CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (7): Ruộng bậc thang Longji (làng Dazai, Tiantou) (2)

Kỳ trước: Tôi đi Trung Quốc (7): Ruộng bậc thang Longji (làng Dazai, Tiantou) (1)

Đánh một giấc ngon lành và ấm áp đến sáng, tranh thủ lôi tất cả đồ dơ (đồ đã mặc trong 10 ngày nay) ra giặt. Nước lạnh ngắt. Thôi cũng ráng giặt bởi vì nếu dự định ở đây lâu ngày thì nên giặt và phơi, tranh thủ được lúc nào thì hay lúc đó (tôi lại thuộc tuýp người chẳng thích mặc đồ dơ, mấy thằng Châu Âu ở dơ hơn tôi nhiều, quần áo có khi để cả tháng, bốc mùi luôn; đồ tôi chưa bốc mùi là tôi đã lo giặt rồi.) Bây giờ ở Trung Quốc chỗ nào cũng lạnh ngắt nên giặt đồ và phơi là khá vất vả, mà lại là đồ ấm thì càng vất vả. Vì vậy tôi nghĩ, kệ phơi vài ngày, đồ hơi khô khô hoặc hơi ráo nước cũng được, khi đến nơi khác thì tranh thủ phơi tiếp, như vậy còn đỡ hơn là phải mạc đồ dơ ngày này tháng nọ.

Giặt xong hết đống đồ và lau mình bằng nước lạnh xong cũng đã 12h trưa. Tôi khóa cửa phòng lại, leo xuống gác, qua tòa nhà kia tìm chị chủ để ăn sáng và xin nước nóng mang theo uống. Nhưng tòa nhà bên kia khóc cửa ngoài, không ai trong đó cả (vậy ra tôi là khách trọ duy nhất nơi đây à).

Đói meo, tôi đi qua tiệm tạp hóa bên cạnh. Một phụ nữ Yao đang ngồi thêu thùa trước cửa. Trông thấy tôi, bà ta bắt đầu đem hành hóa ra gạ gẫm tôi mua. Nào là khăn choàng, nào là túi thổ cẩm. Tôi chẳng muốn mua gì, bởi vì ngại mang vác đó mà. Tôi nói với bà ta tôi chỉ muốn ăn thôi. Bà ta gọi cô con gái/ hay con dâu gì đó ra bán hàng cho tôi. Tôi mua một cái bánh mì ngọt (2 NDT) và một cây xúc xích (1.5NDT). Đói quá tôi ăn lấy ăn để và ra dấu xin nước nóng. Bà ta chạy qua nhà kế bên lấy bình thủy nước nóng cho tôi. Tôi không bỏ lỡ cơ hội nên lấy bình thủy cá nhân của mình ra và nhờ chế nước nóng vào. Vậy là tôi lại có bình trà hoa cúc để dung dăng dung dẻ rồi nhé.

Trong lúc tôi ăn, họ chẳng bỏ lỡ cơ hội mà tiếp tục giới thiệu hàng. Nào là túi đựng tiền lớn, nhỏ, tiền xu, túi đựng điện thoại. Đủ cả. Tôi thì đã quá đủ hành lý chẳng muốn mua bất cứ thứ gì. Chỉ muốn xài cho hết những món mình đem theo cho đỡ phải mang vác thôi, thì mắc gì tôi phải mua thêm vào chứ. Tôi cứng rắn từ chối.

Ăn xong, tôi tạm biệt họ và bắt đầu leo lên điểm thứ 2 (No 2). Tôi đi một mình giữa một bên là ruộng bậc thang, một bên là đồi núi, khá dễ chịu và khí hậu khá trong lành. Cuối cùng cũng lên đến nơi. 





Cảnh rất đẹp! Chụp xong, thay vì đi trở lại con đường cũ để xuống, tôi lại leo tiếp lên, leo mãi, leo mãi, lên đến đỉnh luôn, và lại thấy có đường mòn, thế là bắt đầu leo xuống từ phía bên kia, leo một hồi thì xuống một con đường rộng dành cho xe chạy. Tôi chỉ về phía trước và nói: Dazai. Người dân gật đầu và tôi lại đi. Đi rất lâu. Thỉnh thoảng mới có một chiếc xe gắn máy, hoặc một chiếc xe ô tô hoặc một chiếc xe tải chạy qua. Đa phần còn lại thì chỉ có một mình tôi trên đường. Thỉnh thoảng tôi còn gặp vài người dân đang lấy củi trên núi (chắc là dự trữ cho mùa đông đây! Nghe nói ở đây tháng giêng có cả tuyết rơi nữa.)

Cuối cùng tôi ra đường tráng xi măng. Đây đích thị là con đường tôi đã đi đến Dazai bằng xe buýt mà bởi vì tôi thấy xe buýt có chữ Dazai chạy qua lại- nghĩa là tôi đã đánh một vòng khá lớn đấy. Đang ở ngã 3 đường, không biết quẹo lối nào. Tôi đi đại hướng lên núi bởi vì nghĩ Dazai ắt phải ở trên núi. Tôi đi một hồi thì thấy có một chiếc xe gắn máy đi ngược chiều. Chỉ về phía trước tôi nói: Dazai. Ông ta trả lời: toay toay (đúng rồi.) Vậy là tôi đi.

 Một hồi nữa, tôi thấy một toán 4 người: một người ăn mặc bảnh bao đứng bên lề, cạnh bên là một phụ nữ Yao, bà ta đang chải tóc (muốn móc mái ảnh ra chụp hình ghê nhưng lại không dám). Ngoài ra còn có hai người đàn ông đang chất củi vào xe cút kít. Họ nói: Nỉ hào (xin chào) với tôi. Tôi chỉ tay về phái và trước và nói: Dazai. Họ nói: y tẹn (thêm một chút nữa là đến). Tôi hỏi: tua xào công lị (bao nhiêu cây số?) Họ nói: y công lị (một cây). Vui quá!! Tôi đi thêm một tí nữa thì thấy cái cổng soát vé. Ngồi xuống ghế nghỉ ngơi và ngắm đám sinh viên Trung Quốc vừa đến trên một chiếc ô tô. Các cô gái mang giày cao gót. Tôi cười trong bụng. Ừa, cho đi lọi giò luôn. Đường núi mà đi giày này, chắc đi trình diễn đây.

Không đi vào bằng lối cổng, tôi lên núi và xuống bằng đường ruộng bậc thang. Có mấy du khách cứ ngửa cổ lên nhìn tôi. Kệ! tôi vẫn cứ leo xuống bằng đường ruộng đó thay vì đi đường bộ như mọi người. Xuống làng Dazai, tôi thấy đám thanh niên Trung Quốc đang đi dạo quanh làng trên những lối đi bằng xi măng. Dám leo núi đâu. Đi du lịch như tụi này thì chán ngắt. Trả 50 NDT/ người chỉ để đi loanh quanh trong làng và ngửa cổ lên thấy hơi hớm ruộng bậc thang tí chút, vậy là về và nói rằng đã đi Longji rồi đó.

 Tôi đi kiếm quán ăn. Thấy một quán bán theo phong cách địa phương và chị chủ đang múc mì vào tô cho một phụ nữ Yao, tôi lại hỏi bao nhiêu tiền. Chị ta nói 5 NDT. Biết là chị ta thách rồi đó. Tôi chẳng thèm nói. Đi một vòng xem hàng trong tiệm tạp hóa của chị ta và chờ cho người phụ nữ Yao trả tiền. Tôi thấy có 2-3 NDT thôi. Tôi chỉ vào hàng mì và nói 3NDT, đồng ý không. Chị ta đồng ý bán cho tôi. Tôi vào lựa 3 trái cà to, đặt lên bàn cân, khoảng hơn nửa kg. Tôi hỏi bao nhiêu. Chị ta nói 3NDT. Tôi nói 2 NDT thôi. Chị ta bốc một quả nhỏ ra. Kệ, hai trái to mỗi trái 1 NDT cũng được. Tôi chỉ vào mấy quả bom, hỏi giá. Chị ta nói: 5 NDT nửa kg muốn mua hay không? Tôi thấy giá tương đương siêu thị ở các thành phố lớn nhưng kệ lựa 3 quả, hơn nửa kg một chút. Chị ta nói 5NDT. Tôi lại mua nửa kg quýt 2 NDT. Cuối cùng tôi trả 12 NDT cho mọi thứ. Chắc mắc hơn người địa phương tí chút nhưng kệ phải cho họ kiếm lời chứ.

Lúc tôi đứng trả giá, người đàn ông chủ khách sạn đối diện đứng nhìn, sau đó qua bắt chuyện, hỏi tôi ở đâu. Tôi nói ở làng Tiantou. Ông ta hỏi tôi người nước nào. Tôi nói người Việt Nam. Ông ta nói: tốt tốt, Việt Nam và Trung Quốc là đồng chí (chữ đồng chí trong tiếng Hoa hơi giống tiếng Việt nên tôi đoán ra luôn.) Ông ta nói ở khách sạn ông ta đi, có mạng internet miễn phí, giá phòng cho một người là 50 NDT/đêm. Tôi nói mắc quá, tôi ở có 20 NDT. Ông ta nói chỗ tôi ở không có internet. Tôi nói vậy tôi trả 25 NDT/đêm. Ông ta cười và nói không được, phòng này rộng dành cho hai người ở. Tôi nói nhưng tôi ở một người mà lấy giá hai người thì mắc quá. Hình như lúc đó bà vợ ông ta người Yao muốn tôi bước vào xem phòng thì phải. Bà ta ngoắc tôi vào hoài nhưng tôi không vào. Ông ta nói nếu ở thì trả tiền,nếu chỉ dùng internet thì miển phí. Tôi nói tôi có máy tính, vậy có dùng mạng miển phí hay không. Ông ta nói được. Tôi nghĩ trong bụng: uhm, được nhưng với điều kiện tôi phải ăn hay uống cái gì đó trong nhà hàng của ông ta.

Sáu đó, một phụ nữ Yao bước vào tiệm tạp hóa mua đồ và hỏi tôi ở đâu. Tôi nói 73 làng Tiantou. Bà ta nói bà ta cũng ở đó, bảo tôi chờ cùng đi về với bà ta. Tôi thấy bà ta mua ½ kg đậu hủ giá 6 NDT. Sau đó chúng tôi cùng đi bộ về. Tôi đi nhanh hơn bà ta. Bà ta luôn miệng nói: tốt tốt, đi giỏi.

Cuối cùng tôi về đến khách sạn khoảng 5h45 chiều. Hôm nay có điện sớm hơn hôm qua. Lúc tôi về thì đã có điện rồi. Tôi xin bình thủy nước nóng, về phòng, mở máy tính ra và viết bài này.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét