CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (5): Yangshuo (Dương Sóc)

 Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (4): lộ trình đến Yangshuo (Dương Sóc) 

Sau một đêm ngủ ấm áp và ngon giấc trong dorm, chúng tôi quyết định thuê xe đạp đi vòng quanh Yangshou. Giá thuê xe đạp thường (city bike) là 10 NDT và xe đạp leo núi (mountain bike) là 20 NDT. Chúng tôi đi xe đạp thường và không phải đóng tiền thế chân bởi vì đây cũng thuộc Bamboo House Inn. Vậy là chúng tôi đi vòng quanh Yangshou bằng xe đạp, khá lạnh và trời lại mưa lất phất. Ở Trung Quốc, bản đồ du lịch phải mua, không miễn phí như ở các nước khác.


Ở đây là phố núi nên đường xá cứ lên dốc rồi lại xuống đèo, khá mỏi chân. Các điểm tham quan ở đây đều phải đóng phí vào cửa và ở cách nhau khá xa, bản đồ hướng dẫn lại không chính xác lắm vì thế chúng tôi cứ đi rồi lại lạc và cuối cùng hầu như không đến được nhiều điểm tham quan và dù có đến thì chúng tôi cũng không muốn vào bởi vì chẳng ai muốn mua vé vào cửa cả. Đa phần chúng tôi ngắm cảnh núi và nông thôn. Chúng tôi đạp xe trở lại khúc sông mà chúng tôi đã đi qua, lúc đó trời tối nên chẳng ngắm cảnh gì được hết. Bây giờ chúng tôi trở lại vào ban ngày thì trời lại mưa, lạnh cóng cả tay nên cũng không thể chụp hình, chỉ ngắm thôi.

Cũng giống như Xinping, có rất nhiều quán ăn ở đây dành cho du khách. Chúng tôi kiếm một hồi cũng ra được quán cho người địa phương. Ở đây soup có giá 4 NDT, há cảo, hoành thánh có giá 5 NDT/ rá, mỗi rá có 10 cái. Tôi thấy người bản địa trả có 4 NDT/rá thôi. Còn soup thì chắc họ chỉ trả 3 NDT thôi. Cơm chiên ở đây không rẻ. Một dĩa nhỏ chiên với trứng và một ít cà rốt có giá 8 NDT (25.000 VND), một chén cơm ăn với một dĩa nhỏ rau xào nấm có giá 10 NDT.

Hôm nay là 24/12/2010, ngày Giáng sinh. Dù cả ngày đạp xe ngoài đường khá lạnh (may là tôi có áo mưa nên cũng đỡ lạnh và không bị bệnh), tối hôm đó sau khi được ủ ấm trong phòng có nhiệt độ 29 độ C (tự chúng tôi điều chỉnh cho ấm đó mà), tôi quyết định mặc áo ấm vào ra xem người Trung Quốc mừng giáng sinh như thế nào.  Anh chàng Louis bị cảm lạnh nên không đi.

Ở trước cửa nhà hàng Le Votre của Pháp ngay trên đường West Street là một dàn đồng ca hát các bài hát mừng giáng sinh. Vài người nước ngoài nhảy theo nhạc. Những du khách Trung Quốc thì đứng xem và chụp ảnh. Ở đây du khách Trung Quốc vẫn áp đảo số lượng du khách nước ngoài. Vào sáng 24/12, tôi còn thấy khá nhiều người Trung Quốc bước ra từ bến xe, nghĩa là họ đến để vui giáng sinh ở đây. Ở tại các quán bar, tiếp tân mặc quần áo dân tộc thiểu số hoặc vua quan ngày xưa để thu hút du khách vào. Một quán bar có hai nhạc công ngồi đàn trong bộ quần áo cổ truyền. Trong một quán bar khác, du khách đang nhảy nhót theo nhạc rất sôi động. Nghĩa là trong các quán bar thì đầy khách, ngoài đường (dù trời mưa) vẫn đông nghịt người (họ che dù đi chơi giáng sinh). Vừa mưa vừa lạnh nên tôi đi về ngủ cho rồi.

Sáng hôm sau, tôi và Louis vác ba lô đi bộ ra bến xe (chỉ 5 phút đi bộ từ đường West Street) để mua vé xe buýt đi về Guilin (ở nhà trọ bán vé đến 50 NDT, chúng tôi nghĩ mắc quá nên ra bến xe tự mua vé đi như người địa phương.) Khi chúng tôi vừa ra khỏi đường West Street và bước vào đường Pantao thì gặp lại anh chàng người Mỹ ở chung dorm ở Xinping. Chúng tôi dừng lại “tám” một hồi với anh ta. Khi biết chúng tôi đi bộ 10 tiếng từ Xinping đến Yangshou, anh ta bái phục luôn bởi vì anh ta cũng đi nhưng mà đi đường lộ lớn chứ không đi vòng qua núi và dọc con sông như chúng tôi.

Sau đó, chúng tôi đi vào bến xe, có một người Trung Quốc chạy theo nói: Guilin. Tôi hỏi: tou xào chẻn (bao nhiêu tiền). Anh ta trả lời: shua ù quay (15NDT). Quá rẻ! Chúng tôi leo lên xe đi luôn. Trên xe đang chiếu một bộ phim Hồng Kong. Tôi nói với Louis: đây là phim Hồng Kong. Anh ta hỏi: Sao biết? Tôi nói: Ở Việt Nam, mấy phim này coi hoài. Ti vi chiếu phim Hồng Kong và Hàn Quốc không hà. Louis nói: Ở Venezuela toàn chiếu phim Mỹ không hà, coi hoài cũng chán.

Xe chạy khoảng 2 tiếng thì đến Guilin, và đỗ ngay đối diện ga tàu lửa, nghĩa là rất gần Flowers Youth Hostel, nơi chúng tôi gửi túi xách. Chúng tôi nhìn nhau cười bởi vì chỉ đi vài bước là về đến nhà rồi.

Thế là chúng tôi quay lại Guilin sau 3 đêm lang thang dọc sông Lệ Giang. Chúng tôi check in và tôi cũng ở ngay tại phòng cũ cùng Louis và cô nàng Lisa đến từ Estonia (đang học tiếng Hoa tại Thượng Hải và đi nghỉ Giáng Sinh ở đây.) Cô ta check in vào ngay sau tôi và Louis. Lúc đầu, cô ta được xếp vào dorm đối diện (ở đó còn 1 giường trống nên họ xếp cô ta vào). Khi cô ta mở cửa vào thì thấy quần áo để khắp nơi, biết là còn một giường trống nhưng chẳng biết giường nào. Cô ta hỏi tôi và Louis, Chúng tôi bó tay và nói rằng trước đây khi ở đây chúng tôi cũng gặp tình trạng tương tự. Các bạn Trung quốc hơi kém ý thức khi ở chung người khác (không biết các bạn Việt Nam có không nhỉ? Nếu có thì nên sửa chữa nhé), quần áo họ để khắp nơi thay vì chỉ để trên giường của mình, họ có thể để luôn ở những giường trống và khi có khách check-in thì giường nào cũng có quần áo nên chẳng biết giường nào là trống và lúc đó họ lại không có ở đó để mà hỏi. Tôi bảo Lisa xuống tiếp tân đổi chìa khóa để sang ở cùng dorm với tôi và Louis. Cô ta khoái chí nhận lời ngay. Sau này cô ta cho biết bạn cùng phòng cô ta ở Thượng Hải chẳng nói tiếng Anh nên cô ta chẳng có dịp để nói. Bây giờ gặp chúng tôi cô ta ngồi “tám” đã đời luôn.

Tối hôm nay 25.12.2010, ở Flowers Youth Hostel có Dumplings Party lúc 7h30. Lisa ở lại phòng ngủ, tôi và Louis ra ngoài đi tìm quán ăn. Chúng tôi vào một nhà hàng ngay trên con lộ chính, ở đây có món cơm nấu khá ngộ. Họ ngâm sẳn gạo, khi có khách đặt món thì cho vào thố 2-3 thìa gạo ngâm, nấu một hồi, vừa nấu vừa nghiêng qua nghiêng lại cái thố cho gạo chín đều và không bị khét. Khi cơm gần chin, họ mở nắp ra và cho vào một quả trứng chiên và thịt gà/heo đã nấu sẳn. Sau đó thì dọn ra cho khách ăn cùng một dĩa rau xào và đậu hủ kho (tùy khách chọn món ăn kèm theo). Giá cho món ăn này là 9 NDT. Tôi ăn thấy khá hạp khẩu vị nên chén sạch sành sanh. Anh chàng Louis thì chẳng khoái nên bỏ hơn phân nửa.

Chúng tôi ăn xong thì đi dạo đến 7h30 thì về nhà trọ để dự buổi tiệc giáng sinh hoành thánh cùng mọi người. Nhà trọ chuẩn bị sẳn nguyên liệu. Khách trọ cho thịt vào và nắn nót hoành thánh theo ý thích, có người nắn hoành thánh y như cái bánh bao, có người tạo thành hình bông hoa. Mọi người vừa làm vừa nói chuyện. Chỉ có tôi và Louis là đi Yangshou rồi, những người khác thì hôm sau mới đi. Sau khi làm xong thì chị bếp của nhà trọ cho bánh vào nồi nấu, sau đó dọn ra bàn và mọi người cùng nhau ăn. Ăn xong, chúng tôi còn được đãi la sét là đậu phộng, hạt hướng dương, quýt và chuối nữa. Tôi ngồi cạnh một anh chàng đến từ Anh và kể chuyện về chuyến đi Myanmar và Ấn độ của mình cho anh ta nghe. Anh ta rất thích thú vì chưa đến hai nước này. Đến tận 10h30, tôi mệt quá nên xin phép về phòng nghỉ.

Một lúc sau, khi tôi đã thay đồ ra và chuẩn bị ngủ thì Lisa về phòng lấy xách và cho biết rằng mọi người rủ nhau đi quán bar để nhậu, hỏi tôi có muốn tham gia không, dĩ nhiên là tôi từ chối rồi. Tôi khoái ngủ hơn rượu mà.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét