CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (14): Shilin (Stone Forest)

Nhìn vào bản đồ Trung Quốc và không biết nên đi đến thành phố nào ở phía Nam. Lúc đầu tôi nói với Sima rằng chúng tôi sẽ đi Jinghong, thành phố du lịch rất gần biên giới Lào. Người Việt Nam đi Lào miễn visa. Sima sẽ đợi tôi ở Jinghong, tôi sang Lào và quay lại Trung Quốc trong ngày (nếu có thể, nếu không thì tôi sẽ ngủ lại Lào một đêm, hôm sau sẽ quay trở lại Trung Quốc.) Hỏi giá xe thì biết giá tiền là hơn 200 RMB (mắc quá) và phải mất 10 tiếng mới đến (lâu quá.)

Chúng tôi tìm một thành phố gần hơn và từ đó đi dần về phía biên giới. Thành phố mà chúng tôi chọn là Shilin, thành phố này rất nổi tiếng vì có Rừng Đá (Stone Forest). Thường du khách ít ai ở lại đây cả. Mọi người chỉ cần take one-day trip. Xe buýt từ Kunming đi Shilin cứ 30 phút là có một chuyến, giá vé 25 RMB và mất khoảng 1h30 phút để đến.

Chúng tôi đến đây vào khoảng 3h, xe dừng ngay gần cổng chính. Từ đây chúng tôi xách hành lý đi xuống các bậc thang nơi có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm và nhà hàng (ở đây cái gì cũng over-priced cả). Sau đó chúng tôi lại leo lên những bậc thang và ra một con đường. Nhìn sang trái tôi trông thấy một văn phòng du lịch. Tôi nói Sima chờ bên ngoài và leo lên những bậc thang vào hỏi thông tin với tiếng Hoa bập bõm bởi vì những cô gái dễ thương ở đây chẳng ai nói được tiếng Anh cả.

Tại cổng chính nếu muốn vào rừng đá, chúng tôi phải trả tiền vé là RMB 140 (mắc quá, tương đương 20 đô la Mỹ rồi còn gì). Tôi nói: thai khuai lơ (quá mắc). Cô gái trả lời: wo trư tao (tôi hiểu.) Và nói nếu chúng tôi mua vé cổng để đi Nagui Stone Forest thì giá vé chỉ có 50 RMB thôi. Tôi ra ngoài hỏi thì Sima nói rằng bà muốn đi xem. Tôi không muốn nên nói sẽ đi tìm nhà nghỉ và đi dạo quanh thành phố trong thời gian bà ở Rừng Đá.

Cô gái ở văn phòng du lịch có xe du lịch nên lái xe chở chúng tôi đến một khách sạn, giá 80 RMB/2 người/đêm. Sau một hồi trả giá, chúng tôi được giá 60 RMB. Cô gái sau đó lái xe chở Sima đến Rừng Đá Nagui và nói rằng bà chỉ cần trả cho cô ấy 10 RMB. Tôi nói với Sima: Thôi kệ, cứ xem như là một taxi ride vậy.

Khi Sima đi Rừng Đá (lúc đó khoảng 4h chiều, chuyến xe buýt số 5 cuối từ Rứng Đá về gần khách sạn là lúc 6h chiều. Dĩ nhiên cô gái không thể đợi để đưa Sima về khách sạn. Trả 50 RMB để vào tham quan 2 tiếng theo tôi là khá phí tiền), tôi đi dạo thành phố. Thành phố này rất đẹp. Con đường nhỏ ngay cạnh khách sạn chúng tôi ở thì ra  là một ngôi làng của người Sani. Làng rất sạch sẽ và đường phố được tráng xi măng. Không thể tưởng tượng nổi và cả khu làng đều là một khu nghệ thuật. Người ta vẽ tranh ngay trên tường nhà bên ngoài. Rất đẹp. Các bức tranh mô tả cuộc sống của người Sani. Dĩ nhiên trông các bức tranh là thấp thoáng hình ảnh của rừng đá. Tôi vô cùng bất ngờ khi đi từ bức tường này đến bức tường khác của các ngôi nhà ở đây. Các bức tường như thể là những câu chuyện sống động kể lại sinh hoạt của người dân ở đây.









Thấy một toàn nhà khá đẹp, lát gạch bông trắng tinh, tôi đứng lại xem. Thì ra đó là toilet công cộng. Bên ngoài nhìn rất đẹp nhưng khi bước chân vào thì một mùi khó chịu xộc vào lỗ mũi. Ở đây các toilet là những các hố được đào dưới đất. Bên trên tráng xi măng lót gạch bông nhưng bên bưới là những cái hố. Lần đầu tiên trong đời tôi được sử dụng một toilet như vậy (good experience – đây là từ cửa miệng mà tôi hay nói với Sima mỗi khi chúng tôi thấy điều lạ lùng ở Trung Quốc).

Cả ngôi làng thật là một tác phẩm nghệ thuật. Tôi chụp khá nhiều hình. Ở đây người dân có ngôn ngữ riêng của họ. Trên một số bức tường có chữ Hoa một bên và chữ của họ ở phía bên kia. Một số người không biết tiếng Hoa bởi vì khi tôi chào họ thì họ nhìn tôi như ở trên trời rơi xuống vậy (do đó tôi nghĩ rằng họ không biếng tiếng Hoa phổ thông.)

Ở thành phố Shilin, biểu tượng đầu sư tử được trông thấy ở khắp nơi, đặc biệt là ở cổng chính của các ngôi nhà. Cửa sổ ở đây có hoa văn khá lạ. Theo tôi nghĩ thì trông giống như hoa văn của Tây Tạng vậy đó. Tuy nhiên, không chỉ ở ngôi làng cạnh khách sạn của tôi mà ở nhiều tòa nhà khắp nơi tại Shilin, các bức tường đều có hình vẽ trang trí. 



Khoảng 6h tôi quay về (trước khi kịp dừng ở một nhà hàng địa phương thưởng thức món bún gà khá ngon với giá 5 RMB) thì thấy Sima đã ở trong phòng. Bà ta nói khi bà ta về đến nơi thì không có cái gì trong phòng hoạt động cả. Bà phải gọi tiếp tân lên (dĩ nhiên là bà không biết tiếng Hoa và tiếp tân không biết tiếng Anh nên giao tiếp khá vất vả). Sau đó thì chúng tôi có được tivi, máy nước nóng để uống, mềm điện, tuy nhiên không có nước nóng để tắm, chỉ có nước nóng tại bồn để rửa mặt thôi. Khách sạn này trông khá lớn nhưng chắc do không có nhiều khách du lịch vào mùa này nên thiết bị không hoạt động chăng? Hình như chúng tôi là du khách duy nhất ở tại cái khách sạn rộng lớn này vào lúc đó. Sima nói phải chạy nước nóng chỉ cho một phòng thì rất tốn tiền nên bà hiểu.

Cuối cùng chẳng ai tắm được cả bởi vì không có nước nóng. Chúng tôi lên giường ngủ khá sớm. Tối thì chúng tôi nghe có tiếng khách đến và sáng hôm sau thì chẳng thấy họ (hehehe, cái này chắc lả kiểu mèo mỡ gà đồng giống như ở Việt Nam rồi đây bởi vì tôi thấy khách sạn này có giá cho khách thuê theo giờ - mang là tôi đi cùng Sima, nếu không chắc là bị gõ cửa phòng rồi – dù sao cũng là good experience – Sima rất thích cụm từ này của tôi.)

Tôi hỏi Sima về Rừng Đá. Bà nói thật sự từ khách sạn đến Rừng Đá Nagui chỉ khoảng 2km thôi. Trên đường có khá nhiều cổng vào, dĩ nhiên là có soát vé nhưng vé bán ở những nơi này chỉ 50 RMB, chỉ có tại cổng chính là giá quá mắc. Chắc cổng này dành cho du khách đi theo tour (công ty du lịch dĩ nhiên là có discount) và những khách đi lẻ vội vã thấy cổng chính là lao vào đây (bởi vì xe buýt dừng ngay tại đây mà). Bà nói khi bà vào thì mọi người hầu như đi ra nên bà đi lang thang một mình trong Rừng Đá cũng khá sợ. Bà nói có hai điều tuyệt vời ở đây là các chú thích đều bằng hai thứ tiếng – tiếng Hoa và tiếng Anh – nên du khách có thể tự đi. Các tảng đá vôi ở đây là do thiên nhiên (mất rất nhiều năm) tạo thành những hình dáng khác nhau. Điều tuyệt vời thứ hai là toilet ở đây rất sạch sẽ và hiện đại. Khi mở cửa thì đèn tự động bật sáng.

Sáng hôm sau thì tôi hiểu được nghĩa của từ Shilin. Shi nghĩa là Đá (Stone). Lin nghĩa là Rừng (Forest.) Tôi dẫn Sima đi một vòng thành phố để chỉ cho bà thấy thành phố nghệ thuật này. Bà cứ luôn miệng rằng đây là một thành phố chết, không người ở, 6h chiều mà ở ngoài đường không thấy người nào. Đường phố rộng lớn, sạch sẽ và hiện đại hầu như trống rỗng, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe chạy qua.

Chúng tôi đi vào khu chợ địa phương ngay đối diện khách sạn. Chắc chợ này chỉ họp vào buổi sáng bởi vì hôm qua chúng tôi chẳng thấy. Ở chợ này tôi mua hai cái bánh làm bằng bột bí (pumpkin) giá 1.5 RMB/2 cái. Ở đây có bán món trông giống như đâu hủ như lại phủ đầy mốc trắng. Không biết món gì và ăn vào có sao không, nhìn thấy ghê quá.

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (15): Lunan  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét