CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Những bang khó chịu nhất Ấn độ.

Khó chịu nghĩa là khó đi lại nhất vì tính cách người dân những nơi này rất NGỘ. Tôi dùng chữ NGỘ vì không biết dùng từ nào khác để diễn tả luôn. Ngộ như thế nào thì chỉ ai trải qua rồi mới biết chứ chỉ nghe kể thôi thì chẳng thể hình dung, bởi vì cái gì mà hình dung được thì cái ấy đã chẳng NGỘ.

Mà oái ăm là những bang khó chịu nhất này toàn là những bang có thánh tích Phật giáo và Hindu giáo. Cái này giống như ẢI vậy đó mọi người. Ai muốn vào được thánh tích thì qua các ải kiểm tra.

Xưa giờ chưa hề biết điều này, cho đến khi tôi bắt đầu đi bụi bằng tàu lửa, di chuyển liên tục từ bang này sang bang nọ thì tôi mới quán sát được và ngộ ra rằng hóa ra những bang này cực khó chịu, khó chịu không chỉ cho người nước ngoài mà kể cả người bản địa khi đến những bang này cũng rất ngại.

Thứ nhất là bang Bihar nơi có Bồ Đề Đạo Tràng, (chỗ thái tử Sĩ Đạt Ta giác ngộ thành Phật toàn giác dưới cội bồ đề), ngoài ra còn có những thánh tích khác nữa.

Có lần ở nhà một người bản địa tại thành phố Kolkatta. Cô ấy học cùng khóa thiền với tôi, sau khi kết thúc khóa thiền thì cô ấy mời tôi về nhà ở vài ngày. Tôi và cô ấy kể chuyện về khóa thiền cho người nhà cổ nghe. Gia đình cổ là đảng viên Đảng Cộng Sản nên họ nghe tôi đến từ Việt Nam, một quốc gia Cộng Sản là họ khoái chí lắm. Chụp hình tôi rồi khoe lên FB với bạn bè. Quốc gia Cộng Sản đã hiếm hoi rồi mà có người từ quốc gia hiếm hoi ấy đến ở tại nhà thì đúng là không thể ngờ được luôn. Cho nên họ khoái chí là vậy đó.

Cái cô gái ấy nói cổ dự định đến khóa thiền chỗ Bồ đề Đạo Tràng nhưng cha mẹ cổ không cho vì Bồ Đề Đạo Tràng nghe đến là ai cũng sợ vì mức độ tai tiếng do các vụ tội phạm được đăng trên báo thường xuyên. Cha mẹ cô ấy nói nếu cổ quyết tâm đến Bồ Đề Đạo Tràng dự khóa thiền thì họ phải đi theo, họ không yên tâm để con gái đi một mình. Cái tôi nói: Ủa có gì đâu, tôi toàn đi Bồ Đề Đạo Tràng một mình, ở dầm dề tháng này qua tháng nọ mà có sao đâu. Cha mẹ cổ nghe xong cái trợn mắt nhìn tôi theo kiểu: Con này nếu nó không quễ thì chắc nó là tiên rồi nên mới dám làm vậy. Vì ai đời con gái con đứa mà đi Bồ Đề Đạo Tràng một mình hả trời. Cái tôi phải nói tôi không phải quễ cũng hổng phải tiên mà là người thường và ở Bồ đề Đạo Tràng nhiều người đi vậy lắm, có phải một mình tôi đâu. Trùi ui mấy người vừa phải thôi chớ, người ta là người nước ngoài, hổng biết tiếng mà người ta còn tới đó được, mấy người là người trong nước, biết tiếng, biết phong tục tập quán mà mấy người làm gì sợ dữ vậy hè hihi.

Tai tiếng của dân Bihar nổi khắp Ấn độ, nổi đến độ mà tôi nghe họ kể chỉ cần người bang khác mà biết họ đến từ Bihar là hổng ai dám thuê họ luôn. Vì dân Bihar vừa du côn vừa ở dơ. Du côn do họ gốc từ nước Ma Kiệt Đà. Mà dân xứ Ma Kiệt Đà từ thời Đức Phật còn tại thế đã nổi danh là can cường lắm rồi, và cái danh ấy truyền đến giờ luôn. Ở dơ là do họ khạc nhổ liên tục, cứ 5-10 phút là khạc một lần, khạc như một thói quen, người bang khác ít khạc hơn nhiều. Ngoài ra Bihar từng là bang lớn nhất Ấn độ và nghèo nhất xứ. Vừa nghèo vừa can cường vừa ở dơ nên đi đâu ai cũng sợ hết là vậy đó.

Trước đây bang Bihar là rất lớn nhưng sau đó tách ra thành hai bang là Bihar và Jharkhand. Dù là hai bang nhưng tính cách người dân cũng tương tự.

Kế tiếp là bang Utta Pradesh nơi có Kusinagar, chổ Phật Thích Ca nhập Niết Bàn và Varanasi, trung tâm văn hóa và tâm linh lừng danh với sông Hằng linh thiêng.

Ngoài ra còn có West Bengal, có thành phố Kolkatta, một trong những thành phố lớn nhất Ấn độ và nổi tiếng nhất vì độ dơ và số lượng người vô gia cư ngủ ngoài đường là khủng khiếp.

Đi từa lưa bang rồi thì đối với tôi những bang này rất là kinh khủng đặc biệt là dành cho giới nữ. Mà tôi xui hay hên hổng biết luôn là ngay lần đầu đến Ấn độ là đáp cái kịch xuống mấy bang này luôn, và sau đó đạp xe cũng là đạp vòng vòng mấy cái bang này bởi vậy tôi viết mấy cái Lưu ý khi đi Ấn độ chủ yếu là lưu ý ở những bang này. Nhưng mà nhờ họ NGỘ quá mà qua được thì coi như có thể đi khắp Ấn độ mà chẳng sợ gì nữa cả. Chỗ khó khăn nhất, kinh hoàng nhất mà còn qua được thì xá gì mấy chỗ kia hihi. Bởi vậy ai mà đi Ấn độ mà hổng đi mấy bang này toàn đi mấy bang khác, xong cái nói Ấn độ đẹp quá, dễ thương quá, đâu có ghê như chị Dung nói đâu ta. Chưa đâu nha cưng, chưa đến mấy bang này thì chưa biết mùi đâu nha!!!

Nhân tôi đi tàu lửa xuyên từ phía Nam lên Bồ Đề Đạo Tràng rồi từ đó lại đi ngược xuống theo vòng kia nghĩa là đi tàu lửa hết một vòng phía Trung và Nam Ấn cái tôi phát hiện ra rằng: Hóa ra mấy bang kia đi lại dễ dàng hơn mấy cái bang cà chớn được liệt kê ở trên rất nhiều. Dễ dàng thế nào?

Thứ nhất là họ biết phân biệt giới tính nha mọi người. Chỗ nào mà Ladies Only là họ không có vào. Nếu vào là bị chửi, rồi bị tống cổ ra hoặc bảo vệ vào lôi đầu ra. Còn mấy cái bang mắc dịch kia thì chả cần phân biệt giới tính gì cả. Tôi leo lên toa tàu Ladies Only mà chỉ thấy đàn ông không hà, toàn mấy ông mắt to to nhìn tôi như nhìn ma. Xong còn tỏ ý đuổi tôi ra khỏi toa nữa chứ. Làm tôi cứ ngỡ mình lên lộn toa Men Only nên vội vã  leo xuống. Leo xuống nhìn lại thì thấy rõ ràng là chữ Ladies Only to chà bá lửa ngay trên cửa. Muốn leo lên oánh lộn dễ sợ luôn. Nhưng mà mấy cha nội mắc dịch ở mấy bang này luyện cho tôi sự nhẫn nại riết quen rồi chứ trước đó chắc tôi chửi tè le hột me luôn chứ ở đó mà dám đuổi chụy xuống nha bây.

Ở mấy bang kia, mấy phòng chờ mà có chữ Ladies Only thì nam không được vào, chỉ có phụ nữ thôi. Nếu là vợ chồng cũng không được vào chung chỉ có vợ vào thôi, còn nam thì qua phòng dành cho nam. Nếu vào thì chỉ lấy gì đó hay nói với vợ vài câu xong là đi ra. Nếu không thì mấy bà nhìn với ánh mắt hình viên đạn liền hà. Vậy mà ở mấy bang mắc dịch này, có nhà ga, ở phòng chờ nữ mà nguyên gia đình nam nữ đủ cả kéo vào ở, chiếm hết cái phòng chờ luôn, xong rồi nam nữ nằm ngửa nằm nghiêng ngủ thẳng cẳng. Tôi quen với sự phân biệt rõ ràng ở mấy bang kia nên tôi bị bất ngờ dễ sợ khi thấy cảnh ấy luôn đó mọi người. Quan trọng là nhân viên nhà ga thấy mà lơ luôn chẳng đuổi họ ra, chứ mấy bang Nam Ấn mà làm vậy là họ mời cảnh sát vào đuổi ra luôn đó.

Xe buýt thì nam nữ lộn xộn muốn ngồi đâu thì ngồi còn ở bang Tamil Nadu thì phân ra hai khúc rõ ràng, nữ ngồi phía trên, nam ngồi phía dưới, có một số xe buýt có cả một tấm lưới ngăn giữa hai khu vực này luôn đó mọi người. Vợ chồng mà muốn ngồi chung thì vợ phải ngồi chung chồng ở khu dành cho nam, nghĩa là người nữ có thể bước vào khu nam cùng chồng mình, còn nam thì không được phép vào khu nữ.

Bởi vậy phụ nữ mà đi một mình, đi lại ở mấy bang này là cả một trời khổ nhọc luôn đó. Mà ác nỗi mấy bang mắc dịch này toàn là thánh tích không mới ghê chớ hihi.

Ngoài ra, tàu lửa nào đi đến hoặc đi xuyên qua mấy cái bang mắc dịch này là lúc nào cũng đông khủng hoảng tinh thần luôn. Do dân số mấy bang này đông nên lúc nào người cũng đi như trẩy hội. Còn mấy bang kia thì chỉ có mấy thành phố lớn mới đông, còn lại tùy theo mùa theo giờ, lúc vắng lúc đông. Còn mấy bang mắc dịch này thì hổng bao giờ vắng. Chỉ cần tàu đông nhung nhúc mà rời địa bàn mấy bang này thì từ từ vắng hoe trở lại, có khi một mình ngồi nguyên toa tàu luôn, còn mấy bang mắc dịch này thì dễ gì có chuyện đó.

Bởi vậy được thoải mái (thoải mái so với mấy bang mắc dịch này thôi nha chứ không phải thoải mái theo định nghĩa thông thường) riết quen, khi đi qua mấy bang này là phải tìm cách làm sao ra lẹ lẹ để được thoải mái trở lại hihi. Từ khổ lên sướng thì luôn thấy sướng, còn từ sướng/thoải mái mà xuống khổ/không thoải mái thì nó rất là khổ là vậy đó hihi 


P.s Bởi vậy muốn luyện võ thì đến mấy bang này luyện là dễ lên tay lắm nè! Võ theo nghĩa đen là võ công thiệt đó. Bởi vì mấy cha nội mắc dịch này dễ làm mình nổi điên lên oánh lộn với mấy chả lắm. Oánh lộn riết mà hổng chết thì võ công lên tay là chắc rồi ha ha ha ha. Còn võ theo nghĩa bóng là sự nhẫn nại. Nếu hổng muốn oánh lộn với mấy chả nữa là sự nhẫn nại cũng lên tay ghê lắm đó. Túm lại ai muốn luyện võ theo cả nghĩa đen và lẫn nghĩa bóng thì thường xuyên đi tới đi lui, dạo qua dạo lại mấy bang này miết đi nha. Tôi hứa chắc luôn rồi đó hehehehehehe

2 nhận xét:

  1. "Bởi vậy ai mà đi Ấn độ mà hổng đi mấy bang này toàn đi mấy bang khác, xong cái nói Ấn độ đẹp quá, dễ thương quá, đâu có ghê như chị Dung nói đâu ta."
    => thảo nào, vậy thì đúng là "Chưa đâu nha cưng, chưa đến mấy bang này thì chưa biết mùi đâu nha!!!", kiểu này để em đi Ấn lại lần nữa, đến mấy bang này, co sức chịu đựng tới đâu. =)))

    Trả lờiXóa
  2. Đọc mà sặc, phun nước miếng hết cả màn hình o,o
    Nói chứ nguyên ngày hôm này mình ngồi đọc blog của bạn mà vỗ đùi cười từ tối tới tối thui. Cảm ơn những thông tin của bạn nhiều lắm. Chồng mình rất muốn đi Ấn Độ vì những thánh tích có liên quan tới Đức Phật (mình thì không có hiểu biết chi hết hihi) nhưng lại không phải người thích đi chơi, còn mình thích đi chơi và quen lên lịch trình nhưng lại không biết nên đi những đâu :D Nhờ blog này mà mình có vài ý tưởng rồi :D

    Trả lờiXóa