CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (18): Trở lại Việt Nam

Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (17): Pingbian

Lại đường núi khúc khuỷu. Tuy nhiên hôm nay lại thê thảm hơn là trời đầy sương mù và tài xế lái khá nhanh. Sima cứ ngồi lắc đầu liên tục và nói: tại sao ông ta lại lái quá nhanh trong khi hầu như chẳng nhìn thấy gì phía trước. Tôi nghĩ bụng chẳng lẽ phải ngồi chịu trận trên chuyến xe kinh hoàng này đến 2 tiếng đồng hồ sao. Tôi cũng nghĩ đến việc xuống xe rồi nhưng hôm nay là ngày 16/1, hết hạn 30 ngày của tôi tại Trung Quốc cho first entry rồi. Tôi cũng nghĩ đến số tiền phải nộp phạt 500 RMB. Tôi lại ngồi niệm Phật cho đỡ sợ.

Tuy nhiên khoảng 15-20 phút sau thì không thấy sương mù nữa, trời quang đãng. Vậy là hết sợ hehehe nên tôi ngồi ngắm cảnh. Tuy nhiên the fucking guy ngồi ngay trước tôi cứ hút thuốc liên tục. Tôi lại mở cửa sổ, thà chịu lạnh hơn là phải hít khói thuốc. Những người gần đó kêu lạnh đòi đóng cửa sổ tôi cũng mặc. Ai đóng lại thì tôi mở ra đó. Cuối cùng họ phải dời qua ghế khác ngồi chắc họ nghĩ tôi bị say xe nên cần cửa sổ đây mà (họ cũng khá tốt bụng ấy nhỉ.) Chuyến xe này thật ra cũng là một chuyến xe ngựa, đường sốc kinh khủng.

Kinh nghiệm cho những ai muốn đi từ Hekou đến Kunming là không nên đi bởi vì đường núi quanh co (có sương mù càng nguy hiểm) và đầy ổ gà ổ voi trên đoạn từ Hekou đến Pingbian; đoạn từ Pingbian đến Kaiyuan, cũng đường núi và đang sửa chữa nên đầy bụi và khá trơn trợt. Đoạn từ Kaiyuan trở lên nếu không bị kẹt xe trên đường cao tốc thì không có vấn đề gì, nếu không thì có thể sẽ bị lái vào những con đường tắt đầy ổ voi.

Khoảng 1h trưa thì chúng tôi đến Hekou. Ngay biên giới là một khu chợ, hàng hóa để bừa bãi. Ở đây nhiều bảng hiệu ghi cả tiếng Hoa lẫn tiếng Việt và người Việt qua buôn bán khá nhiều nên đi đâu cũng nghe tiếng Việt.

Tuy nhiên giá phòng ở đây không rẻ tí nào toàn là 100 RMB trở lên, phòng giá rẻ 20-30 RMB thì lại nhỏ và dơ. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được một khách sạn gần bến xe (sau một hồi loanh quanh). Phòng có hai giường đơn khá rộng, có tivi, bình nấu nước, nhà tắm khá sạch và có nước nóng; tuy nhiên cái vòi hoa sen thì bị gãy không thể sử dụng được. Tôi hỏi ý Sima bởi vì tôi phải về Việt Nam trong ngày hôm nay. Bà ta nói đây là the best of the worst và không hình dung nổi là khu vực gần biên giới lại hỗn tạp như vậy.

Tôi để lại túi hành lý lớn cho Sima và chỉ đem theo một ít vật dụng cần thiết để qua biên giới về lại Việt Nam.

Người Việt đa phần dùng giấy thông hành (border pass) để qua lại biên giới- giấy này khá rẻ chỉ khoảng 10 đô Mỹ và thời hạn sử dụng là 1 năm. Tuy nhiên không được phép đi sâu vào nội địa, chỉ được loanh quanh ở khu vực gần biên giới thôi.

Tôi cũng tham gia vào đoàn người xếp hàng. Khi đến lượt tôi thì anh chàng hải quan Trung Quốc khá đẹp trai nói gì đó. Dĩ nhiên là tôi không hiểu. Thế là anh ta gọi ngay một anh chàng đẹp trai khác đến (anh này biết một ít tiếng Anh) hướng dẫn tôi đến máy scan để scan hộ chiếu (thì ra ai đi bằng hộ chiếu thì phải tự cho vào máy scan hộ chiếu trước khi xếp hàng vào quầy).

Sau đó anh ta dẫn tôi trở lại, lần này không phải xếp hàng. Anh chàng hải quan trong quầy cứ cầm hộ chiếu tôi và săm soi mấy cái mộc và visa của các nước khác mãi, sau đó mới đóng dấu cho tôi. Anh ta hỏi tôi làm nghề gì mà đi nhiều vậy. Lúc đó định nói là làm cảnh sát quốc tế (Interpol) cho nó ngầu nhưng sợ bị rắc rối nên thôi, đành khai thiệt. Thỉnh thoảng đối với một số traveling partner, tôi nói tôi là cảnh sát quốc tế; vậy mà họ cũng tin và nói rằng nếu tôi là người Việt sống ở Việt Nam, mà lại là nữ, dám đi một mình và nói tiếng Anh lưu loát như vậy thì đúng là cảnh sát quốc tế rồi mới ghê chứ! Có thể họ nghĩ tôi khá giỏi võ công nên chẳng dám “mon men” gì đâu. Lúc đầu tôi chẳng nghĩ đến việc này nhưng sau khi được mấy nhà sư Việt Nam mà tôi gặp ở Myanmar phán: “Cô này chắc giỏi kungfu lắm nên mới dám lang thang môt mình đây” thì tôi mới nghĩ đến việc giá mà trước đây mình chịu khó tập luyện võ công nhỉ.

Vậy là tôi lại về Việt Nam sau một tháng lang thang chịu lạnh trên đât Trung Quốc. Có người hỏi tôi sao đi bụi giống đi lang thang như dân du mục vậy. Tôi nói đúng rồi, chứ mọi người nghĩ đi bụi nghĩa là sao nếu không phải là lang thang từ nơi này qua nơi khác (hơi giống những kẻ vô gia cư nhỉ). Tuy nhiên, gian khổ mà lại vui bởi thế tôi mới ghiền và bỏ hết việc để được lang thang, làm kẻ vô gia cư. Nhiều người tôi gặp trên bước đường lang thang cũng nghĩ như vậy. Và đa số mọi người một khi đã trải qua kinh nghiệm lang thang thì không thể từ bỏ được hobby này (gọi là passion cũng được), cứ có cơ hội là lại đi.

Ra khỏi cửa khẩu, vài người chạy theo gạ tôi đổi tiền Trung Quốc cho họ hoặc dụ tôi đi xe ôm về ga xe lửa. Tôi tìm được một quán cà phê có wifi và vào trang blog của mình để chèn hình ảnh vào các bài đã đăng. Khi làm xong hết mọi việc thì cũng đã 8h tối. Tôi lại ra đường tìm phòng ngủ. Giá phòng ở đây cũng chẳng rẻ, toàn là 150.000 VND/đêm. Tôi chẳng chịu nên cứ qua lại. Cuối cùng ông xe ôm không dụ được tôi cuốc xe nào chỉ tôi vào khách sạn Ngôi Sao phương Bắc ngay con đường hẻm bên cạnh và có quán cà phê wifi kế bên. Ở đây họ đòi giá 120.000 VND. Tôi trả giá 80.000 VND. Cuối cùng họ đồng ý. Nói chung khách sạn của mình so với ở Trung Quốc thì rẻ hơn.

Cho hành lý vào phòng, tôi ra ngoài tìm cháo để ăn. Một tô cháo đuôi heo giá đến 25.000 VND. Kệ, nếu so với ở Trung Quốc thì chắc rẻ hơn rồi. Mới khoảng 9h tối mà ở đây mọi người hầu như đã đi ngủ hết nên đường phố vừa tối, vừa vắng vẻ và vừa lạnh. Vì vậy mà sau khi ăn xong, tôi về khách sạn. Mở máy tính lên xem thử thì ra tôi vẫn có được wifi nhờ quán cà phê kế bên. Hình như ở Lào Cai người ta không cần password hay sao ấy. Quán tôi ngồi trước đó cũng chẳng có password đâu, cứ khởi động máy là có wifi ngay.

Kiểm tra lại tình hình tài chính sau 30 ngày ở Trung Quốc thì tôi xài tổng cộng khoảng 2.200 RMB, tương đương khoảng 7 triệu VND đây mà. Hehehe, vậy là kế hoạch $1,000/3 tháng của tôi tại Trung Quốc có thể thành hiện thực rồi nhé.

Kỳ sau: Tôi đi Trung Quốc (19): Trở lại Hekou (Hà Khẩu)  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét