CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Đạp xe từ Calcutta đến Bodhgaya (Phần 7): Đón Holi Festival cùng chị Đêbi



Buổi sáng, chị Đêbi làm món chappati cùng ớt khô. Chị ngồi làm còn tôi thì chụp hình từng công đoạn làm bánh. Xem hình tại đây

Khi món bánh chín thì chúng tôi ăn cùng với sữa bò tươi đun sôi. Không tệ tí nào!

Một người hàng xóm của chị qua nói gì đó mà tôi đoán là rủ tôi qua nhà ăn cà ri gà nhưng chị Đêbi có vẻ không muốn tôi qua đó. Chị ra dấu hỏi tôi có muốn ăn cà ri gà không? Tôi thật thà gật đầu bởi vì tôi nghĩ thịt gà Ấn độ ngon hơn thịt gà các nước khác nên cũng muốn thử. Thấy tôi gật đầu nên chị Đêbi đi mua, có vẻ miễn cưỡng làm tôi phải nghĩ rằng chắc thịt gà mắc chăng hay do ngày lễ chị ăn chay không muốn ăn mặn.

Bà hàng xóm

Chị đi một hồi rồ xách về một bịch gà đã chặt sẳn cùng một bó hạt xanh xanh (ăn chơi như ăn trái cây). 

Có ai biết đây là hạt gì không?

Tôi nghĩ gà mà ngon chắc không phải gà công nghiệp nên chắc không rẻ. Thấy chị đón tiếp tôi thật tìn mà để chị phải bỏ ra nhiều tiền thì tôi thấy ngại quá! Nếu người ta tốt thiệt tình với mình thì chỉ nên để họ tốn công thôi chứ vừa tốn công vừa tốn tiền thì…….. bất công cho họ quá! Tôi nghĩ bụng sẽ đưa cho chị Rs 500 (tương đương 10 đô Mỹ).

Nghĩ sao làm vậy. Tôi lấy tiền đưa cho chị. Chị lắc đầu không nhận; tôi moi cái ví nhỏ xíu chị cất trong áo ngực ra, cho tờ Rs 500 vào và hôn lên má chị một cái bày tỏ sự biết ơn sâu sắc. Cái này là trái với nguyên tắc của tôi: tôi không muốn dùng tiền để mua lòng tốt và sự đối đãi tử tế của người khác. Quan điểm này có vẻ không hợp thời cho lắm; nhưng biết làm sao được tôi lại thích làm người lỗi thời cơ mà!

Trong lúc chị Đêbi nấu món cà ri gà thì tôi qua nhà hàng xóm chụp ảnh những người vừa đi dự lễ hội Holi Festival về với bộ dạng “te tua,” nghĩa là người ướt mem màu sắc.Trước đó hai đứa con chị Đêbi có rủ đi nhưng chị không cho tôi đi bảo rằng đi ra ngoài người ta xịt màu khắp mình mẩy đầu cổ, dơ lắm!

Te tua.

Sau khi tôi chụp hình xong thì mọi người bên nhà hàng xóm rủ tôi ở lại ăn cơm. Cũng thích lắm nhưng đang ở với chị Đêbi, không có phép của chị, đi ăn “lang thang” như thế, chị giận thì sao? Mà có vẻ như chị không muốn tôi đi ăn nhà người khác thì phải? Có vài người biết nhà chị có người lạ nên qua chơi thì phụ mà chủ yếu rủ tôi qua nhà họ ăn là chính nhưng chị Đêbi chưa bao giờ để tôi đi ăn ở những nhà hàng xóm. Tôi không hiểu có phải đó là sự ích kỷ hay là phép lịch sự của dân Ấn độ?

Dù không được ra ngoài vui chơi Holi Festival cùng giới trai tráng, tôi cũng được chơi hội trong vườn cùng ba đứa trẻ: hai đứa trẻ hàng xóm và một đứa trẻ nhà chị Đêbi (sau này tôi mới biết hai đứa Kumari (lớn, 12 tuổi) và Sumari (nhỏ, 6-7 tuổi) không phải con mà là cháu của chị Đêbi; cha chúng mất và mẹ chúng đi lấy chồng khác nên chị nuôi giùm). Lúc ấy đứa lớn ra ngoài chơi hội rồi còn đứa nhỏ thì bị chị bắt ở nhà.


Bọn nhóc này cũng có súng bắn màu và rình nhau bắn xôm tụ. Tôi cũng rình bắn lại tụi nó te tua. Đứa bé lớn Kumari chơi bên ngoài, thỉnh thoảng chạy về quẹt màu lên má tôi và rủ tôi ra ngoài chơi. Mỗi lần như thế chị Đêbi la nó ỏm tỏi.

Đứa lớn Kumari

Đứa nhỏ Sumari

Có một thằng bé cầm bột màu đến gõ cửa nhà và bôi màu lên hai bàn chân chị Đêbi và tôi. Theo phong tục Ấn độ thì người nhỏ mới bôi màu lên chân người lớn và việc làm này thể hiện sự kính trọng người được mình bôi màu.


Chơi chán, tôi vào bếp xem chị nấu món cà ri gà. Chị lột da chân gà bằng cách đem nướng trên bếp cho nóng rồi lột da ra.


Món cà ri gà thơm lừng và trông hấp dẫn quá!


Chị Đêbi bảo món cà ri gà là món ăn ưa thích của chị; tôi vừa ăn sáng khoảng 8h sáng thì mới 11h chị đã lấy cơm và đồ lòng gà (món này chín trước) ra cho tôi ăn. Sau đó khoảng 3h sau khi tôi đang ngủ thì chị đánh thức tôi dậy để ăn món cà ri (lúc này đã chín hẳn).

Chị có hành động rất lạ! Chỉ đánh thức tôi mà không đánh thức con bé con Sumari ngủ bên cạnh. Tôi ra dấu bảo cho con bé ăn với thì chị khoác tay bảo nó không ăn. Rồi chị vào bếp lấy cơm và thật nhiều cà ri gà cho vào hai cái dĩa, sau đó bưng lên sân thượng và ra dấu cho tôi lên đó ăn. Trời sao giống ăn lén trẻ con quá vậy? Thật khó hiểu! Đáng lẽ phải nhường cho trẻ con ăn thức ăn ngon mới đúng chứ. Đã không nhường mà còn ăn lén. Tôi ra dấu bảo chị cho con bé kia ăn nữa thì chị lắc đầu ngoày ngoạy nên tôi không còn cách nào khác mà phải nghĩ rằng chắc con bé Sumari bị bệnh (lúc sáng trán nó nóng hầm hập) nên chị không muốn nó ăn thịt gà chăng?

Món cà ri gà của chị Đêbi trên cả tuyệt vời! Sướng nhất là tôi được ăn cà ri đúng phong cách Ấn độ, không phải ăn trong nhà hàng mà là ăn trong nhà dân được nấu đặc biệt cho tôi. Sướng, sướng sướng!!!!!!!!!!! Có ai ghen tị với tôi không nào? Mà nếu ghen tị hay thèm món này quá thì ………ráng chịu đi nhé! Ai bảo không chịu đạp xe dưới trời nắng gay gắt ở Ấn độ như tôi làm chi (hehehehehehe)

Cũng buồn cười thật! Tự nhiên chị Đêbi “lượm” được một đứa lang thang cù bơ cù bất đem về nhà tắm rửa, lấy quần áo cho mặc, nấu cho ăn rồi cùng ăn mừng ngày hội Holi Festival. Tôi luôn miệng bảo mình là người Việt Nam, nhưng chị không biết Việt Nam ở cái xứ mô nào? Chị hỏi phải người Trung Quốc không? Tôi lắc đầu lia lịa. Vậy là chị đinh ninh Việt Nam là một vùng nào đó của …………. Nhật Bản. Từ đó về sau, đi đâu chị cũng giới thiệu tôi là người ………….Nhật Bản cả (hichichichic.)

Sau khi ăn xong cà ri thì chị bày ra làm món Pu Oa (đọc lên nghe tương tự như Phú Quốc đấy!) Đây là món truyền thống bắt buộc có trong ngày hội Holi Festival.Cách làm món Pu Oa

Thấy mọi người tắm rửa và thay quần thay áo, tôi cũng nôn nao, cũng tắm rửa và xin lại bộ saree màu xanh lam mặc hôm qua để mặc vào người và đi chơi hội. Chị Đêbi thấy tôi háo hức thế nên lấy đồ cho tôi mặc rồi dẫn tôi qua các nhà hàng xóm giới thiệu và chúc tụng nhau vào ngày hội.

Những nơi chị dẫn tôi đến, đa phần là nhà khá giả. Đi đâu người ta cũng mời ăn mời uống, lấy điện thoại ra chụp ảnh và rải màu khắp người. Vui ghê!

Gia đình hàng xóm ngay cạnh nhà chị Đêbi vui cùng quan tâm đến tôi bởi vì tôi nói tiếng Anh nên họ muốn con họ nói chuyện với tôi, Khi chúng tôi về nhà, dù trời đã tối và sắp đến giờ đi ngủ nhưng người mẹ của gia đình ấy qua nhà chị Đêbi thuyết phục chị dẫn tôi qua nhà họ chơi và nói chuyện tiếng Anh với ba cậu bé sinh ba nhà họ (3 cậu bé này 13 tuổi)



Đây là gia đình doanh nhân; họ đã bỏ tiền ra xây ngôi đền Hindu trong làng. Họ lấy album ảnh ra cho tôi xem. Khi biết hôm sau tôi lên đường, họ rủ tôi ở lại thêm hai ngày bởi vì mấy cậu bé được nghỉ học hai ngày ấy. Nhưng tôi không hứa, bảo chỉ ở thêm một ngày nữa thôi rồi đi.

Toàn thể gia đình

6 nhận xét:

  1. con gai xinh qua, tuy da khong trang nhung e van thich, gioi thieu em 1 co gai nhe chi.

    Trả lờiXóa
  2. em đọc một đêm hết sạch bài viết, ko thèm ngủ luôn, thích quá. Chị sắp bế quan tu luyện rồi hả???chắc em buồn lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải xong loạt bài mới bế quan được chứ!

      Xóa
    2. Mà sao viết thì lâu nhưng đọc thì nhanh thế nhỉ!!! Quá bất công!

      Xóa
  3. hihi,từ ngày vô tình vào dc blog chị cách đây ko lâu, trung bình mỗi bài viết của chị từ hồi 2010 tới giờ em đọc ít nhất 2 lần 1 bài, có bài kỉ lục em đọc đến 5-7 lần thậm chí có bài em rất thích em đọc mười mấy lần, vừa đọc vừa thấy...sướng, rồi còn giới thiệu cho người khác đọc( em sắp thành bà double 8 rồi)

    Trả lờiXóa