Trên thế gian này, các
đấng sinh thành đều mong muốn con cái được hạnh phúc và vui vẻ. Tuy nhiên có
một người cha trong ngày vui của con, lại chúc con trai mình bất hạnh và đau
khổ. Vì sao bài diễn thuyết này của ông được cộng đồng mạng tán thưởng và lan
tỏa nhanh chóng như vậy?
Mọi người đừng vội cho
rằng đây là người cha "máu lạnh" và "độc ác". Có khi nào đó
là cách thể hiện tình yêu thương khác biệt của một người cha thông minh dành
tặng cho con mình?
Vậy người cha có những lời chúc đặc biệt ấy là ai?
Ông chính là John
Roberts – Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Ông được mời tham gia đọc bài diễn
văn tại buổi lễ tốt nghiệp của trường trung học Cardigan, nhưng không phải với
tư cách là một chánh án mà là một người cha. Và lời chúc "chúc con bất
hạnh và đau khổ" được cả thế giới tán dương .
Thông thường các bài
diễn thuyết trong các buổi lễ tốt nghiệp, là dịp các phụ huynh nói lên những
lời cảm kích với nhà trường, với thầy cô giáo và khuyến khích trẻ chào đón một
tương lai tốt đẹp hơn, dẫn dắt con mình hướng đến những điều tươi sáng. Tuy
nhiên khi tham dự buổi lễ tốt nghiệp trung học của Jake, cậu con trai 16 tuổi
của mình, vị chánh án này lại vào đề với những lời lẽ như một nhát kiếm sắc
nhọn đối với bọn trẻ:
"Ta rất lấy làm
tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc vui vẻ nhất và thoải mái
nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành quá khứ rồi...".
Khi ông nói ra những
lời này, những cô cậu học trò phía dưới khán đài đều ngỡ ngàng, bởi từ trước
tới nay mọi người đều nói với chúng rằng "Cuộc sống tương lai sẽ càng trở
nên tốt đẹp và càng có nhiều hy vọng hơn". Còn vị chánh án này thì ngược
lại, ông đang diễn thuyết trên khán đài và nói với chúng: "Những ngày
tháng tốt đẹp đã chấm dứt rồi".
Tiếp theo đó, bằng
những lời nói mang đầy ngữ khí "khó nghe", vị chánh án bắt đầu bài
diễn thuyết của mình:
- "Ta hy vọng con
có thể gặp phải một chút đối xử không công bằng, bởi chỉ có như vậy con mới có
thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng.
- Ta hy vọng con có thể
nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi chỉ có như vậy con mới có thể
lĩnh hội được tầm quan trọng của sự chân thành.
- Ta hy vọng con thường
xuyên cảm nhận được sự cô đơn, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được rằng bạn bè
đối xử tốt với mình không phải là chuyện đương nhiên, người ta không thiếu nợ
con.
- Ta hy vọng con có thể
gặp xui xẻo một vài lần, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của cơ
hội và vận may, con mới có thể hiểu được sự thành công mình có lẽ chỉ là bởi
vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời.
- Ta hy vọng khi con
gặp thất bại, đối thủ của con có thể châm chọc và cười nhạo trên sự đau khổ của
con. Bởi như vậy con mới hiểu có phong độ rốt cuộc quan trọng như thế nào.
- Ta hy vọng thi thoảng
con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy con mới hiểu được học cách tôn
trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức nào.
Ta nói những điều này
với con, bởi thật ra sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra trong cuộc sống của con. Con
có thể tiếp thụ giáo huấn hoặc thu hoạch được gì trong đó hay không, đều dựa
vào việc con có hiểu những điều ta nói hay không".
Bằng những lời nói mang
đầy ngữ khí "khó nghe", vị chánh án đã cho bọn trẻ một bài học quý
giá khi đối diện với một xã hội phức tạp.
Cộng đồng mạng sau khi
nghe được những lời diễn thuyết này đã vô cùng khen ngợi và đồng thuận.
Những đứa trẻ 15, 16
tuổi đang hồn nhiên vô tư chuẩn bị tốt nghiệp trung học, đã bắt đầu có nhân
sinh quan và thế giới quan của bản thân mình, đầy hăng hái nhiệt tình. Tuy
nhiên, khi đối diện với một xã hội phức tạp, ngoài bầu nhiệt huyết hăng hái thì
không hề có bất kỳ sự chuẩn bị gì.
Cá nhân tôi cho rằng
cho rằng đoạn diễn thuyết này rất tuyệt vời, những đứa trẻ nghe được đoạn diễn
thuyết này sẽ học được nhiều điều mới lạ.
Những lời "khó
nghe" này giống như gậy cảnh tỉnh, là những điều tinh túy nhất được chắt
lọc lại. Tuy từ ngữ không mỹ miều nhưng được nói lên từ tận đáy lòng của một
người cha, mong muốn con mình học cách đối mặt với một xã hội phức tạp với tâm
thái cân bằng, ứng xử đúng đắn trước những gian nan gập ghềnh trong cuộc sống.
Chú thích :
John Roberts là chánh
án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Ông đảm
đương chức vụ này từ năm 2005, được tổng thống George W. Bush bổ nhiệm sau khi
Chánh án William Rehnquist đột ngột qua đời.
John Glover Roberts, Jr. (sinh ngày 27 tháng 1 năm 1955) là Chánh án thứ 17 và
là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
(SuuTam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét