CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (8): Sanjiang


Định ở lại làng Tiantou thêm một đêm nữa nhưng không hiểu sao sáng hôm sau, tỉnh giấc, tôi đổi ý muốn đi Tongdao ngay. Vậy là thu xếp hành lý, xong mọi thứ cũng đã 12h trưa, vác ba lô xuống trả tiền phòng. Lúc đó chị chủ không có ở nhà, chỉ có bà mẹ thôi. Tôi nói muốn đi Tongdao, bà ta đưa hóa đơn cho tôi. Tổng cộng 3 đêm là 60 NDT+ hộp sữa tôi mua đêm trước 4 NDT (ở siêu thị chỉ bán có 2.5 NDT thôi.)

Trả tiền xong, bà mẹ gợi ý sẽ gùi giúp túi hành lý lớn của tôi xuống núi và tôi chỉ cần trả bà 10 NDT thôi. Lúc đầu tôi từ chối và ra dấu rằng tôi trẻ hơn bà nhiều mà không mang nổi phải nhờ bà mang thì ngại quá. Tiếng Hoa bập bẹ của tôi cũng làm bà ta hiểu và bà nói muốn mang giùm chỉ có giá 10 NDT thôi. Không thể từ chối hơn nữa, tôi đồng ý. Khi bà mang gùi đến, tôi bỏ túi hành lý vào và tự mang luôn. Tôi đeo vào vai bà ba lô nhỏ của tôi (thật ra cũng khoảng 5-6 kg) và nói: chầu ba (đi thôi.) Bà cười và bước theo tôi.

 Lúc đầu thì cũng không xi nhê gì nhưng càng đi thì hành lý càng nặng, may là đang xuống núi, chứ không phải leo núi như hôm vừa đến anh sinh viên người Đức mang giúp tôi. Nghĩ đến việc được mang giúp hành lý hôm mới đến, tôi cúi người xuống gùi túi hàng của mình và bước đi. Bây giờ thì tôi hiểu vì sao người ta hay chúi người về phía trước khi mang vác nặng; đó là để cho lưng đỡ bớt sức nặng đang đè lên dây chằng của cột sống đó mà. Tôi cũng làm vậy và bước đi càng nhanh càng tốt, chỉ mong tới nơi sớm thôi.

 Dọc đường đi, người ta nhìn tôi quá trời bởi vì trông tôi giống khách du lịch nhưng lại đeo gùi của người dân tộc. Bà mẹ giải thích gì đó với họ và họ nhìn tôi cười cười. Tôi cũng chẳng quan tâm và chỉ bước đi càng nhanh càng tốt mà thôi. Tuy nhiên, khi được nửa đường thì cũng phải dừng chân nghỉ ngơi 10 phút; bà mẹ bảo tôi đổi hành lý, tôi không chịu và lại tiếp tục gùi hàng của mình.

Khi xuống đến làng Dazai, bà mẹ mời tôi vào quán ăn mì, tôi cũng không chịu và nói chỉ muốn đi ra bến để đến Longsheng. Thật ra tôi sợ xe chạy mất, phải mất thời gian lâu mới chờ được chuyến sau. Bà mẹ có vẻ không vui khi tôi từ chối. Cuối cùng thì cũng đến được bến xe. (Từ làng Tiantou đến bến xe là 5 km đường núi đó.)

Tôi đi trước một đoạn khá lâu và tự mang hành lý lên xe. Bà mẹ một lúc sau đến thì tận tình mang ba lô của tôi lên xe để cạnh bên túi hành lý. Bà tôi thân mật nắm tay tôi và nói nhớ ghé trở lại nhé. Bà bảo mấy ngày qua bà có hai người bạn tốt: tôi và anh sinh viên người Đức. Sau đó bà đến ngồi chơi với những người Yao khác đang thêu thùa bên vệ đường. Thật ra là bà muốn tiễn tôi, nên chờ đến khi nào xe chuẩn bị chạy mới chạy đến nói tạm biệt tôi một lần nữa rồi mới đi về. Trông bà có vẻ buồn buồn, chắc tại tôi tự mang túi hành lý làm bà khó xử trước người khác chăng hay tại tôi không chịu ăn mì do bà mời hay tại tôi không biết tiếng Hoa để trò chuyện với bà nhiều hơn. Ôi chẳng hiểu nổi.

Phải đợi khoảng 45 phút xe mới khởi hành về lại Longsheng. Trong thời gian chờ đợi, tôi đi lòng vòng chụp ảnh. Cuối cùng xe cũng chạy, giá cũng là 9 NDT. Lái xe này đỡ điên hơn người lái xe của tôi vài hôm trước. Đến Longsheng là khoảng 3h chiều.

 Vào bến hỏi thì được biết xe đi Tongdao 8h sáng hôm sau mới có chuyến. Không biết làm gì, tôi kéo hành lý ra quán mì trước bến xe ăn cho no bụng trước đã. Ăn xong, tôi nghĩ bụng ở lại thành phố xấu xí Longsheng thêm một đêm chẳng hay ho gì nên đổi ý đi Sanjiang, từ Sanjiang cũng có xe đi Tongdao vào sáng hôm sau. Vậy là quay lại phòng bán vé và nói tôi muốn đi Sanjiang, giá vé 18 NDT. 3h30 xe chạy, đa phần khách xuống giữa đường và dọc đường xe dừng để đón khá nhiều khách đi đoạn đường ngắn nên đến 5h30 xe mới đến bến.

Từ bến xe Đông tôi hỏi đường đi Bến xe Tây (ở đây mới có xe đi Cầu Phong Vũ Chengyang). Dọc đường vài người gợi ý tôi đi xe ô tô 16 chỗ (50 NDT) hoặc taxi (300 NDT) Tôi lắc đầu và cố đi thật nhanh về bến Tây nhưng đến nơi thì đã trễ, chuyến cuối cũng đã lăn bánh. Tôi hỏi một người mặc đồng phục tìm nhà trọ giá rẻ ở hướng nào. Ông ta chỉ hướng trước mặt và nói: ta bin cuận (nhà trọ lớn). Tôi nói: bủ dao (không cần). Ông ta chỉ sang hướng trái và nói: xào bin cuận (nhà trọ nhỏ).

Tôi đi về hướng trái và bước đại vào một nơi giống khách sạn (có đọc được chữ đâu) hỏi giá. Họ nói một người giá 40 NDT. Tôi nói đắt và nói tôi muốn giá 20 NDT thì đi hướng nào. Chị tiếp tân cười và nói không có giá đó. Chị ta nói 30 NDT tôi chịu không. Tôi nghĩ đi lòng vòng kiếm thì hết thời gian đi tham quan thành phố nên đồng ý ở luôn. Phòng tôi ở lầu 5 và chị ta mang giúp hành lý của tôi lên. Phòng trông hơi giống như phòng ở khách sạn Ying Bin ở Nanning nhưng không có internet và máy điều hòa nhiệt độ mà thôi.

Cho hành lý vào phòng xong, tôi lấy máy ảnh đi tham quan Sanjiang vào đêm. Ở đây có một khu chợ giống chợ đêm, tôi vào mua một con gà quay giá 13 NDT ăn luôn tại chỗ (bù lại những ngày ở Tiantou không được ăn uống đàng hoàng do bị chém đẹp quá nên tôi không dám ăn.)

Sau đó đi một vòng thì thấy nhiều người đi về một hướng, tôi đi theo họ thì đến một ngôi chùa. Chùa ban đêm mà long lánh như có lát vàng vậy (không hề thấy chiếu đèn gì hết) 

Sau lưng chùa là một hành lang lớn. Bước xuống thì ra một khu phố, cạnh bờ sông là dãy nhà gỗ đang xây cất. Đối diện là những bức tranh khắc trên đá rất lớn và những trang sách đá bằng tiếng Hoa và tiếng Anh kể về cuộc sống và văn hóa của dân tộc Dong. Trông khá ấn tượng! Trung Quốc quả là biết cách hút khách du lịch ghê!


 Lên trở lại bậc thang đi về phía trước chùa thì thấy ở đây có một công viên khá rộng, thật ra là một quảng trường thì đúng hơn. Ở đây người ta đang học nhảy, có tổng cộng 6-7 nhóm gì đó, mỗi nhóm có một style khác nhau, ai thích style nào thì gia nhập nhóm đó.

Cảnh này ở Thái Lan cũng có đầy. Sao ở Việt Nam lại không có nhỉ? Chỉ cần một người biết nhảy, sắm một cái loa và một cái cát xe, vào một công viên nào đó xin phép, sau đó bật nhạc lên và nhảy, những người khác sẽ nhìn và bắt chước nhảy theo, có thể thu tiền mỗi người 5.000 VND. Như vậy mỗi buổi thu nhập còn hơn một tối đi dạy nhảy ở các câu lạc bộ rồi. Đây là cách rất đơn giãn giúp cho nhân dân thư giãn và vận động sau một ngày lao động.

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (9): Chengyang (Cầu Phong Vũ)  

2 nhận xét:

  1. Ở VN cũng có cảnh học nhảy đầy ngoài công viên đó mày, tại mày đi bụi nước ngoài miết mà không để ý VN đó//Xuân

    Trả lờiXóa
  2. Hi. Cảm ơn chị nhiều nhiều. Sao truyện của chị hấp dẫ và hay thế nhỉ. Hihi. Giúp cho mọi người cảm nhận được phần nào chuyến đi kỳ thú của chị. Cảm phục chị nhiều lắm vì cũng thật ít người làm được như chị. Chúc chị luôn mạnh khoẻ để có nhiều dịp chia xẻ trải nghiệm thú vị , độc đáo của mình. God bless you

    Trả lờiXóa