CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (16): Kaiyuan

Hôm sau, Sima đòi đi taxi bởi vì bà ta không muốn đi bộ trên đường cao tốc. Tôi nhờ chị chủ đón giùm taxi. Không may cho chúng tôi là những chiếc taxi chạy ngang qua đều có người, đón hoài không được và chị chủ nhà trọ thì luôn miệng nói gần lắm đi bộ đi. Cuối cùng chúng tôi kéo hành lý đi bộ. Sima nói bà sẽ viết trong nhật ký kể về “good experience” mà bà có được từ việc đi bộ trên đường cao tốc.

Cũng may và cũng xui là đường cao tốc hôm nay bị kẹt xe vì vậy mà việc đi bộ của chúng tôi đỡ kinh dị hơn nhưng chúng tôi bị trễ xe buýt đến 1 tiếng đồng hồ. Và cũng chính vì kẹt xe, mà tài xế chiếc minibus của chúng tôi phải đi vào các con đường nhỏ ngang qua các vùng nông thôn, vì vậy cuộc hành trình 3 tiếng của chúng tôi trên xe buýt chẳng khác nào như đang phi ngựa vậy đó, xốc ê ẩm. Thêm vào những tên Trung Quốc đáng ghét hút thuốc trên một chiếc xe đóng cửa kín mít. Sima luôn miệng kêu: Oh lala, gentlemen, stop smoking! Open the window if you smoke. Dĩ nhiên không ai hiểu bà ta nói gì rồi, mà có hiểu thì bọn họ cũng chẳng thèm quan tâm. Vì vậy bọn họ thi nhau hút và ngu sao mở cửa sổ cho lạnh. Kinh dị thật!!! Tôi nói với Sima: Dù sao cũng là “good experience” về Trung Quốc ấy mà.

Cuối cùng, xe dừng lại, bác tài đi xuống chỗ chúng tôi ngồi và nói gì đó có từ “Kaiyuan” vì vậy tôi biết chúng tôi đã đến nơi. Nhưng chúng tôi không ở bến xe mà lại ở giữa đường và bác tài chỉ vào mấy chiếc taxi đang đậu, chắc ý muốn chúng tôi đi taxi về trung tâm thành phố đây mà. Tôi hỏi bác tài đi dâu thì bác ta cho tôi một cái tên mà tôi đoán là một thành phố nào đó. Thì ra chiếc xe mà chúng tôi đi không phải là xe đi Kaiyuan mà là đi một thành phố khác và chỉ đi ngang Kaiyuan thôi.

Vậy là chúng tôi in the middle of nowhere đây mà. Chẳng có một thông tin gì về thành phố này, không có bản đồ và sách hướng dẫn du lịch hầu như chẳng đề cập đến thành phố này bởi vì đây không phải là một thành phố du lịch. Thấy phía trước có vài chiếc xe buýt đang đậu, tôi và Sima leo đại lên một chiếc và đi đến khi nào thấy nhiều cửa hàng và nhìn giống trung tâm thì leo xuống. Chiếc xe buýt chùng tôi leo lên thật ra cũng rất unusual bởi vì ghế ngồi bằng gỗ trông giống như một school bus vậy đó.

Chúng tôi leo xuống ở một nơi có nhiều người qua lại và nhiều cửa hàng. Tôi hỏi thăm người đi đường đi hướng nào có nhà trọ (bin cuận) thì một ông lão qua đường tận tình dẫn đến một khách sạn trên con đường này. Sauk hi cảm ơn rối rít, chúng tôi bước vào hỏi thì mới biết ở đây người nước ngoài không được phép ở. Ra ngoài, đang loay hoay tìn đường thì một bà cụ qua đường dẫn đi đến một nhà trọ khác, đi một đoạn cũng khá xa. Cảm ơn xong vào hỏi thì mới biết ở đây cũng không chấp nhận người nước ngoài. Vậy là bước ra, lần này một thanh niên Trung Quốc lại dẫn chúng tôi vào một khách sạn khác (sau khi anh ta điện thoại hỏi thăm búa xua). Khách sạn này chấp nhận chúng tôi, giá phòng là 50 RMB/người, trong phòng không có mềm điện nhưng thời tiết không lạnh lắm nên cũng chẳng sao.

Thật ra tôi nhận thấy người Trung quốc ở đây khác với người Trung quốc ở những thành phố khác, họ thân thiện hơn và nước da sậm hơn, nhiều người mắt hai mí hơn. Anh thanh niên thật ra rất tốt bụng nhưng có điều anh ta không biết tiếng Anh và tôi thì chỉ biết bập bõm tiếng Hoa thôi. Anh ta điện thoại cho cô em gái của mình (cô ta nói tiếng Anh khá tốt) để hướng dẫn chúng tôi đi ra bến xe mua vé xe cho ngày hôm sau đi dần về cửa khẩu. Chúng tôi hỏi tuyến xe buýt để đi ra bến xe mua vé. Cô ta nói không có tuyến xe buýt và đề nghị chúng tôi đi taxi (Rẻ lắm chỉ có 4 RMB thôi). Cô ta còn nói anh trai mình viết ra những câu  mà chúng tôi cần để tài xế chở ra bến và từ bến thì mua vé đi tiếp như thế nào nữa. Họ quả thật vô cùng nhiệt tình và đáng yêu!!!!

Sau khi giúp đỡ thông tin xong, anh ta nói muốn kết bạn với tôi để học tiếng Anh. Tôi nói không sao, tôi cũng muốn học tiếng Hoa nữa và anh ta lấy giấy viết ra địa chỉ qq của mình. Ôi giời, Sima luôn miệng nói: Tôi chỉ muốn Skype luôn; qq là cái gì???? Rút kinh nghiệm từ cô Liễu mà chúng tôi gặp ở Guiyang, tôi phải giải thích với Sima rằng ở Trung Quốc nhiều người không biết Skype đâu, họ chỉ biết qq thôi, nghĩa là số điện thoại của họ cùng @qq.com thì sẽ trở thành địa chỉ email của họ.

Thật ra Kaiyuan là một thành phố mỏ (mining city), khá ô nhiễm với những cột khói công nghiệp ở khu vực xung quanh núi. Nếu không có những cột khói này thì thành phố này khá đẹp với một dãy núi bao quanh. Thành phố này khá nhỏ, cho dù chúng tôi có đi loanh quanh kiểu gì thì cũng trở về ngay trung tâm. Tuy nhiên đây là một thành phố khá rẻ, vì vậy mà Sima thích vô cùng. Ở đây chúng tôi tìm thấy một cửa hàng 2 RMB, nghĩa là món nào cũng có giá 2 RMB (tương đương 6.500 VND). Sima mua vài chục món. Tôi chỉ mua đúng một cái đèn pin thôi.

Ở cuối đường khách sạn chúng tôi ở có một tòa nhà rất đẹp. Tôi và Sima đoán rằng đó là khách sạn 5 sao nên quyết định đi vào tham quan nên tuyệt đẹp này. Oh, không thể tin được là cái khách sạn 5 sao này thật ra là một bệnh viện. Sima nói bà chưa bao giờ thấy một cái bệnh viện đẹp đến như vậy. Toa2nt hể kiến trúc của khu quần thể này vô cùng nghệ thuật, kể cả kiểu dáng của các tòa nhà không hề trông giống những bệnh viện bình thường. Thấy vài người mặc quân phục nên tôi nói với Sima có thể đây là bệnh viện của quân đội cho nên mới đẹp như vậy.

Ở đây có một công viên khá đẹp, vào ngày nắng ấm người dân ra đi đi dạo và cả tập hát nữa.
Người dân đang tập hát trong công viên (Sima đang đứng nghe sau lưng họ - trông bà giống như đang mang bầu bởi vì bà cho túi đựng giấy tờ vào bên trong áo khoác)

Một góc công viên

Một toilet trong công viên
Sáng hôm sau chúng tôi đi bộ lòng vòng thì ra được bến xe miền Nam, ở đây có vé đi Pingbian giá 30 RMB. Nơi này cách Hà khầu của Việt Nam 2 tiếng xe buýt. Chúng tôi quyết định ở lại Kaiyuan thêm 1 đêm, nghĩa là sẽ đi Pingbian vào ngày 15 và ngày 16 sẽ đi Hà Khẩu. Tôi có double-entry visa mà. Nếu gia hạn ở Trung Quốc thì tôi cũng phải trả tiền mà lại mất đi second entry. Vì vậy tôi đi về Việt Nam đóng một cái dấu ra vào khác để được miễn phí, sau khi dùng hết entry trên visa thì sẽ gia hạn tại Trung Quốc. Dân Trung Quốc tính toán kinh lắm nên phải tính toán lại với họ. Tôi nói với Sima rằng visa Trung Quốc (dành cho người Việt) 1 entry giá 60 đô Mỹ, double entry giá 90 đô Mỹ (giá sĩ mà). Mỗi entry chỉ được phép ở 30 ngày. Nếu ở lố, thì mỗi ngày lố phải đóng phạt 500 RMB. Nếu hết 30 ngày mà muốn ở thêm thì phải đến đồn công an khu vực tại Trung Quốc nộp đơn xin gia hạn (thật ra là làm một visa mới) và phải đóng phí, tùy nơi nhưng tối thiểu là 20 đô Mỹ/lần. Tôi nghe nói hiện nay rất khó xin ở Trung Quốc 60 hoặc 90 ngày đối với visa du lịch (dành cho mọi quốc tịch.) Chắc tại họ muốn thu tiền thêm đây mà, chỉ cho ở 30 ngày thôi, ai muốn ở thêm thì phải đóng thêm phí cộng với một đống giấy tờ như tài khoản ngân hàng, đăng ký tạm trú, thẻ credit card,…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét