CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (20): Trở lại Nanning


Xe giường nằm đi Nanning cũng giống như những xe giường nằm ở Việt Nam. Tuy nhiên cứ hai giường lại có một cái thau nhôm (do dân Trung quốc hay khạt nhổ nên họ để thau cho nhổ vào đấy mà- thấy gớm!) Tôi nói với Sima: chiếc xe sang và đẹp thế này chắc chắn là có cấm hút thuốc trong xe đây. Vậy là khỏi phải hít khói thuốc trong 20 tiếng trên xe rồi nhé. Xe đóng cửa kín mít, vậy mà thỉnh thoảng lại có một tên Trung Quốc mất dạy nào đó hút thuốc trong xe (tôi cực kỳ căm ghét điều này – phải trả một đống tiền cho chiếc xe xịn để hít khói thuốc của những tên mất dạy này thì thật bất công cho tôi.)

Tuy nhiên, ban đêm tôi lo ngủ nên cũng chẳng để ý đến khói thuốc. Xe dừng một lần cho mọi người ăn chiều và một lần để đổ xăng, còn lại thời gian là chạy suốt. Lúc ở bến Hekou, người bán vé xe nói rằng phải mất từ 16-20 tiếng thì xe mới đến Nanning. Do đó chúng tôi nghĩ phải đến 8-9 h sáng hôm sau thì mới đến nơi.

Khoảng 5h sáng, xe dừng lại ở một bến xe khá lớn, nhiều người lên xe nói “xủng xẻng” gì đó với khách (chắc cò taxi đây mà). Hầu hết mọi người đều xuống ở đây. Tôi và Sima chạy vào nhà vệ sinh. Lúc đi ra, tôi tranh thủ đánh răng và hơi ngờ rằng đây là bến xe  Nanning. Sima chạy vào bảo tôi đưa vé để đưa cho tài xế xe xem. Sau đó bà ta chờ tôi ở cửa và thông báo rằng đây không phải là bến Nanning bởi vì tài xế sau khi xem vé thì chỉ bà ta lên xe và bà ta chờ để lên cùng tôi. Tôi cũng hơi ngạc nhiên và hỏi lại một lần nữa là có phải tài xế bảo lên xe không thì bà ta khẳng định là phải. Vậy là tôi cùng leo lên xe và tiếp tục ngủ. Tuy nhiên trên xe chỉ có tôi và Sima và hai người nằm phía trước đang ngủ mê mệt. Tôi thấy hơi lạ bởi vì người thanh niên ở giường giữa tôi và Sima cũng nói là đi Nanning và anh ta xuống xe mất rồi. Tôi nói với Sima, bà ta khẳng định là tài xế bảo bà ta lên xe mà.

Bên ngoài mới hơn 5h sáng, trời khá lạnh nên tôi lại quấn chăn tiếp tục ngủ. Xe chạy qua bến gần đấy và dừng lại. Hai tài xế nói gì đó với nhau và sau đó họ đóng cửa bỏ đi đâu mất. Tôi mê ngủ trong chăn ấm nên chẳng quan tâm. Sima nằm một hồi rồi lại thấp tha thấp thỏm. Bà ta ăn sáng chán chê rồi bắt đầu “điệp khúc” của mình. Bà ta lôi tôi dậy và nói chắc chắn là có vấn đề bởi vì xe dừng hai tiếng đồng hồ rồi. Tôi nói có thể đây là bến Nanning và bên ngoài lạnh lắm, ngủ thêm chút nữa thôi. Bà ta cứ thấp thỏm đi lên đi xuống và nói những người đang ngủ mê mệt trên xe đều là tài xế bởi vì bà ta nhận diện ra họ. Bà ta lôi họ dậy và nói tiếng Anh. Dĩ nhiên là họ chẳng hiểu. Bà ta hỏi ầm ĩ. Tôi phải ra khỏi chăn và thông dịch thôi. Thì ra đó là bến Nanning. Họ bảo bà ta lên xe lấy hành lý xuống mà bà ta tưởng họ bảo quay trở vào xe.

Kinh nghiệm này cũng thú vị ghê. Chúng tôi bị nhốt hai tiếng trên xe để ngủ và những người tài xế không biết làm gì với hai khách nước ngoài nên khóa cửa lại và để mặc cho chúng tôi ngủ. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy thật là buồn cười.

Kéo hành lý ra ngoài, tôi ghé quầy thông tin hỏi chuyến xe buýt đi về đường Shanghai. Ở các Youth Hostel khác, tôi lấy được địa chỉ của Landlotus Hostel tại Nanning. Lần trước không biết nhưng lần này có địa chỉ trong tay nên tôi quyết định dẫn Sima đến đó ở, mà Sima cũng mê youth hostels tại Trung Quốc lắm.

Lên xe buýt số 4, chúng tôi bị bỏ xuống dọc đường sau khi tài xế phẩy tay về con đường bên cạnh ý nói đi thẳng Vậy là vừa đi vừa hỏi thăm, cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra được hostel này. Tuy nhiên giá dorm ở đây chẳng hề rẻ, giá 50 NDT. Hostel này không thuộc tổ chức Hostelling International nên chẳng có chế độ giảm giá cho thành viên.

Đa số du khách ở tại đây đều là những người sang Trung Quốc giảng dạy tiếng Anh và nhân dịp nghỉ đông thì họ đi du lịch luôn. Nhiều người trong số họ đi Việt Nam từ Nanning vào hôm sau.

Hôm đó, tôi phải ra ngân hàng rút tiền. Đến Bank of China thì mỗi lần được rút tối đa 2.500 NDT thôi. Khi về máy tính kiểm tra thì thấy họ quy tỷ giá tạm thời cộng chi phí thì tôi phải trả đến 3.319 VND cho một NDT, tức ghê. Lúc ở biên giới nhiều người dụ tôi đổi tiền với tỷ giá 3.160, tôi không đổi bởi vì lo chạy qua biên giới cho kịp.

Hôm đó đã là ngày 20/1, tôi muốn ghé tỉnh nào đó trước khi đi Quảng Châu thì Sima bảo bà ta muốn đi Quảng Châu ngay và ở đó vài hôm bởi vì vài người tại hostel nói có nhiều điểm đáng xem tại Quảng Châu.

Tôi đi ra ga xe lửa, lại rồng rắn xếp hàng để mua vé hôm sau đi Quảng Châu. Theo trang web tàu lửa của Trung Quốc thì không thấy vé cho ghế ngồi ở những chuyến tàu đêm, chỉ có vé giường cứng và mềm thôi. Tôi mua hai vé giường cứng đi Quảng Châu, mỗi vé giá 173 NDT. Lại thêm một lần nữa đau ruột vì phải bỏ tiền mua vé đi một chặng đường dài. Đây thực sự chẳng phải là kiểu đi du lịch của tôi tí nào. Tôi chỉ thích đi từng chặng ngắn, vừa đi vừa dừng lại ngủ 1-2 đêm.

Tàu của chúng tôi khởi hành vào lúc 7h15 tối, vậy là ngày hôm sau chúng tôi có cả ngày tại Nanning. Buổi sáng tôi và Sima đi vào một trung tâm thương mại ngay con đường bên cạnh đường Thượng Hải. Con đường này hàng hóa bày hơi bát nháo và trung tâm mà chúng tôi đi vào thực ra là một khu chợ bán hàng sỉ. Tôi vừa đi vừa chán bởi vì bao nhiêu ngày lê la cùng Sima qua các khu mua sắm rồi. Tôi hầu như chẳng mua gì, còn Sima thì vô cùng hào hứng bởi hàng hóa giá rẻ ở đây. Theo tôi, chuyến đi này của bà đúng là một shopping trip.

Khu trung tâm này có rất nhiều tầng, chúng tôi leo lên tầng cuối cùng thì thật bất ngờ. Trước mắt chúng tôi là một cửa hàng trông như cửa hàng bách hóa bán đủ thứ hầm bà lằng với giá cực rẻ, mua lẻ với giá sỉ, bởi vì dù mua nhiều hay ít thì người tính tiền chỉ đếm món mà tính tiền thôi. Mổi người mua hàng được phát cho một cái rổ nhỏ (giống như rổ đi siêu thị vậy) và cứ lang thang từ kệ này qua kệ khác, thấy món nào thích thì cho vào rổ. Ở đây bán đủ thứ từ đồ kẹp tóc đủ loại đến văn phòng phẩm, găng tay mũ nón vớ.. tất tần tật. Tôi mua một đôi găng tay có thể mở ra đóng vào các ngón với giá chỉ 4 NDT. Ở chợ địa phương có giá từ 5-7 NDT. Dĩ nhiên đây là lãnh địa của Sima rồi, bà ta mua quá trời. Sau đó bà ta quyết định bước ra ngoài đợi tôi bởi vì theo lời bà nói thì không muốn rinh cả cửa hàng này về nhà.

Ở đây có rất nhiều khách hàng trông như những người buôn bán ở các chợ địa phương đến mua hàng. Họ mua món gì thì mua cả mấy lố chứ không mua 1-2 cái như những người khác. Vì vậy tôi nghĩ đây đúng là cửa hàng bán sĩ rồi. Nếu có ai muốn kinh doanh hàng Trung Quốc thì phả liên hệ với tôi ngay, tôi sẽ giới thiệu cho cái cửa hàng này và chỉ ăn tiền có thôi hehehehe.


Thường các youth hostels rất dễ thương. Chúng tôi trả giường lúc 12h nhưng vẫn có thể gửi hành lý tại đó, sử dụng các tiện nghi tại đó như nước uống, toilet, wifi, internet,… và có thể ở đó để chờ đến giờ ra ga xe lửa.

Vậy là từ khi khu thương mại trở về, tôi và Sima vào mạng nói chuyện và tìm thông tin đến 6h chiều mới tạm biệt những cô tiếp tân dễ thương tại khách sạn để ra ga.

Từ đường Shanghai đến ga lửa khá gần nên tôi và Sima cùng đi bộ (khoảng 5-10 phút). Khi đến phòng chờ tàu của chúng tôi thì thật bất ngờ trước đoàn người đang chen chúc xếp hàng chờ sẳn trước cả tiếng đồng hồ. Tôi và Sima cũng chen chân vào và làm quen với 4 người khách du lịch đến từ Ba Lan. Họ mua vé ghế ngồi mềm, chỉ có giá 94 NDT thôi. Ôi, vậy mà tôi tưởng chỉ có giường nằm thôi chứ. Lần sau đi tàu lửa tôi sẽ hỏi trực tiếp người bán, không thể tin trang web được nữa.

Mắc cười nhất là Sima chưa bao giờ đi tàu ghế ngồi tại Trung Quốc, vậy mà bà ta lại hướng dẫn cho họ mới ghê (họ cũng lần đầu đi tàu tại Trung Quốc). Tôi phải nói với bà rằng bà có thể làm họ lúng túng bởi vì toa giường nằm và ghế ngồi không giống nhau.

Khi lên tàu rồi thì Sima giở chiêu dành giường nằm bên dưới. Bà ta luôn có lợi thế là người nước ngoài lại không biết tiếng Hoa. Do chúng tôi xếp hàng nên là một trong những người lên tàu sớm nhất. Toa giường nằm có hai dãy, mỗi dãy 3 giường. Người ta không ghi số giường mà ghi số dãy (vé chúng tôi thuộc dãy 1-2) và chỉ ghi là giường trên hay giướng dưới thôi. Trên vé ghi giường của tôi và Sima là giường trên. Khi chúng tôi lên thì thấy hai cô gái Trung Quốc dành giường giữa, nghĩa là tôi và Sima phải leo lên giường trên cùng. Tuy nhiên lúc đó hai người ở giường dưới chưa lên. Vậy là Sima nói tôi cứ lên đó ngồi.

Thì ra hai giường dưới là của hai sinh viên Trung quốc. Thấy chúng tôi ngồi trên giường của họ, họ không nói gì cả mà ngồi xuống mép nói chuyện với những sinh viên khác. Tôi và Sima bắt chuyện với họ. Họ là sinh viên ngành y học cổ truyền, đang trên đường về quê Quảng Châu ăn tết. Mỗi năm họ đóng học phí tương đương 3.000 đô Mỹ (mắc hơn ở Việt Nam). Họ thuê nhà trọ 5 người ở, mỗi người đóng 1.500 NDT/năm.

Tôi và Sima sau đó nằm luôn xuống giường ngủ. Họ không nói gì và sau đó leo lên giường trên cùng. Vậy là kế hoạch dành giường của Sima đã thành công mỹ mãn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét