CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Tôi đi Trung Quốc (9): Chengyang (Cầu Phong Vũ)

Sáng mới hơn 5h, tôi đã thức dậy tắm rửa gội đầu và 7h15 đã có mặt ở bến xe để bắt chuyến xe buýt sớm nhất trong ngày đến Chengyang. Mới 7h22, xe đã lăn bánh (đáng lẽ 7h30 mới được khởi hành). Tuy nhiên, xe chạy ra cổng và dừng lại khá lâu để chờ khách và chất hàng. Dọc đường xe cũng phải dừng lại khá nhiều lần, vì vậy khoảng gần 1 tiếng đồng hồ sau tôi mới đến được cầu Chengyang.


Tuy nhiên, theo một trang web hướng dẫn du lịch của Trung Quốc thì tiền vào cổng cây cầu và tham quan các khu làng của người Dong là 60 NDT (sinh viên giảm nửa giá.) Trạm bán vé đặt ngay đầu cầu Phong Vũ (Wind and Rain Bridge.) Tuy nhiên, chính quyền địa phương ở đây rất lũng đoạn (theo trang web này mô tả). Tiền bán vé cổng họ nói là để tu sửa cây cầu Phong Vũ nên chẳng hề chia một đồng bạc nào để cải thiện cuộc sống người dân ở đây. Có đợt người dân làm dữ lên. Vậy là họ hứa sẽ chia 10% cho nhân dân, nhưng chẳng có ai kiểm tra sổ sách hết, vì vậy số phần trăm mà họ chia cho nhân dân có thể chỉ là 3% hoặc 1% không chừng.

Cũng chính trang web này khuyên khách du lịch không nên góp tay làm lũng đoan thêm bộ máy chính quyền ở đây bằng cách trốn vé. Thường xe buýt hay dừng ngay tại cổng chính cho khách vào mua vé để băng qua cầu Phong Vũ vào tham quan làng. Nhưng để trốn vé thì du khách không nên xuống ngay tại cổng chính mà ngồi trên xe thêm khoảng 100 mét nữa, sau đó vào làng qua lối cửa sau, chẳng có ai soát vé cả, rồi từ đó đi lên cửa trước để tham quan cầu.

Theo lời khuyên của trang web, tuy nhiên để cho chắc chắn, tôi ngồi trên xe thêm 1 km nữa, rồi xuống xe, và ngoài lối chính là qua cầu Phong Vũ, còn có nhiều lối tẻ từ lộ lớn vào làng và tôi chỉ chọn một lối, vừa đi ngắm cảnh, nhìn ngó người dân vừa đi lần về phía cổng chính để chụp hình. Tôi đã làm như vậy một cách thành công mỹ mãn sáng nay.

Chỉ có hai tiếng đi tham quan làng và chụp ảnh (sau đó phải quay về để bắt chuyến xe cuối cùng trong ngày vào lúc 12h35 để đến Tongdao) nên tôi đã đi rất nhanh. Ngày 1/1/2011, mọi người còn ngủ cả nên tôi là khách du lịch đầu tiên của khu làng. 9h sáng, trời vẫn là sương phủ và khá lạnh. Tôi đi lòng vòng và chụp hình một cách thảnh thơi, không bị những du khách khác làm cho vướng bận, đã vậy còn được người dân địa phương mời ăn cơm với họ nữa. Số là tôi thấy một đám người địa phương tụm lại ở một góc. Máu tò mò nổi lên, tôi cũng chạy đến xem chuyện gì. Thì ra họ đang cùng nhau nấu cơm (hai ba nhà chụm chung một đóng lửa lớn, trên đó để lên một cái chảo lớn và trên chảo là 3 nồi cơm nhỏ 

(không phải cơm thường đâu, cơm của người Dong đó, hạt gạo có màu nâu nâu và cách nấu cơm của họ khá lạ. Họ để nồi cơm lên chảo, hơi nóng bốc lên từ chảo và họ đặt vải xung quanh đáy các nồi cơm để chậm nước sôi trào hay nước mồ hôi rịn ra từ hơi nóng, tôi cũng không biết nữa (có biết tiếng đâu mà hỏi.) Trông thấy tôi, họ rủ lại ngồi xuống ghế để hơ tay chân cho ấm. Tôi cũng ngồi xuống luôn. Họ hỏi tôi người nước nào. Tôi nói người Việt Nam. Họ ah lên và nói: Việt Nam cũng là Trung Quốc mà (buồn như con chuồn chuồn!!!)

Ngồi nghe họ nói chuyện một hồi (có hiểu gì đâu), tôi xin phép đi, thì họ nói ở lại chờ cơm chín ăn với họ luôn. Thật sự tôi cũng muốn thử món gạo nâu nâu này lắm nên ở lại chờ thêm chút xíu, cơm vẫn chưa chín, hết kiên nhẫn bởi vì tôi chỉ có 2 tiếng ở đây thôi. Nếu không thì tôi có thể chờ đến sáng hôm sau cũng được. Tôi tạm biệt họ và đi. Loanh quanh thêm một lúc thì thấy một cửa hàng bán đồ lưu niệm mở cửa, tôi vào xem thì thấy chị chủ quán và bà mẹ chuẩn bị ăn cơm, cũng món gạo nâu nâu cùng một dĩa rau xào với thịt heo. 

Tôi đứng nhìn xem họ ăn thế nào thì họ mời tôi xơi cơm luôn. Không biết họ mời lơi hay mời thiệt nhưng tôi gật đầu luôn. Chị chủ có vẻ hơi ngớ người (vậy là mời lơi rồi.) Nhưng tôi muốn ăn thử mà. Vậy là chị ta leo lên gác (ở đây bếp ăn ở tầng 1) bới thêm một tô cơm và lấy một đôi đũa cho tôi. Tôi cùng họ ăn luôn. Bà mẹ rất thích nói chuyện với tôi (hiểu chết liền đó) bởi vì bà ta nói tiếng của họ, không phải tiếng Hoa phổ thông. Tức mình là bỏ quên quyển sách có 14 thứ tiếng được nói ở Trung Quốc ở nhà nên tôi chẳng thể nào giao tiếp được.

Thì ra cơm gạo nâu nâu này ăn dẻo dẻo và cũng khá ngon. Tôi chẳng khách sáo gì hết ăn hết chén luôn, và còn gắp rau xào ăn thoải mái nữa chứ. Cuối cùng, tôi móc trong giỏ ra cây bánh ngọt định mua để dành ăn trưa trên xe buýt ra tặng lại bà mẹ và nói: chúc mừng năm mới bằng tiếng Hoa phổ thông: xin nản khoai lơ (cái này học được của nhóm người trước đó; tôi chỉ nhớ 2 từ: xin nản, và họ giúp tôi nói: khoai lơ.) Nhưng bà mẹ chẳng hiểu tôi nói gì. Lúc chúng tôi ngồi ăn cơm thì có một nhóm khách bước vào, săm soi đồ lưu niệm và mua vài món, nhóm thứ 2 và thứ 3 cũng vậy. Cũng may là tôi có vía tốt, nếu không xông đất họ (không mua gì mà còn ăn ké) mà họ bán ế chắc tôi bị rủa te tua luôn.

Ăn xong, ngồi chơi thổi lửa để hơ cho ấm cùng bà mẹ đến hơn 10h thì tôi đành chia tay để quay về cho kịp. Tôi đi đường hoàng ra cổng chính, chẳng ai nói gì bởi vì có vài nhóm người Hoa vào (chứ nếu không ai vào chắc cũng bị phát hiện hoặc nghi ngờ) rồi nên có thể họ chẳng nhớ đã bán vé cho ai. Ra đường lớn, tôi định đón xe buýt thì thấy một chiếc xe 7 chỗ có ghi chữ trên nóc, trông giống như taxi, mới đầu tôi nghĩ là đắt tiền nên định không đi. Sau thấy trong xe có hai người đang ngồi và có vẻ như xe đang chờ thêm hành khách, nên tôi bước lại hỏi thì biết cũng giá 6 NDT, bằng giá chiếc xe tôi đi lúc sáng. Mừng quá tôi leo lên ngồi luôn. Xe chạy khá nhanh, và tài xế rất kén hành khách nên xe chẳng dừng nhiều lần. Lần này trong vòng ½ tiếng tôi đã lại có mặt ở  Sanjiang và từ chỗ xe đậu, đi vài bước là đến khách sạn. Lúc đó khoảng 11h.

Tôi vào lấy hành lý và check out, đi bộ đến bến xe. Ngày 1/1/2011, có khá nhiều cửa hàng khai trương (đốt pháo khai trương ầm ầm) và giảm giá nên người mua sắm đi lại nhộn nhịp phố xá. Ra bến tôi nói Tongdao (phát âm thành “thông tao”) và được bán vé giá 23 NDT. Lúc đó mới 11h30, xe chạy lúc 12h35, thấy còn sớm nên tôi cũng bắt chước người dân địa phương chen chân vào cửa hàng gần đấy mua hộp cơm với thịt heo, trứng chiên, rau xào và củ kho với giá 6 NDT. Ăn no bụng, tôi ngồi đợi một chút, gần đến giờ mới đi tìm xe để leo lên.

Xe khởi hành lúc 12h35 và đến Tongdao lúc 2h30. Từ bến tôi đi lòng vòng để kiếm nhà trọ, khu này nhà trọ giá từ 50 NDT trở lên. Chê mắc, tôi đi loanh quanh vào trung tâm, gặp chỗ nào giống nhà trọ là tôi dừng lại hỏi và cuối cùng cũng kiếm được nhà trọ giá 30 NDT/đêm, tôi trả giá 20 NDT/đêm. Cuối cùng chị chủ cũng okay, tôi định ở 2 đêm nên trả luôn 40 NDT + 10 NDT tiền thế chân chìa khóa (khi nào trả chìa khóa thì lấy lại tiền).

Ở Tong dao khá lạnh (lạnh hơn những nơi khác), đi dạo một vòng mà cóng cả người. Rất gần nơi tôi ở có một tiệm internet giá 2 NDT/giờ và người nước ngoài có thể sử dụng (ở Sanjiang, tôi không được phép vào phòng nét do không có thẻ căn cước/ chứng minh nhân dân – lãng xẹt! Tôi có phải là người Trung Quốc đâu mà có thẻ căn cước – đưa hộ chiếu ra, họ cũng không chịu, bắt phải có thẻ căn cước – vớ vẩn! Người nước ngoài làm gì có thẻ căn cước.)


4 nhận xét:

  1. post tiếp bài đi nhé Dung, tao đọc hết rùi, phục mày quá, đi 1 mình, không nói đc tiếng Hoa nữa chứ..may mà chưa bị ông hiệu trưởng gạ gẫm hehe

    Trả lờiXóa
  2. hehe, cach dien dat van phong hay nhi, mot chut hai huoc, mot chut ke chuyen, rat hap dan
    ^^
    NTO

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn chị nhiều nhiều. Sao

    Trả lờiXóa
  4. 30/7/2021: những ngày cách ly vì covid. Em đang đọc lại từ đầu blog này của chị.
    Cảm ơn chị và chúc chị thật nhiều sức khỏe.

    Trả lờiXóa