CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (15): Lunan

Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (14): Shilin (Stone Forest)

Lunan cách Shilin 10km về phía bắc. Từ khách sạn chúng tôi bước ra đường và chờ xe buýt số 5, mỗi người 2 RMB, khoảng 1 tiếng sau, chúng tôi đến bến xe ở Lunan. Lý do chúng tôi đến đây là bởi vì ở Lunan vào mỗi thứ tư và thứ bảy đều có họp chợ khá lớn. Toàn thể thành phố biến thành một khu chợ khổng lồ như thể mọi người ai cũng món gì đó để bán vậy. Hôm nay là thứ 4, 12/1/2011, vừa ra khỏi bến xe, tôi hỏi đường đến chợ thì được hướng dẫn leo lên xe buýt số 1.

Khu chợ này bán khá nhiều quần áo của người Sani, trông giống y chang quần áo trong các bộ phim cổ trang của Trung Quốc. Tôi muốn mua một bộ để mặc quá bởi vì trông quá đẹp. Thấy đây là một khu chợ khá thú vị, chúng tôi quyết định ở lại đây một đêm. Đi một vòng bên ngoài chợ để kiếm nhà trọ, chúng tôi vào đại một nơi trông giống nhà trọ, chị chủ cho biết giá 40 RMB cho 2 người, tôi trả giá thì cuối cùng chỉ trả 35 RMB/2 người. Trong phòng không có nước nóng nhưng chúng tôi được phát mỗi người một bình thủy nước nóng. Phòng có tivi, mềm điện.

Đang lui cui sắp xếp hành lý thì bà mẹ của chị chủ vào nói chúng tôi không thể ở đây bởi vì chúng tôi không có chứng minh nhân dân. Đang đôi co thì chị chủ lên và nói theo chị là được nhưng để chị điện thoại kiểm tra. Chúng tôi đi theo chị xuống nhà. Hình như chị điện thoại cho công an khu vực thì phải. Sau 3 cú điện thoại thì chị bảo rằng chúng tôi có thể ở đây như phải để hộ chiếu lại để chị trình công an, chiều tối thì chị sẽ trả lại.

Chúng tôi ra chợ. Tôi vào ăn một tô mì thịt heo giá 5 RBM đầy mỡ (tôi ăn để giúp cơ thể chống lạnh mà). Sau đó thì mua 1 kg quýt giá 3 RBM (ở đây loại quýt này đang vào mùa nên thấy bán khắp nơi.) Đây là loại quýt có vẻ ngoài khá lạ, trông khá xốp, quả to nhưng toàn vỏ, chỉ có vài múi thôi nhưng ăn không chua (không biết có phải là loại quýt có hóa chất không nữa). Sau đó mua 1 kg táo, giá 5 RMB. Ở đây và Shilin, giống như Kunming vậy đó, người bán theo kg. Sima thì mua một con vịt quay Bắc Kinh giá 20 RMB. Ăn rất ngon!!!

Sau một hồi đi chán chê, chúng tôi đi ra đường. Ngoài đường toàn người là ngươì, họ đi chợ đây mà. Chúng tôi theo dòng người lang thang đi từ khu vực bán hàng này đến khu vực bán hàng kia. Khi nói rằng toàn Lunan là một cái chợ thì quả thật không sai bởi vì cho dù có đi vào bất cứ ngõ ngách nào thì chúng tôi cũng thấy chợ, người bán ở khắp nơi. Người Sani rất cương quyết khi bán hàng, họ hầu như không bao giờ bớt đâu, kỳ kèo kiểu nào cũng không bớt. Trang phục của họ rất sặc sỡ và họ đội cái nón của dân tộc họ trên đầu, sau đó choàng thêm một cái khăn lên đầu (chắc để giữ ấm, bởi vì cái nón của họ giống như vương miện vậy, không che được cái mỏ ác). Tôi rất thích trang phục của người Sani, nếu hành lý của tôi còn chỗ trống, tôi đã mua một bộ để dành mặc rồi. Tôi nghe chị chủ nhà trọ nói một bộ trang phục giá khoảng 150 RMB (tương đương 25 đô Mỹ) bao gồm áo, quần, nón, giỏ xách và các phụ kiện lỉnh lỉnh khác như dây thắt lưng. Giỏ xách cũng đẹp lắm, giống như thổ cẩm nhưng có quấn thêm những sợi dây màu đỏ rua dài xuống tận đầu gối. Ôi, tôi mê chết đi được bộ trang phục tuyệt đẹp này. Áo và quần có gắn thêm những cái chuông nhỏ để tạo âm thanh khi bước đi, không quá rườm rà như trang phục của Ấn độ, trông rất gọn gàng và đẹp. Ống quần hơi xòe ra và thêu trang trí rất tinh vi. Phụ nử có chồng và có con thì phía sau có thêm cái địu.

Nhìn chán chê những bộ trang phục tuyệt đẹp, chúng tôi đi vào các khu chợ trong những con hẻm, ở đây không thấy nhà cao tầng mà là những ngôi nhà cũ kỹ đặc trưng của Trung Quốc. Tôi nói với Sima: đây mới thật sự là Trung Quốc mà tôi muốn xem, không phải là một Trung Quốc hiện đại mà chính phủ Trung Quốc muốn phô bày cho mọi người thấy.

Ah, chợ gia cầm ở đây cũng vui lắm. Người ta cho gà vịt vào những cái lồng, người mua mua xong sẽ cho vào bao bố, mỗi con vịt/gà sẽ được tặng một cái lỗ để thở, có nghĩa là thân hình thì ở trong bao bố còn cái cổ thì thò ra ngoài. Vì vậy khi người mua xốc bao bố lên vai để vác thì từ người ông ta mọc ra 5-6 cái đầu với cái cổ dài kêu cạp cạp cạp. Sima luôn miệng nói: không thể chịu nổi cảnh tượng này. Ở đây vài người sử dụng cả xe ngựa để vận chuyển. Tôi nói với Sima rằng tôi muốn xem mấy con lừa (bởi vì nghe nói ở đây nhiều lừa lắm) nhưng chúng tôi tìm mỏi mắt chẳng thấy.

Chị chủ nhà ở đây rất tốt bụng. Khi tôi nói rằng muốn mua vé xe đi Kaiyuan vào hôm sau thì chị ta dẫn tôi lội bộ ra tận bến xe trong thời tiết đầy gió lạnh. Bến xe cách chỗ chúng tôi khoảng 1.5 km đường lộ và thêm 200 mét đi bộ trên đường cao tốc (highway). Thế mới ghê! Tôi mới đầu chẳng dám đi bộ trên đường bộ cao tốc nhưng thấy chị ta đi tỉnh bơ nên cũng ráng đi theo. Đây là một bến xe không tên vì vậy chị ta muốn dẫn tôi đến tận nơi để hướng dẫn đường đi nước bước, bởi vì chị ta không muốn chúng tôi phải đi taxi (chỉ có 5 RMB thôi) cho phí tiền. Chị ta luôn miệng nói gần lắm gần lắm, đi bộ đi.

Trên đường về, tôi hỏi chuyện thì chị ta cho biết chị ta 29 tuổi, có một con trai 4 tuổi và chồng làm nghề gì đó mà chị ta vừa nói vừa dùng tay đẩy đẩy như người ta đẩy shopping cart trong siêu thị vậy (hiểu được nghề gì chết liền đó).

Tóm lại người dân ở đây rất dễ thương. Còn Sima thì rất thích bởi vì bà ta có thể mua được những món rẻ tiền làm quà tặng học trò và người thân. Bà ta là giáo viên đang dạy mấy đứa nhóc cấp 1 ở Úc.

Khi nghe tôi kể chuyện đi bộ trên đường thì bà ta luôn miệng kêu ầm ĩ là làm sao tôi có thể đi bộ trên đường cao tốc được. Tôi phải giải thích rằng đường cao tốc ở đây không giống ở Úc vì vậy người ta mới đi bộ được (cái này là do kinh nghiệm thực tế của tôi về đường cao tốc ở Việt Nam đây mà.)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét