CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (12): Guiyang

 Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (11): Huaihua 

Khoảng 6h thì tàu đến Guiyang. Nghe nói nhà ga này khá là hiện đại nên cũng muốn nhìn ngó xem sao nhưng ở cổng ra chẳng thấy gì hết mà trời lại mưa lất phất. Vậy thì tranh thủ kéo hành lý chạy qua đường để đến bến xe buýt luôn. Tôi muốn đi đến Yidu Youth Hostel bởi vì đã hẹn với Sima ở đó. Có bản đồ trong tay và biết tuyến xe buýt số 1 đi đến gần nơi này, tôi kéo hành lý đến đó đứng chờ cùng với rất nhiều người địa phương. Chờ mãi chẳng thấy xe đến, tôi gõ cửa phòng của người quản lý tuyến xe này và hỏi thăm xe buýt đi đến đường Zhongshan Dong Lu (Lu trong tiếng Hoa nghĩa là đường). Cô ấy bảo tôi phải đi thêm một đoạn nữa về phía trước và đón xe số 6 (dĩ nhiên là nghe chẳng hiểu nhưng thấy cô ta cứ phất phất tay về phía trước và nói “liu” – nghĩa là số 6).

Thế là tôi đi, dọc đường nhiều người chạy theo nói gì đó, tôi đoán là cò xe nên bỏ đi. Thế là tôi cứ đi, vừa đi vừa hỏi thăm đường. Nhiều người chẳng biết phương hướng, hoặc có người thì chỉ qua hướng trái, có phải thì chỉ qua hướng phải. Cuối cùng thì tôi cũng có kết luận rằng người Trung Quốc không phải người nào cũng biết phương hướng và có khi không biết họ cũng chỉ đại (để giữ thể hiện ấy mà). Vì vậy tôi cứ loanh quanh mãi, chẳng dám đi taxi đâu bởi vì trời tối nên nếu không may gặp phải bọn lừa đảo thì hoặc là toi hoặc là phải trả tiền rất nhiều. Tôi cố gắng tìm tuyến xe buýt để đi, nếu không thì đi bộ luôn cũng chẳng sao. Nếu đã từng lội bộ 10 tiếng đồng hồ từ Xinping đến Yangshou thì chẳng vấn đề gì với việc đi bộ đến Yidu Youth Hostel cả nhưng quan trọng là tôi phải xác định được đúng phương hướng. Cuối cùng mệt quá tôi leo lên đại tuyến xe buýt số 1 mà tôi tin là đi đến đoạn đường gần khách sạn này. Khi tôi hỏi tài xế rằng tôi muốn đi đến Zhongshan Dong Lu. Tài xế lắc đầu và nói gì đó. Tôi nói tôi không phải người Trung Quốc. Lúc đó có một cô gái xinh đẹp bước lên và cố gắng nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh. Khi tôi đưa địa chỉ ra, cô ấy nói rằng cô ấy biết nơi này và nói rằng sẽ dẫn tôi đến đó. Tôi nói không cần, chỉ cần cô ấy chỉ đường là được rồi. Nhưng cô ấy nhất quyết đắt tôi đến tận nơi.

Cuối cùng chúng tôi cũng đến được khách sạn. Tiếp tân ở đây chẳng biết tiếng Anh tí nào và nơi này trông giống một mid-ranged hotel hơn là một Youth Hostel bởi vì trông khá đẹp và hoàng tráng. Tuy nhiên ngoài cửa có gắn logo của tổ chức Hostelling International. Tôi nhờ cô ấy hỏi giùm có ai tên Sima từ Úc đến ở đây không. Họ nói không có. Tôi chìa thẻ thành viên ra thì họ nói với cô gái xinh đẹp người Trung Quốc và cô ta dịch lại cho tôi rằng thẻ này chỉ sử dụng cho dorm thôi, giá là 60 RMB/giường. Tôi hỏi họ tôi có thể vào internet để nói chuyện với Sima không, họ nói có thể nhưng tôi phải check-in. Thật là bực mình! Tôi không có điện thoại và cũng chẳng lưu điện thoại của Sima vào máy tính. Không biết liên lạc cách nào. Cô gái điện thoại cho bạn, người có thể nói tiếng Anh tốt hơn để giao tiếp với tôi và hỏi tôi cần giúp đỡ gì không. Cô ấy vừa đẹp mà vừa tốt bụng nữa. Tôi nói tôi check in rồi lên phòng dùng internet vậy. Khi tôi làm thủ tục check in thì họ nói hội viên của Hostelling International chỉ trả 50 RMB thôi. Khi tôi chìa thẻ ra thì cô gái Trung Quốc xinh đẹp nói cô ta biết tổ chức này và họ có một khách sạn khác đẹp hơn, nhân viên có thể nói tiếng Anh và có cả wifi nữa. Cô ấy nói tôi nên đến đó ở. Nghe vậy, tôi cũng “xiêu lòng” và nói rằng có thể đi xe buýt đến đó không. Cô ta nói khách sạn Yidu khó tìm chứ khách sạn này dễ tìm hơn nhiều. Tôi nghĩ như vậy sẽ tốt hơn vì sẽ dễ dàng hơn cho Sima.

Lúc đó nhân viên lễ tân đang làm thủ tục check in cho tôi. Cô gái xinh đẹp nói họ dừng lại và kéo hành lý của tôi đi ra. Tôi đi theo. Lúc chúng tôi đứng chờ xe buýt thì cô ấy nói cô ấy là người mẫu và đang làm cho một film company. Hèn chi cô ta đẹp quá. Cô ta nói tiếng Anh khá chậm và nói rằng đã không nói trong 6 năm rồi. Tôi nói tôi là giáo viên tiếng Anh và cô ta có thể nói chuyện với tôi khoảng 1-2 lần/tuần. Như vậy sẽ giúp cô  ta nói tiếng Anh lưu loát hơn và điều này tốt cho nghề nghiệp của cô ta và cũng giúp tôi học tiếng Hoa luôn. Tôi cũng nói đừng ngại bởi vì tôi đang làm như vậy với hai học sinh người Ý. Cô ta chỉ cần tải chương trình Skype về máy và chúng tôi có thể nói chuyện qua Skype miễn phí. Tôi nghĩ đó là điều tốt nhất trong khả năng của tôi mà tôi có thể thực hiện để đáp lại lòng tốt của cô ấy. Cô ấy nói cô ấy giúp tôi là vì có lý do: cô ấy đạo Thiên chúa, hôm nay cô ấy có buổi lễ cầu nguyện nhưng cô ấy đã bỏ lỡ để giúp đỡ tôi và cô ấy đi tin là chúa Jesus hiểu cho cô ấy. Ngoài ra, hôm nay sếp của cô ấy khi cùng cô ấy đến một công ty để liên hệ công việc thì ông ta bỏ quên laptop tại đây và khi trở lại thì máy tính biến mất. Thế là không có ai để nổi giận, ông ta nổi giận với cô. Cô ấy hy vọng là sau khi làm một việc tốt (giúp đỡ tôi và Sima), hôm sau sếp của cô ta sẽ có thể tìm lại được máy tính của mình. Cô ấy tên Liu (giống như tên Liễu)

Khi chúng tôi đi xe buýt đến khách sạn khác thì cô ta điện thoại hỏi nhiều người bạn của mình và nói xin lỗi tôi bởi vì cô ấy nhầm, khách sạn mà chúng tôi đang đi đến không thuộc tổ chức này. Tôi nói không sao bởi vì chúng tôi có thể đến đó để xem và kiểm tra. Khi đến đó thì tôi thấy khách sạn rất đẹp và tôi chờ cô ta vào kiểm tra và tôi chờ trước cửa. Cô ta lấy thẻ của tôi để đưa cho họ xem. Khoảng 10 phút sau cô đi ra và nói khách sạn này không thuộc tổ chức và họ không có wifi. Tôi nói vậy chúng ta cần đi trở lại Yidu Youth Hostel, hy vọng là Sima có thể tìm ra nơi này và chúng tôi có thể gặp. Lúc đó đã 11h đêm (tôi đến lúc 6h chiều và đi lòng vòng ngoài đường trong 5 tiếng đồng hồ), tôi vừa mệt vừa lạnh. Liễu gọi taxi (không phải là taxi thường mà là taxi lậu) và trả giá. Tôi nói để tôi trả tiền, cô nói không sao. Cuối cùng, chúng tôi đến khách sạn, tôi thấy cô ta trả Y10. Sau đó, chúng tôi check in và khi chờ thang máy, tôi trả lại cô ấy Y10 và nói để cô ấy đi taxi về.

Khi lên phòng thì chúng tôi thấy có hai người nam Trung Quốc đã ở đó và phòng này dành cho 8 người (bởi vì có 8 giường). Trong phòng có tivi, nhà tắm có nước nóng, đường dây để nối mạng internet. Nghĩa là trong phòng có đủ mọi tiện nghi. Vậy mà lúc đầu tiếp tân bảo trong phòng chẳng có gì cả (chắc họ muốn tôi ở phòng double 200 RMB đây.) Liễu nói chuyện với hai người này, một người tự giới thiệu tên tiếng Anh là Louis, 30 tuổi là doanh nhân có công ty riêng ở Quảng Đông và đang có vài cuộc hẹn với khách hàng ở đây, một người kia là nhân viên bán hàng cho hãng Toyota. Louis có thể nói tiếng Anh một ít.

Khi tôi vào mạng thì thấy email của Sima, nói rằng máy bay của bà ta đến Guiyang vào lúc 22h45 và bà ta muốn tôi đến sân bay đón bà bởi vì bà sợ bị cướp trên đoạn đường từ sân bay về khách sạn. Tôi nói với Liễu và Louis, họ điện thoại đến sân bay và nhờ họ bắt loa gọi Sima đến chỗ điện thoại để nói chuyện với chúng tôi. Liễu gọi điện với họ rất nhiều lần để chắc là họ có bắt loa gọi Sima. Khi Liễu nói chuyện điện thoại với họ thì cửa phòng  mở ra và tôi thấy Sima cùng cô tiếp tân đứng trước cửa. Tôi vừa ngạc nhiên vừa vui và quay vào nói Liễu là Sima đã đến. Thấy tôi, Sima nhào vào ôm tôi và nói: “I am going to kill you.” Sima nói tại sao người lái taxi bắt đầu meter ở mức 62 RMB, và khi đến khách sạn thì giá tiền là 104 RMB. Thông tin mà tôi gửi cho Sima là 50 RMB từ sách hướng dẫn du lịch. Liễu nói mắc quá và dẫn Sima xuống nói chuyện với tài xế (chắc là cãi lộn với tên tài xế bất chính này đây). Cuối cùng Sima trả 50 RMB và lên phòng. Sima nhờ máy tính của tôi để nói chuyện với người thân là bà ta đã đến Trung Quốc an toàn và đã gặp được tôi. Bà ta nói lúc ở sân bay bà ta rất lo lắng là không gặp được tôi bởi vì bà ta lần đầu đến Trung Quốc (tôi hơi bất ngờ bởi vì tôi cứ nghĩ bà ta đã đến Trung Quốc rồi.) và do ỷ y là sẽ gặp tôi ở Trung Quốc nên không tìm thông tin về Trung Quốc.

Tóm lại, sau 5 tiếng lạnh ngắt ở ngoài trời, chúng tôi đã gặp nhau và tối hôm đó nói chuyện quá trời trước khi đi ngủ lúc 1h sáng.

Một giấc ngủ ấm áp đã đến và chúng tôi thức dậy lúc 10h sáng. Sau khi làm vệ sinh cá nhân, chúng tôi ra ngoài lúc 12h sau khi hẹn với Louis và Liễu gặp nhau lúc 7h tối.

Chúng ta đi siêu thị Wal Mart để xem thế nào, đối diện siêu thị là tượng của ngài Mao Trạch Đông đang giơ tay chào, trông giống như đang giơ tay chào Wal Mart vậy đó. Siêu thị này khá lớn. Sau đó chúng tôi lên xe buýt đi lòng vòng vì trời khá lạnh -5 độ C nên rất lười đi bộ ngoài đường. Khoảng 5h chiều chúng tôi tìm đường về khách sạn. Thật vất vả bởi vì không ai hiểu tiếng Anh cả và dù họ có hiểu chúng tôi nói gì thì cũng chẳng chỉ đúng đường. Chúng tôi hỏi đại một nhóm nam nữ đang đứng thì họ gọi điện thoại hỏi bạn của họ và cuối cùng một cô gái dẫn chúng tôi đi một vòng, sau đó quay lại đúng chỗ chúng tôi đã đi bởi vì cô ta cũng chẳng biết đường. Cuối cùng khi cô ta điện thoại một người bạn thì may là người này biết khách sạn chúng tôi ở. Cô ta nói khách sạn chỉ cách chỗ chúng tôi 2km thôi và cô ta nói sẽ dẫn chúng tôi về khách sạn. Chúng tôi nói không cần bởi vì chúng tôi có thể tự đi. Cô ấy nói không. Cô ấy muốn dẫn chúng tôi đến nơi bởi vì không muốn chúng tôi lại bị lạc. Trên đường đi thì cô ấy nói cô ấy là giáo viên tiếng Anh nhưng nói tiếng Anh không giỏi lắm. Sima nói cô ấy chỉ cần thực tập nhiều hơn.

Cuối cùng chúng tôi cũng về đến nơi vào khoảng gần 7h tối. Liễu tối hôm đó không đến được. Vậy là tôi ăn bánh ngọt thay cho buổi chiều và Sima ăn mì gói bởi vì chúng tôi thấy ở trong phòng ấm áp hơn (có máy điều hòa nhiệt độ mà). Lúc đó có bạn của Louis nên chúng tôi nói chuyện với nhau và Sima nói chuyện với người thân bằng máy tính của tôi.

Chúng tôi quyết định hôm sau sẽ đi Côn Minh bởi vì quá chán thời tiết lạnh lẽo rồi. Chúng tôi thức dậy lúc 10h sáng, sắp xếp xong đồ đạc lúc 12h, chúng tôi gửi hành lý lại cho Louis và check out. Tôi có thẻ nên trả 100 RMB và lấy lại 100 RMB tiền deposit. Sima không có thẻ nhưng do đi cùng tôi nên cũng trả 50 RMB/đêm (thường không có thẻ phải trả 60 RMB). Chúng tôi check out xong thì trở lên phòng, có Louis mở cửa mà. Chúng tôi lại có phòng để ở dù đã check out. Khách sạn này khá dễ bởi vì khách có thể lên phòng.

Khoảng 1h thì Liễu đến và chúng tôi cùng nhau đi ra ngoài ăn món địa phương. Cả 4 người ăn tốn 93 RMB. Chúng tôi có một bữa ăn thật no nê, với món ăn đặc sản của vùng này, gỏi cuốn với 20 món để cuốn, chè đậu xanh, chè dưa hấu, chè trôi nước và súp. Ai cũng ăn no nê.

Sau đó chúng tôi ghé công ty của Liễu và tôi hướng dẫn Liễu vào Skype và lưu địa chỉ của tôi và Sima.

Sau đó chúng tôi ra ga để mua vé. Oh, một đám đông. Tôi phải xếp hàng chờ đến 1 tiếng 30 phút thì mới đến lượt của mình để mua vé. Vậy là chuyến tàu mà chúng tôi dự định đi không còn vé và chúng tôi phải đi chuyến 22h24 phút. Lúc đó khoảng 6h chiều. Chúng tôi quyết định ra ngoài ga tìm một quán ăn ấm cúng nào đó để ngồi nói chuyện và viết nhật ký (Sima cũng có thói quen viết nhật ký khi đi du lịch.)

Chúng tôi đi trong thời tiết lạnh giá và tìm thấy một nhà hàng fastfood (giống như KFC hoặc Mc Donald), Sima bảo tôi cứ vào đó ngồi, có thể không cần phải gọi thức ăn, chỉ ngồi đó (bởi vì chúng tôi là người nước ngoài mà nên họ nói gì thì cứ không hiểu hehehe). Nếu cuối cùng phải mua gì đó thì Sima sẽ mua potato chips. Vậy là chúng tôi vào đó ngồi, tôi mở máy tính của mình lên và viết về Guiyang. Tôi vừa viêt vừa lấy thức ăn của mình ra ăn (tôi có thói quen không bao giờ mua thêm đồ ăn nếu không ăn hết những gì mình đã mua – tôi ghét phải mang vác nặng ấy mà). Tôi còn bánh Oreon, táo và cam nên cứ ngồi vừa viết vừa ăn. Sima cũng vừa viết vừa ăn. Một lúc sau, bà ta đứng dậy và nói rằng muốn đi toilet và uống cà phê. Vậy là bà ta đứng dậy và đi vào trong. Một hồi sau, bà ta đi ra và nói tôi dừng vào bên trong ngồi bởi vì chúng tôi ngồi cạnh cửa nên mỗi khi có người ra vào thì hơi lạnh ùa vào. Vậy là tôi phải đứng dậy cầm máy tính ra vào.

Cạnh bàn chúng tôi có hai cô sinh viên đại học, thấy Sima người nước ngoài nên họ bắt chuyện để thực tập tiếng Anh luôn. Tôi nhỉ thỉnh thoảng tham gia vào câu chuyện của họ thôi bởi vì mải mê viết mà. Họ nói họ đang học về truyền thông. Sima dạy cho họ cách sử dụng Skype. Ở Trung Quốc, người ta hầu như không biết Skype, họ dùng qq để nói chuyện trên internet.

Đến 9h thì chúng tôi đứng dậy để đi ra ga. Hai cô sinh viên kéo dùm túi hành lý cho Sima bởi trông bà khá lỉnh kỉnh với đủ thứ túi thức ăn. Khi vào chỗ máy x-ray, thì hai cô gái tạm biệt chúng tôi để trở lại trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét