CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Cái vụ này tôi trải nghiệm rồi nè mọi người!

Sẳn dịp chị Nguyễn Phi Vân kể chuyện về nghề dọn phòng (trích dẫn bên dưới), một nghề được xem là thấp kém nhưng lại để lại cho chị những bài học quý giá, cái tôi kể chuyện tôi làm nghề tái chế rác thải ny lông nghe nha mọi người!

Lúc tôi mới học cách cắt túi ny lông thành những sợi dài dài như sợi len và dùng nó để móc/đan đồ dùng, cô giáo mà dạy tôi là người Pháp, cổ khó tính lắm, bắt làm đi làm lại hoài hà. Mà lúc đó dù tôi rất muốn làm công việc này nhưng bị bắt bẻ quá nên tôi cũng nản, mà nản nhất là câu mà cổ nói: Để làm tiếp công việc này thì tôi phải tự mình vào bãi rác mà nhặt rác ny lông về giặt sạch rồi sử dụng chứ đâu có ai làm giùm cho đâu nha. Trùi ui trùi, cái bản mặt tôi mà chui vô đống rác để lượm rác nghe thấy nhục nhục sao ấy. Dù thấy hơi nản nản do cô giáo khó tính với lại thấy nhục nhục nhưng tôi cũng ráng học. Nói là học chứ tôi học nhanh lắm, trong vòng 1-2 ngày là xong bước cơ bản, nghĩa là kỹ thuật cắt bao ny lông và kỹ thuật đan móc cơ bản. Xong rồi cái tôi rời khỏi astram đó, tôi đi bụi tiếp. Cái gì cũng vậy nha mọi người, phải đủ nhân đủ duyên mới làm được, chứ mình mới khởi ý muốn thôi thì vẫn chưa đủ. Muốn chỉ là một duyên đưa đẩy thôi. Nghĩa là tôi thật sự muốn làm công việc tái chế này trước, ý muốn khởi lên trước, rồi tôi tìm cách học này nọ, rồi khi đủ duyên cái tôi được đẩy đến cái astram này, nơi người ta có làm công việc này, rồi do đủ duyên nên tôi đến đúng lúc có người dạy ở đó, vì thường họ không có mặt, họ thường xuyên vào làng để dạy người dân, nhưng do đủ duyên nên tôi đến đó ở vài ngày thôi mà gặp họ có mặt tại đó nên họ mới dạy tôi được chớ. Vậy mà tôi vẫn chưa đủ duyên để thực sự say mê công việc mà tôi muốn làm. Cái tôi hết hạn visa Ấn độ, tôi sang Sri Lanka, tôi vào một trường thiền học thiền. Người ta đi học thiền, còn tôi thuộc dạng làm việc tay chân nha mọi người. Tôi ở thời gian lâu hơn người khác gấp đôi. Tôi lúc đầu cũng thiền ngồi, thiền đi theo đúng thời khóa biểu, được một thời gian cái  tôi tham gia làm công việc tay chân dọn dẹp này nọ khắp  trường thiền. Ông sư dạy thiền cũng nhận thấy khả năng ngộ thiền thông qua lao động của tôi nên ổng bảo mọi người kêu tôi làm việc này việc nọ. Tôi làm hết nha mọi người. Tôi nói với ổng rằng: Thiền đường của con là ở ngoài vườn. Mà lúc tôi ở ngoài vườn làm việc, tôi định tâm ghê gớm, ổng biết nên ổng để tôi làm mà hổng nói gì cả. Khu này nổi tiếng có rắn độc cắn phát là chết mà tôi ngày nào cũng đi chân không vào đó làm việc bằng tay không hổng có đeo găng giếc gì cả. Mà tôi chỉ bị kiến đen cắn thôi chứ chưa bao giờ thấy rắn, dù có lúc rắn bò cả vào tận thiền đường cơ.

Vậy mà nhờ làm vườn cái tôi ngộ ra đủ thứ chuyện. Làm vườn riết chán, cái tôi chuyển sang vào bếp. Trùi, không ngờ cái xứ này người ta sử dụng bao ny lông quá trời và quăng tứ tung khắp nơi, mà toàn là bao đẹp không hà, cái máu tái chế nổi dậy, cái tôi đi thu gom bao để làm việc tái chế nha mọi người. Tôi làm công việc ngay tại trường thiền luôn. Người ta ngồi thiền trong thiền đường, còn tôi thiền bằng cách tái chế rác thải. Cái hôm Phật đản, tôi xin phép ông sư ra ngoài khuôn viên trường thiền và bắt đầu công việc nhặt rác từ thùng rác. Lúc trước thấy việc này nhục nhục, nhưng sau một thời gian ăn dầm ở dề tại trường thiền, tôi làm việc này mà hổng thấy nhục nữa nha mọi người .Trái lại, công việc này đem lại một sự đam mê ghê gớm. Chỉ là lượm rác thôi mừ, có gì mà đam mê dữ vậy ta. Ờ, chỉ ai trải qua hoàn cảnh ấy mới hiểu, chứ nói rồi hình dung thì làm sao mà hình dung ra cho được. Giống như chị Nguyễn Phi Vân kể về chuyện nhờ nghề dọn phòng mà học được kỷ năng quản trị doanh nghiệp luôn đó. Cái gì cũng vậy. Những việc nhỏ xíu, cỏn con, được coi là hèn mọn, thấp kém mà nếu mình thật sự dấn thân (dấn thân khác với làm cho biết nha mọi người) thì cái mình học được là bất khả thuyết nghĩa là không thể nói ra thành lời được đó. Cho nên mọi người đọc bài viết của chị Phi Vân dưới đây mà thấy vậy rồi biết vậy, chứ thật ra, tôi trải qua rồi tôi mới biết, để có thể viết ra được những lời ấy là cả một…….cái gì đó ở đằng sau, giống như tôi làm công việc nhặt rác từ bãi rác vậy đó.

Sau một hồi nhập đề dài dòng thì đây là câu chuyện của chị Nguyễn Phi Vân nè mọi người. Lưu ý: Chị Nguyễn Phi Vân là nhà quản trị nên việc học ấy mang lại cho chị những cái liên quan đến quản trị, còn tôi hổng phải là nhà quản trị nên việc học của tôi không mang lại cái liên can đến quản trị. Nhưng mà đường đi và cách cảm nhận, trải nghiệm là không hề khác, giống như cùng là nước nhưng nước ở trong bình tròn thì có vẻ giống hình tròn, trong bình dài thì có vẻ giống hình dài vậy đó. Cái vẻ ấy là do hình dạng của cái bình tạo ra ảo giác khác chứ thật sự nước vẫn không hề khác.

NGÀY TRỞ LẠI
Tôi chọn khách sạn Hilton Sydney để kể cho con gái mình nghe một câu chuyện….
Hồi đó, tôi liều mạng rời khỏi Việt Nam để hiểu cái người ta gọi là trời cao đất rộng. Chỉ đủ tiền trả một học kỳ tiền học phí tại một trường cao đẳng nghề và đâu đó 2 tháng tiền sinh hoạt phí, tôi lên đường. Bạn hỏi tôi có sợ không? Tôi cũng là con người mà, lại là phụ nữ. Sợ chết khiếp đi ấy chứ. Nhưng chẳng lẽ ngồi nhà lo sợ mãi? Thôi cứ dấn thân. Khi ta gặp trường hợp nào đó mà rủi ro quá lớn, nỗi sợ hãi quá to, câu hỏi ta nên đặt ra cho mình là “What’s the worst case scenario? Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là gì?” Và trường hợp xấu nhất với tôi là hết 2 tháng mà không xoay sở được thì bất quá trở lại Việt Nam. Có thất bại khi trở về nhưng cũng được một bài học lớn. Nhưng tôi ra đi không phải để thất bại trở về!
Tôi chọn ngã rẽ đầu tiên là trường cao đẳng quản trị khách sạn William Blue, vì chưa đủ tiền để học đại học. Và vì học trường nghề thì dĩ nhiên sẽ dễ kiếm việc làm thêm. Sau 1 tháng xông pha, tôi nhận job đầu tiên cho một công ty chuyên cung cấp dịch vụ dọn phòng (house-keeping) cho các khách sạn ở Sydney. Và ngày đầu tiên đi làm, Hilton Sydney. Mùa đó là mùa lễ hội Mardi Gras – lễ hội dành cho giới LGBT, và Sydney khách sạn nào cũng kín phòng. Họ party. Họ quăng đồ vật vã khắp phòng. Nhiệm vụ của tôi là dọn phòng như một người vô hình. Trong mắt người đi thuê khách sạn, tôi không tồn tại. Và 16 cái phòng trong vòng 8 tiếng, lần đầu tiên trong đời tôi tự hỏi mình “Is it worth it? Có đáng như vậy hay không?”
Tận nhân lực, tri thiên mệnh. Tôi nghĩ thế. Kẻ thất bại là kẻ bỏ cuộc. Còn khi ta đã dấn thân, cứ phải làm tốt nhất, xuất sắc nhất, tận tâm tận lực nhất, dù đó chỉ là chuyện dọn phòng! Cứ thế tôi bước qua 6 tháng đầu tiên đời sinh viên tại Sydney, và tôi tồn tại. 6 tháng dọn phòng cuối cùng không chỉ là chuyện kiếm tiền. Nó dạy tôi tính kiên nhẫn, tính khiêm tốn, cách sắp xếp công việc khoa học nhất và chẳng thừa một giây vì bạn chỉ được cho đúng từng ấy thời gian. Nó dạy tôi cách quản trị tổng thể nhưng cực kỳ chi tiết. Không chi tiết sao được? Supervisor đi kiểm tra mà chỉ cần một chút đâu đó dưới góc bàn không lau sạch, bạn cũng bị khiển trách. Tất cả những kỷ luật này, sau này giúp tôi rất nhiều trong thời gian tham gia vào việc quản lý các công ty F&B, dịch vụ trong ngành nhượng quyền. Bạn thấy đó, trong những công việc dù là thấp kém nhất, vô hình nhất, ta cũng học.
Tôi trở lại để nói với con gái mình rằng, làm người phải biết tự thân vận động, đừng trông chờ vào ai khác. Con đường là ở trong ý chí của ta. Và một người dọn phòng của gần 20 năm trước, nay là khách tại nơi này. “Con nhìn những người dọn phòng đi. Hãy mỉm cười và trân trọng họ. Vì trong số đó, có những người sẽ quay về như mẹ con chúng ta của hôm nay.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét