CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (7): Ruộng bậc thang Longji (làng Dazai, Tiantou) (1)

Xếp hành lý xong, tôi trả phòng rồi đi ra bến xe Longsheng để hỏi xe đi Ping An. Khi tôi đến phòng vé thì được biết xe đi Ping an 1h mới có và vé mua trên xe. Thế là đeo ba lô và kéo hành lý ra ngay trước cổng bến xe để ăn mì với giá 3.5 NDT/tô. Ăn xong, đi trở vào bến tôi thấy xe buýt đi ruộng bậc thang nhưng đến làng Dazai (không phải là Ping An). Tuy nhiên theo sách hướng dẫn Lonely Planet thì đến Dazai hay Ping An cũng như nhau thôi bởi vì thường du khách đến một làng rồi đi bộ đến làng kia, đường đi giữa hai làng có phong cảnh khá đẹp. Vì vậy nên tôi đến xe buýt đi Dazai hỏi thì họ nói gì đó (nghe chẳng hiểu). Tôi nói: Wo bu tong (tôi không hiểu). Vậy là chị lơ xe dẫn tôi băng ngang bến xe, đi ra ngoài đường và có một chiếc xe buýt đi Dazai đang dậu chờ khách ở đây (thì ra xe buýt mà tôi hỏi không chạy ngay nên chi ta dẫn tôi đến một chiếc xe buýt đi ngay ấy mà- khá khen cho tinh thần đoàn kết trong kinh doanh của người Trung Quốc.) 

Xe chật cứng người nhưng chị chủ xe cũng xếp được cho tôi một chỗ ngồi gần tài xế. Rồi khi xe chuẩn bị chạy thì một du khách Châu Âu leo lên. Tôi nhìn anh ta cười cười mà không nói chuyện và anh ta cũng vậy.

Thì ra xe đầy khách nhưng chỉ có vài người đi Dazai thôi, đa số xuống giữa đường. Xe chạy một hồi đến đến một tòa nhà có ghi chữ Tourism Central và một người mặc đồng phục leo lên xe, nhìn thấy ai giống du khách thì bắt mua vé ngay (50 NDT/người). Đây là vé để được bước chân vào khu vực ruộng bậc thang và các làng mạc xung quanh (trong khi ngắm ruộng bậc thang ở Sapa lại miễn phí). 

Tôi nghe nói tiền vé cổng này đi vào túi của chính quyền địa phương hết, dân địa phương chẳng được đồng nào nên có vài lần người dân biểu tình không thèm đem nước vào ruộng bậc thang nữa nên du khách đến xem chẳng có gì chụp hình. Ruộng bậc thang ở đây khi tưới nước vào thì trông lánh như vảy rồng vì vậy ruộng bậc thang ở đây còn được gọi là ruộng lưng rồng. Dĩ nhiên tôi cũng không thoát việc phải mua vé (thật đáng ghét! Tôi chẳng thích mua tí nào.) Có hai du khách Trung Quốc chẳng muốn mua nên nhảy xuống xe luôn, không thèm đi nữa.

Sau thủ tục mua vé thì xe mới bắt đầu chạy vào khu vực làng mạc xung quanh ruộng bậc thang. Đường đi hơi khúc khuỷu (đường núi mà) và bác tài thì phóng xe như điên. Tôi lúc đầu còn hào hứng lấy máy ảnh ra canh me để chụp hình, sau sợ quá nên chỉ ngồi niệm Phật cho qua đọan đường này thôi. Một chị ngồi gần tôi chìa ra một danh thiếp khách sạn của chị ta ở đây. Tôi hỏi giá cho một người ở thì chị ta nói 30 NDt/đêm. Chê mắc, tôi trả giá 20 NDT thôi. Chị ta nói 25 NDT. Tôi chưa trả lời vội nên ngồi im.

Xe chạy khoảng 45 phút thì dừng trước một cánh cổng, bác tài quay sang phía tôi và nói: Dazai. Lúc này trên xe chỉ còn khoảng 5-6 người khách thôi. Tôi có hai túi hành lý. Anh chàng du khách kia chỉ có một cái túi nhỏ xíu đeo trước bụng, bên trong lấp ló chai Coca cola 1.5 lít. Anh ta nhảy xuống xe trước, đang đứng xem bưu thiếp do những người dân tộc Yao đang gạ bán. 

Dân tộc Yao nổi tiếng trên thế giới vì mái tóc dài của họ. Họ chẳng bao giờ cắt tóc. Cứ quấn tóc quanh đầu và búi thành một cục ngay trước trán. Xem thì miễn phí nhưng nếu muốn chụp hình mái tóc của họ thì phải trả tiền đấy. Tôi chẳng có ý định chụp hình tóc của họ tí nào. 

Cuối cùng tôi cũng kéo được hai túi hành lý xuống xe. Anh chàng châu Âu trả giá thành công một xấp bưu thiếp với giá 10 NDT (lúc đầu họ nói 20 NDT). Tôi lúc đầu bắt đầu nói chuyện với anh ta. Tôi hỏi anh ta dự định làm gì thì anh ta nói dự định đi bộ đến làng Ping An, sau đó đón xe về lại Longsheng, rồi từ đó đi Guilin bởi vì ngày hôm sau anh ta phải đi xe lửa đến Hồng Kong. Nghe lịch trình của anh ta mà choáng váng. Đi du lịch mà y như là đi đánh giặc vậy. 

Anh ta đề nghị mang giùm tôi túi hành lý lớn. Thật sự túi này có bánh xe để kéo nhưng đường ở đây gập ghềnh chẳng thể nào kéo được trong khi đó những người phụ nữ Yao quay quanh chúng tôi gạ gẫm chúng tôi cho hành lý vào gùi tre của họ để họ vác giùm, giá là 20 NDT/túi hoặc ba lô. Họ toàn là những phụ nữ U 50 trở lên không hà. Ngại quá! Tôi và anh chàng người Đức mỗi người một tay xách túi hành lý của tôi đi phăng phăng. 

Đến làng Dazai, tôi định kiếm nhà trọ ở đây thì chị phụ nữ cứ gạ gẫm tôi leo lên núi một đoạn nữa để đến khách sạn của chị, bây giờ chị ta đồng ý giá 20 NDT/đêm. Anh chàng người Đức nói nếu tôi muốn thì cứ đi lên núi, anh ta giúp đeo túi hành lý lớn của tôi. Tôi nghĩ chắc không xa lắm nên đồng ý. Thế là chúng tôi leo lên theo sau chị phụ nữ. Vừa đi vừa nói chuyện, tôi mới biết anh chàng này vừa tốt nghiệp phổ thông thôi và đang đi du lịch một năm (gap year). Anh ta dự định sang Việt Nam vào đầu năm 2011, sau đó đi một số các nước Đông Nam Á, có thể sang tận Ấn độ luôn. Khi nào về nước, anh ta sẽ học chuyên ngành Tâm lý và Xã hội học.

Nghĩ đoạn đừng không xa, thế mà chúng tôi leo mãi vẫn chưa đến nơi, cậu sinh viên người Đức đã bắt đầu thở hổn hển. Tôi đề nghị dừng lại nghỉ ngơi. Anh ta móc ra trong túi xách thêm một chai nước khoáng 1.5l và uống ừng ực. Tôi ngồi ngay vệ đường vừa ngắm khu ruộng bậc thang thơ mộng bên dưới vừa trò chuyện. 

Khoảng 20 phút sau thì bắt đầu leo tiếp. Mãi rồi cũng đến nơi. Thật ra đó không còn là làng Dazai nữa mà là làng Tiantou. Trên đường đi chúng tôi trông thấy rất nhiều khách sạn. Các khách sạn ở đây thật giồng nhau: đều làm bằng gỗ có 1-2 tầng, tầng trệt thì làm nhà hàng, các tầng trên có phòng cho khách nghỉ ngơi và các khách sạn này đa số do người Yao làm chủ. Chúng tôi ngồi ngoài sân nghỉ ngơi một chút thì tôi bắt đầu leo lên gác nhận phòng. Cũng lại anh chàng người Đức xách giùm túi xách lớn của tôi lên gác (chắc kiếp trước anh ta mắc nợ tôi quá!!!)

Phòng của tôi có cửa sổ trông ra ruộng bậc thang, trông khá đẹp và lãng mạn. Trong phòng có nhà tắm, toilet, tivi, và có cả máy sấy tóc. Bước vào phòng tôi có cảm giác ấm cúng và dễ chịu bởi vì căn phòng không quá lớn (để tạo cảm giác lạnh lẽo như căn phòng trọ của tôi tại Longsheng) mà cũng không quá nhỏ để tạo cảm giác chật chội. Phòng có ba cửa sổ lớn đều trông ra phía ruộng bậc thang. Tôi rất thích ở nơi này nên nói với chị chủ có thể tôi ở đây đến 3-4 đêm hoặc có thể cả tuần luôn.

Sau khi nhận phòng, tôi lấy máy ảnh và đi xuống dưới để cùng anh chàng người Đức đến điểm số 1 (thật ra là nơi trên cao mà mọi người có thể trông thấy ruộng bậc thang rõ nhất). Quá trể cho anh ta đi bộ đến Ping An, vì vậy anh ta chỉ dự định đi lòng vòng xem ruộng bậc thang sau đó ra xe buýt về. Tôi thấy đi như vậy khá phí 50NDT. Phong cảnh ở đây rất đẹp, rất thanh bình và rất sạch. Không khí vô cùng trong lành và mát mẻ. Hơn nữa lại được ở xung quanh những người Yao thì quá lý tưởng rồi còn gì (mở mắt ra là thấy họ, đi dâu, làm gì cũng gặp họ). Phải ở cho lâu và ngắm cho đã mắt thì mới không phí 50 NDT tiền vé cổng chứ.


Lội bộ một hồi thì chúng tôi đi về. Đến khách sạn tôi thì cũng đã 4h40. Chị chủ khách sạn nói chuyến xe cuối cùng là 5h chiều. Nghe như vậy, anh chàng người Đức này phóng như bay xuống các bậc thang, tôi cũng chạy theo, nhưng không đuổi kịp. Thôi kệ, có gì tôi chạy ra cổng soát vé để xin tấm bản đồ khu vực này luôn. Tôi nghe sách Lonely Planet nói du khách phải xin thì họ mới đưa chứ chẳng bao giờ tự động đưa cả. Đi mãi thì tôi cũng đến cổng. Lúc đó khoảng 5h15. Tôi thấy anh thanh niên người Đức đang ngồi bẹp dưới sàn. Tôi hỏi xe buýt chưa đến à. Anh ta nói những người gác cổng bảo xe đó đó. Anh ta chỉ chiếc xe trước mặt. Tôi thấy không giống xe mà chúng tôi đã đi nên quay sang chị phụ nữ đang đứng cạnh hỏi: Nì chuy Longsheng (bạn đi Longsheng?) Chị ta nói: toay (đúng rồi). Tôi quay sang anh chàng người Đức nói: vậy là có bạn đợi rồi nhé, cứ đi theo người phụ nữ địa phương này. Anh ta móc túi, xé tờ giấy để ghi địa chỉ email và đưa cho tôi. Lúc đó, xe buýt đến. Chị phụ nữ chỉ vào chiếc xe và bảo chúng tôi rằng đó là xe đi Longsheng. Anh chàng người Đức quay sang ôm tôi một cái để tạm biệt (phong cách Châu Âu; cũng hơi ngại vì người địa phương nhìn chúng tôi quá trời), sau đó mới lên xe.

Trên chiếc xe vừa đến nhảy xuống hai du khách,một người Hoa và người phụ nữ Châu Âu. Họ đi chung nhau. Anh chàng người Hoa nói chuyện với một người khác bên cạnh mà mới liếc nhìn tôi đã biết ngay là chủ một khách sạn nào đấy đã dụ dổ được hai người này đến ở chỗ của anh ta. Tôi đi một mình cũng chán nên bắt chuyện với cô nàng Châu Âu. Họ là một cặp, gặp nhau ở Phần Lan. Anh chàng hiện đang làm việc ở Thượng Hải. Cô nàng cũng ở Thượng Hải học tiếng Hoa (theo chàng về dinh mà). Họ chỉ nghỉ ở đây một đêm, hôm sau đi bộ đến Ping An, rồi lại về Guilin, sau đó bay về Thượng Hải. Tôi chán cái kiểu đi du lịch một cách vội vã như vậy lắm rồi.

Cuối cùng thì tôi cũng về đến khách sạn. Hai người kia không may mắn như tôi bởi vì khách sạn của họ ở phía trên cao hơn nên phải đi bộ lên cao hơn. Tội quá!!! Anh chàng phải vác một cái ba lô to đùng trên lưng. Lúc đó trong khu vực chưa có điện nên tôi vào xin đèn thắp và bình thủy nước nóng. Ở đây họ gắn đèn cầy vào một cái chai thủy tinh (có thể là chia rượu hoặc bia) và thắp. Sáp đèn cầy chảy vào trong chai. Cách làm này theo tôi là rất thông minh bởi vì mọi người vừa tận dụng được sáp đèn cầy vừa không bị nóng tay khi cầ để di chuyển. Chị ta còn cho tôi thêm một cái hộp quẹt và một cái đèn pin. Chị ta giải thích gì đó mà theo hiểu thì là ban ngày nhà nước cúp điện, ban đêm mới mở và bây giờ thì hơi trễ bởi vì thường ngày mở sớm hơn.

Chị ta hỏi tôi có muốn ăn gì không. Các món  trong thực đơn khá mắc tiền, toàn là 10 NDT trở lên không hà, giá như vậy là dành cho du khách rồi. Tô thấy ghét ghê!!! Tôi hỏi chị ta có mì không? Đây là món ăn khá rẻ của Trung Quốc, giá chỉ có từ 3-5 NDT thôi. Tôi nói: mian. Chị ta không hiểu, nghĩ là mian theo (chắc là màn thầu đây.) Kệ. Tôi hỏi giá, chị ta nói 6 NDT và chỉ vào bóng đèn. Chắc khi nào có điện mới nấu hay sao ấy. 

Tôi về phòng mở máy vi tính ra đọc truyện, đợi một chút, đói bụng quá nên lấy nước sôi trong bình thủy ra nấu mì gói luôn. Cả ngày tôi chỉ ăn có một tô mì ở trước bến xe Longsheng thôi. Trong khi đang đọc truyện và chờ mì chin thì chị ta gõ cửa hỏi có muốn ăn không. Tôi nói ngày mai đi, bây giờ tôi muốn ngủ. Chị ta gật đầu và đi xuống sau khi đóng tất cả cửa sổ trên gác. 

Thậy ra khách sạn của chị ta có hai tòa nhà. Tòa nhà bên kia cũng có phòng cho khách ở trên và nhà hàng bên dưới. Gia đình chị ta ở bên tòa nhà này. Tòa nhà mà tôi đang ở chẳng có khách nào khác, ngoại trừ tôi. Vì thế, tôi trả 20 NDT để ở tòa cả, giá không quá tệ phải không các bạn. Khi ở đây, tôi cảm thấy vô cùng thoải mái và không hề có cảm giác sợ ma tí nào.

Tối ngủ, tôi chốt tất cả cửa sổ lại. Cửa chính thì sau khi khóa, tôi lấy cái ghế và đặt tất cả túi hành lý của mình lên ghế, chắn ngang cửa. Vậy là có ai muốn vào cũng khó mà đẩy cửa. An tâm tôi tắt tất cả đèn. Làm một giấc. Ở đây dù ở trên cao hơn so với Longsheng và cũng không có máy điều hòa trong phòng nhưng tôi lại thấy ít lạnh hơn khi ngủ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét