hoài nên giờ chai mặt rồi, chẳng thèm để ý nữa. Vào quán kiếm đồ ăn thì mắc quá, giá cho du khách mà. Tôi lại trở về quán cũ mà ăn tô mì giá 3 NDT vậy (lúc đó tôi phát hiện người dân địa phương chỉ trả có 2.5 NDT/tô mà có nhiều thịt hơn tô của tôi giá 3NDT- vậy mà lúc đầu họ còn đòi đến 5 NDT). Sau đó tôi mua cây bánh ngọt để dành ngày mai ăn sáng và ăn dọc đường khi leo núi. Ở Guilin, cây bánh này mua trong cửa hàng cho du khách (nghĩa là giá đã cao hơn bình thường rồi) là 6.5 NDT, ở đây giá đến 8 NDT.

 Kinh nghiệm cho những người đi du lịch là khi nào đến đây thì nên chuẩn bị thật nhiều đồ ăn khô và mì gói vào. Ở đây, họ “chém” du khách không tiếc tay mà. Dù phương châm của tôi khi đi du lịch là mua hàng giúp người địa phương nhưng với kiểu chém thế này thì thật chẳng ngu dại gì mà đưa cổ cho họ cứa, sau đó có thể họ còn cười bảo tại mình ngu.

Những người dân tộc Yao ở đây tự may thêu lấy những sản phẩm với hoa văn truyền thống của họ như ví tiền, túi đựng điện thoại, khăn choàng, thắt lưng, khăn trải bàn, nón…. bằng vải thổ cẩm và mấy đồ trang sức như dây chuyền, vòng tay, bông tai bằng bạc. Những người bán các món này có mặt ở khắp nơi và lúc đầu luôn thân thiện chào hỏi mình và sau đó mời mình vào nhà hoặc nếu ở ngoài đường thì lấy trong gùi tre của họ ra trưng bày cho xem và chào mời mua. Có người bám theo rất dai. Đa số người bán đều U 50 trở lên. Không mua cũng ngại mà mua rồi lại phải “tha” đi từ nơi này đến nơi khác. Tôi lại sợ phải “tha” nên cứng rắn không mua dù có nhiều món làm mình đắn đo mãi ví dụ dây thắt lưng thêu tay có hoa văn khá đẹp mà chỉ có giá từ 30-50 ngàn VND thôi. Cũng muốn mua lắm nên cứ ướm thử vào người nhưng cuối cùng cũng quyết tâm bỏ xuống, cất tiền vào túi thôi.

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (8): Sanjiang  

1 nhận xét:

  1. Đọc blog của bạn viết hấp dẫn quá nên MocNhan vừa đọc vừa tạo ra cái bản đồ để đánh dấu các điểm bạn đã ghé thăm. Cũng là 1 cách đi du lịch ảo theo hướng dẫn của bạn.

    Đường link của bản đồ :

    https://maps.google.com/maps/ms?msa=0&msid=201061357683816911114.0004d13f5a49e42cfd467

    Mình chưa sử dụng thạo blogspot nên để lại email cho bạn tiện liên hệ (nếu cần) : invescolayerend10@gmail.com

    Trả lờiXóa