CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (19): Trở lại Hekou (Hà Khẩu)

Dự định về Việt Nam 2 đêm sau đó mới trở qua Trung Quốc để tiếp tục tháng lưu lạc tiếp theo bởi vì dù sao Sima cũng dự định ở tại Hà Khẩu 2 đêm và đây là khu vực chợ trời nên bà ta có thể mua hàng giá rẻ; tuy nhiên, chưa nghe tôi nói hết ý định của mình thì bà ta đã cự tôi quá trời. Lo cãi nhau với tôi vì vậy mà khi check in vào khách sạn, bà ta làm theo quán tính là trả 50 RMB tiền phòng và 50 RMB tiền thế chân cho chìa khóa. Khắp nơi ở Trung Quốc đều phải thế chân và trả tiền phòng trước cả.

Về Việt Nam 1 ngày đêm, ngày hôm sau tôi phải lập tức quay lại bởi vì cảm thấy không yên tâm khi để Sima một mình tự xử tại Hà Khẩu. Bởi vì đã sử dụng hết mọi entry của visa nên nếu tôi muốn ở lại thêm thì phải đến phòng PSB (Public Security Bureau) để xin gia hạn visa, thực ra là xin một visa mới ngay tại Trung Quốc. Để có thể xin gia hạn thêm visa, tôi cần phải có chứng minh tài khoản ngân hàng, mỗi ngày trung bình 100 đô la Mỹ, như vậy tôi phải chứng minh trong tài khoản của mình có ít nhất 3.100 đô Mỹ.

Thế là buổi sáng tôi phải đi lòng vòng chợ Cốc Lếu của Lào Cai để tìm nơi vừa có thể vào trang web của ngân hàng vừa có máy in (do tôi sử dụng on-line banking mà). Thế mà cũng phải mất vài tiếng lòng vòng tôi mới tìm ra. Tất cả mọi chi phí chỉ có 3.000 VND thôi. Nếu làm tại Trung Quốc thì mắc tiền hơn nhiều. Sau đó thì đã quá trưa, tôi tìm đặc sản Việt Nam ăn cho đã thèm. Nhưng cuối cùng cũng tạt vào một quán phở Nam Định làm một tô cho căng bụng (lý do tô phở ở đây khá to mà lại chỉ mất 15.000 VND thôi).

Sau đó lại tìm một quán internet vào viết bài, chỉnh sửa nốt lại các bài trên blog (do ở Trung Quốc không vào blog được chỉ đăng bài qua email nên bài chẳng có hình ảnh gì hết.) Tôi cũng phải tìm thông tin về điểm đến tiếp theo bởi vì Sima hoàn toàn không có ý kiến gì về vụ này. Bà ta bảo cứ tùy tôi quyết định miễn sao ngày 22-23/1 bà ta có mặt ở Quảng Châu để ngày 24 bay về Bangkok là được.

Loay hoay tìm mãi cũng chẳng thấy thông tin gì hết mà thời gian ở Trung Quốc lại đi trước Việt Nam một giờ đồng hồ. Đọc sách hướng dẫn du lịch thì thấy nói rằng tại cửa khẩu này mọi thủ tục nên được thực hiện trước 6h chiều giờ Trung Quốc, nghĩa là 5h chiều giờ Việt Nam.

Thời gian bay vèo vèo. Thế mà đã gần 5h chiều, tôi lật đật tắt máy tính và phóng vèo qua biên giới. May là tôi chọn quán cà phê internet ngay trước cổng biên giới nên không mất nhiều thời gian đi lại. Tại biên giới Hà Khẩu, khi đặt hộ chiếu vào máy scan để tự làm thủ tục check in, máy scan lại từ chối đọc hộ chiếu của tôi (ngày hôm trước anh hải quan đẹp trai của Trung Quốc phải làm nhiều lần thì máy mới đọc.) Anh chàng cò bên phía Việt Nam (người cứ theo dụ dỗ tôi lấy tour đi cùng anh ta tham quan Hà Khẩu – cái Hà Khẩu bé tí mà phải có hướng dẫn viên thì thật mất mặt cho tôi quá) chạy vào văn phòng nhờ một anh hải quan đẹp trai khác của Trung Quốc ra làm giúp. Anh chàng này cũng không làm được nên đành đưa tờ giấy ra cho tôi tự khai (nếu làm tự động thì không phải khai giấy.)

Vậy là tôi lại quay về Trung Quốc vào lúc 6h chiều. Lật đật về khách sạn xem Sima thế nào. Bà ta đang ở trong phòng ăn hoành thánh và nói rằng bà rất vui bởi vì một ngày lang thang mua được 2 cây dù có 7 sắc cầu vồng – cái này bà ta tìm mãi đến bây giờ mới gặp và còn làm mối dắt một cặp người Nhật vào đây ở do trông họ khá mệt mỏi và có vẻ đang tìm phòng trọ nên bà ta dẫn mối giùm khách sạn luôn. Bà ta thông báo sáng nay đã đưa cho tiếp tân 50 NDT tiền phòng rồi.

Do Sima đã ăn tối rồi nên tôi một mình lang thang ra đường tìm quán ăn. Ban đêm ở Hà Khẩu cũng thật tấp nập. Quán ăn dọn hẳn ra lòng đường để bán hàng. Trông thấy hai thanh niên đang ăn món mì xào. Tôi tấp vào hỏi giá. Họ nhìn tôi ngạc nhiên và nói rằng không biết giá. Lúc đó tôi mới nhận thấy vì sao họ ngạc nhiên bởi vì họ không có thói quen hỏi giá trước khi ăn. Họ quay vào hỏi bồi bàn và bồi nói một dĩa mì xào giá 8 NDT. Hơi mắc! Nhưng đang đói bụng và dĩa mì trông cũng khá ngon nên tôi ngồi xuống ăn luôn.

Hai thanh niên Trung Quốc bắt chuyện với tôi bằng tiếng Việt lõm bõm và tôi trả lời bằng tiếng Hoa cũng lõm bõm. Thì ra họ cũng là khách du lịch (Tôi nghĩ trong đầu chắc đi về biên giới tìm gái Việt đây mà.) Ho luôn miệng nói gái Việt đẹp hơn gái Trung Quốc (thực sự thì tôi thấy người Việt và người Trung Quốc có gì khác đâu- đặc biệt người Việt ở miền Bắc – chỉ khác có tiếng nói thôi – Tôi mà không nói ra tôi là người Việt thì cũng không người Trung Quốc nào nhận ra tôi là người nước ngoài bởi vì không phải người Trung Quốc nào cũng nói lưu loát tiếng Hoa phổ thông; vì vậy khi thấy tôi nói tiếng Hoa, họ nghĩ chắc tôi là dân đến từ vùng sâu vùng xa và không được học hành đàng hoàng nên nói tiếng Hoa chẳng ra gì.) Khi tôi móc tiền ra trả thì hai thanh niên này nói họ đã giùm tôi dĩa mì xào rồi. Trời lại “bị” trả tiền giùm nữa sao.

Hai thanh niên này rủ tôi hôm sau đi Ruili (biên giới Trung Quốc và Myanmar – chắc hai tên này muốn đi kiếm gái Myanmar ở đây mà. ) Nếu không kẹt phải đưa Sima về Quảng Châu, tôi cũng đi rồi. Thậm chí còn hướng dẫn hai tên này trước khi ghé Ruili nên ghé Mongla (giáp biên giới Lào) kiếm gái Lào trước. Dụ tôi hoài không được (mà tôi nói rồi khỏi cần dụ tôi cũng đi nếu không kẹt Sima), hai tên vào lấy xe du lịch (thì ra họ có xe riêng đây mà) ra đi vào một quán karaoke (do khi đi ngang qua quán, tôi trông thấy xe của đậu). Mà trước đó, họ cũng dụ tôi đi chơi với họ. Trời, ban đêm tối thui mà chui vào xe hai tên lạ mặt và có vẻ mê gái này ngồi thì có trời mới dám.

Khách sạn mà Sima ở nằm ngay bên cạnh bến xe, vì vậy mà tôi vào hỏi thông tin cho địa điểm tiếp theo. Hầu như không có chuyến xe nào đi về các nơi này cả, đa số là xe giường nằm đi Kunming hoặc Nanning. Xe đi Kunming thì có đến 4-5 chuyến/ngày (giá 140 NDT), riêng xe đi Nanning chỉ có một chuyến vào lúc 11h55 sáng thôi (giá 205 NDT). Nhìn thấy giá tiền mà choáng váng bởi vì tôi chưa bao giờ phải trả tiền xe nhiều như thế, do tôi toàn đi những đoạn đường ngắn, vừa đi vừa dừng lại ở 1-2 đêm.

Điều hơi ngạc nhiên là ở phòng vé này có một anh bán vé nói tiếng Anh khá giỏi, trong khi những phòng vé ở những thành phố lớn hơn, nhân viên lại không nói được tiếng Anh. Khi tôi bước vào ô cửa, bập bễnh tiếng Hoa thì anh ta hỏi tôi biết nói tiếng Anh không. Mừng như bắt được vàng, tôi nói biết. Thế là anh ta hướng dẫn tận tình luôn. Lúc đó có một du khách nước ngoài vừa từ biên giới Việt Nam qua (vậy mà sách hướng dẫn du lịch nói sau 6h chiều thì Trung Quốc không làm thủ tục, làm tôi chạy muốn hụt hơi) mua vé xe đi Kunming. Anh ta hỏi tôi về tỷ giá (bởi rút tiền ở máy ATM nên không biết). Tôi nói 1 đô Mỹ tương đương 6.5 NDT. Khi nghe nói vé xe đi Kunming giá 140 NDT, anh ta hơi bất ngờ và nói mắc quá. Tôi nói giá như vậy đúng rồi không mắc đâu bởi vì đi Nanning đến 205 NDT lận (công nhận xe buýt ở Việt Nam rẻ hơn ở Trung Quốc nhiều – trong khi tàu lửa ở Trung Quốc và các nước khác lại rẻ hơn.)

Sima nói chúng tôi phải đón xe đi Nanning thôi bởi vì không còn sự lựa chọn nào khác. Vậy là hôm sau mới 7h sáng tôi phải chạy ra bến mua hai vé đi Nanning. Sau đó chúng tôi bắt đầu thu xếp hành lý. Đến gần 11h30, chúng tôi trả phòng và xuống tiếp tân lấy lại tiền thế chân cho Sima. Tuy nhiên tiếp tân lại không chịu trả tiền mà nói rằng bà ta đưa 100 NDT là tiền phòng hai đêm, khách sạn này không yêu cầu thế chân. Còn sáng hôm trước lúc Sima đưa thêm 50 NDT, bà ta lại không lấy biên nhận. Thế là chúng tôi phải chịu phần thua. Lý do là lúc làm thủ tục nhận phòng, bà ta lo cãi nhau với tôi làm tôi quên mất việc xem trong biên nhận họ đã viết gì. Bây giờ xem lại mới thấy họ không ghi tiền thế chân. Chắc lúc Sima đưa thêm 50 NDT, họ nghĩ rằng bà ta bo cho họ quá. Tôi cũng không nghĩ tiếp tân ở khách sạn này gian manh đâu bởi vì nhìn mặt cô tiếp tân (khác với người Sima trả tiền) có vẻ lúng ta lúng túng vì chúng tôi bị mất tiền. Giận vì bị mất tiền vô ích và cũng hơi tức vì để cho Sima một ngày thôi mà đã có chuyện nên tôi bực quá đi thẳng ra bến luôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét