CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

Đây là lý do mà tôi rất ghiền công việc tái chế rác thải nè mọi người!!!

Biến rác thải thành vật hữu ích là một công việc rất dễ bị nghiện, ai làm rồi cũng sẽ bị nghiện, vì từ cái mà không ai thèm dùng, chẳng ai cần, úm ba la biến thành vật hữu dụng độc đáo. Chỉ cần có sự sáng tạo bất tận thì không gì mà không thể!!! Công việc của sự sáng tạo là vậy đó.

Bài viết dưới đây hổng phải của tôi viết mà tôi chôm ở đây nè mọi người!!!

Thay thế hay sửa chữa


Ngày bé ba tôi làm điện tử, có nhận sửa thêm TV vào các buổi tối.
Thỉnh thoảng ông làm một chuyến xe máy xuống cảng Hải Phòng lấy TV bãi, tức là TV người Nhật đã thải, được đóng thành công-te-nơ, về mông má tút tát lại và giao theo yêu cầu.
Hai người sẽ ngồi trên con xe Honda 50 phân khối, hai tay người ngồi sau sẽ phải cắp 2 chiếc Toshiba hoặc Sanyo kềnh càng như hai con lợn con, đi một mạch hơn 100km để về Hà Nội. Màn hình sẽ ốp vào trong và mông thừa ra ngoài. Tôi chắc sẽ không có phóng nhanh hay đánh võng, và rã rời như gẫy tay sau mỗi chuyến xe - ba tôi hay tả thế.
Về nhà, tôi sẽ được thảy cho một chiếc giẻ cũ và một hộp xi Cana, loại dùng để đánh bóng xe, và phải đánh thật lực đến khi nào bóng đến mức “ruồi đậu lên phải trượt ngã gẫy chân”. Ba tôi sẽ nghiệm thu khi nào trên mặt chiếc TV cũ có những chiếc chân đã gẫy của bọn ruồi. Ông vẫn hay nói thế khi tôi luôn miệng hỏi đã bóng chưa ba.
Tay ba và tay con sau cuộc giải cứu TV Nhật bãi ấy đều rã rời như sắp gẫy.
Tuổi thơ chúng tôi lớn lên với TV “second hand” màn hình lồi, với những chiếc lốp xe đạp/xe máy có thể được vá đến miếng vá thứ 10, một số người thậm chí còn biết cách vá áo để giấu vết rách, biết thay ổ cứng máy tính, biết đóng những đôi giày đã há mõm hay tận dụng vài chiếc cửa sổ cũ để đóng được thành một cái bàn nhỏ.
Ngày ấy suy nghĩ đầu tiên khi một thứ xẩy ra là tìm cách sửa, và tận dụng. Bây giờ thì đã khác nhiều. Khi có chuyện gì đó xẩy ra, việc đầu tiên người ta nghĩ đến sẽ là thay thế.
Cửa hàng sửa xe máy sẽ luôn tìm cách khuyến khích khách hàng thay săm khi cán chiếc đinh đầu tiên. Thậm chí một số cửa hàng thất đức, sẽ phá lốp của bạn để ép mình phải thay. Người sửa máy tính sẽ thường khuyên mình thay toàn bộ mainboard hay màn hình. Cửa hàng điện thoại còn tệ hơn, họ khuyến khích mình thay một chiếc điện thoại mới, hoặc đem đổi trả ở hãng.
Thay thế thì rõ là nhanh chóng và hiệu quả hơn là sửa chữa, một số trường hợp thì đem đến lợi ích kinh tế rõ rệt, ở chiều ngược lại là thuận tiện.
Thay thế thì nhanh gọn và tiện lợi hơn sửa chữa, tâm lý này xuất hiện không chỉ ở trong ngành tiêu dùng hay công nghệ.
Một mối tình hỏng, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là việc chia tay. Khi gây ra một việc hỏng, họ sẽ chuẩn bị CV đẹp đẽ nhẩy sang một công việc mới. Một cuộc hôn nhân trục trặc, điều đầu tiên họ hỏi là ly hôn sẽ thế nào.
Thực phẩm ô nhiễm, người ta nghĩ đến việc thay thế bằng thực phẩm nhập khẩu. Nghĩ rằng môi trường sống này sắp hỏng bét rồi, họ bèn gửi con mình đi Mỹ.
Nhưng vẫn có những thứ mà ánh sáng của sự thay thế không thể chiếu rọi được, thế là mọi người trở nên bối rối và đổ lỗi.
Không thay thế được một đứa con  hư, họ đổ lỗi nền giáo dục. Không thay thế được một ước mơ chết, họ đổ lỗi cho thể chế. Không thay thế được một ông chồng bạc nhược, họ đổ lỗi cho bố mẹ chồng.
Không sống được cuộc đời chính mình, rất nhiều người lên mạng và dậy người khác cách sống chiến đấu và lao động thế nào cho đúng.
Sửa chữa thì chậm và tốn kém, thay thế thì nhanh nhưng phải có giá. Giá ở đây, bên cạnh tiền thì là rác thải. Chúng ta có bao giờ tìm hiểu rằng tất cả rác của sự thay thế sẽ đi đâu?
Những điện thoại/máy tính cũ bị thải sẽ tạo ra một gánh nặng rác không phân hủy khổng lồ. Những mối quan hệ cũ, rác sẽ là khối năng lượng tiêu cực khi nghĩ về người yêu cũ, đối tác hôn nhân cũ. Hôn nhân, rác thải của sự thay thế sẽ là lũ trẻ con, đôi khi cả những người lớn tuyệt vọng.
Không phải chiếc TV thải nào của Nhật cũng có may mắn được đánh xi Cana đến mức ruồi đậu ngã què chân, để sau đó được hoan hỉ lại chiếu Bông hoa nhỏ với Tây Du Ký ở một gia đình Việt. Cũng không phải đứa trẻ hậu ly hôn nào cũng may mắn phát triển đầy đủ chức năng và cảm xúc.
Chấp nhận cuộc sống sẵn sàng thay thế thay cho sửa chữa, không rõ chúng ta đã sẵn sàng chấp nhận tâm lý một ngày chính chúng ta, con chúng ta, đam mê của chúng ta sẽ trở thành phần bị thay thế, phải yên vị ở một bãi rác nào đó chưa?
"Giàu đổi bạn, sang đổi vợ, vỡ nợ đổi sim". Chúng ta có chắc mình sẵn sàng làm người bạn, người vợ, hay cái sim trong câu tục ngữ đương đại kia không?
Có một câu chuyện khuyết danh mà tôi nhớ mãi, một cặp vợ chồng già khi được phỏng vấn về việc sao già rồi mà vẫn yêu nhau bền vững đến thế không giống bây giờ, bà cụ đã móm mém cười đầy triết lý:
"Ở thời của chúng tôi, khi một chiếc đồng hồ chỉ sai giờ, chúng tôi sửa kim giờ, chứ không thay cả chiếc đồng hồ."
Có lẽ tất cả những người thích sửa chữa đều đã quá già và thời đại này “không còn đất cho người già”.
Đinh Trần Tuấn Linh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét