CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Vũ trụ phản ứng lại những suy nghĩ và hành động của chúng ta đó nha mọi người!!!

Cái này tôi trải qua rồi nên tôi biết nè! Mỗi một suy nghĩ thiện hay ác đều có tác động lên vũ trụ và vũ trụ cứ ghim lại hết tất cả các suy tưởng, và khi nào đủ nhiên liệu (suy tưởng) thì bùm, một sự thay đổi sẽ diễn ra. Cho nên chúng ta đâu cần phải làm cái gì to tát, vĩ đại, nhiều người biết đến hay nhiều người hưởng ứng đâu. Cứ thấy cái gì mình cho là đúng là có ích với mình và với mọi người thì mình làm thôi. Không cần ai biết đến cả nhưng vũ trụ ghi nhận lại hết đó. Đừng coi thường vũ trụ nha!

Ví dụ cụ thể là lúc tôi mới học cách tái chế rác thải ny lông, cái tôi rời nơi học, tôi đến một nơi và làm tình nguyện viên. Tôi giới thiệu ý tưởng ấy cho mọi người nhưng mà hổng ai biết hết nên tôi phải làm từng món từng món để cho mọi người xem, và tôi làm một mình. Lúc đó hạn visa của tôi còn chưa đến 2 tuần lễ là hết rồi. Tôi làm với sự say mê ghê gớm dù hổng được trả lương gì cả. Tôi ăn ngủ tại chỗ đó, nên hổng tốn tiền ăn ở, nhưng tôi làm việc hổng có lương. Ngoài lúc ăn ngủ tắm rửa thì còn lại là tôi cắm cúi ngồi làm. Tôi chế tạo hết món này đến món nọ. Do nơi này đông người nên số lượng quần áo cũ thải ra cũng nhiều, cộng thêm người ta tài trợ quần áo cũng nhiều, nhiều hơn nhu cầu. Cái tôi nghĩ ra ý tưởng và tôi tự thực hiện những ý tưởng ấy một mình. Hôm nào tôi cũng cho ra vài sản phẩm và trình bày cho mọi người`xem, làm ai cũng vui vì bất ngờ. Họ bảo ngày nào cũng được cười, và lúc nào trước bữa ăn họ cũng hồi hộp chờ đợi xem tôi chuẩn bị trình làng sản phẩm nào. Bởi vì chỉ có lúc ăn thì mới đông đủ, thời gian còn lại mọi người bận làm việc hết rồi. Tôi thường tranh thủ vài phút trước và sau khi ăn trình bày cho họ xem những sản phẩm tái chế từ quần áo cũ ấy. Hôm nào cũng cười rầm rầm, bởi có nhiều cái tôi chế ra rất là mắc cười. Và tôi chỉ cặm cụi làm thôi nha mọi người, không quan tâm đến bất cứ điều gì ngoài việc tái chế, có khi tôi thức nguyên đêm để làm cho xong một món nào đó, và tôi hầu như không bao giờ ngả lưng nghỉ ngơi vào buổi trưa, tôi chỉ dừng tay khi ăn uống ngủ và tắm rửa thôi. Cái sự say mê làm việc của tôi lan tỏa trong cộng đồng, mọi người cũng lục đục chế món này món nọ từ những cái cũ. Ví dụ lấy mấy thanh kẽm bị quăng chõng chơ trong vườn bẻ cong cong lại làm thanh gác cùng lúc mấy cây chổi quét nhà, hoặc lấy mấy lon sữa cũ và bắt đầu trồng cây,…. Tôi hổng để ý nhiều như vị phụ trách chỗ đó cứ nhìn nhìn tôi cười rồi nói: Maya làm cho ai cũng phải tái chế giống Maya hết kìa.

Bài học thứ nhất: Khi mình say mê làm một việc gì đó một cách không vụ lợi, không tính toán, làm chỉ là làm, làm với sự đam mê không gì cản trở nỗi thì cả một cộng đồng đều bị  dẫn dắt bởi sự đam mê ấy. Không cần nói gì cả, mọi người tự động làm thôi hà.

Khi visa hết hạn cái tôi sang Sri Lanka, tôi ở Sri Lanka 6 tháng và trong suốt 6 tháng ở đó tôi mới thực sự dấn thân vào công việc tái chế rác thải chứ trước đó tôi chỉ tái chế quần áo cũ và thỉnh thoảng có phối hợp với ny lông vào thôi. Tôi ở Sri Lanka ròng rã 6 tháng, cái tôi quay lại bang Kerela ở Nam Ấn nha mọi người. Vừa thấy cái bản mặt của tôi cái mọi người nói: Hahaha, Maya thất nghiệp rồi, cách đây vài ngày chính phủ vừa ra lệnh cấm sử dụng bao ny lông trong phạm vi toàn bang. Chỉ có những bao to thiệt to thì còn được phép lưu hành, còn những bao nhỏ nhỏ loại mà đi chợ người hay dùng để đựng đồ thì cấm tiệt và có hình phạt ban kèm cho ai vi phạm nữa đó. Maya thất nghiệp thiệt rồi đó nha.

Trùi ui, nghe xong cái tin động trời ấy là tôi sung sướng đến tê tái, bị thất nghiệp mà thấy sướng dễ sợ sướng luôn vậy nè. Tôi nói: Rồi biết lý do rồi, họ biết tôi chuẩn bị quay lại Kerela, họ sợ bị tôi tiếp tục phàn nàn về tình trạng dùng bao ny lông vô tội vạ ở bang này nên họ ban lệnh cấm cho tôi khỏi phàn nàn chớ gì. Vậy là khỏe, ta đi bang khác để làm việc tái chế thôi hihi.

Bài học thứ 2: Bạn không cần làm việc gì chấn động hay kinh thiên động địa, chỉ cần góp ý tưởng, góp hành động vào thì khi đủ nhân duyên, bùm, sự thay đổi sẽ đến ngay tức thì. Ở trên tôi trả lời cho vui vậy chứ, khắp Ấn độ đã có phong trào tẩy chay bao ny lông rồi, việc tôi làm chỉ là một trong số vô vàn giọt nước mà mọi người cố gắng tích lũy ngày qua ngày, và khi nào nước tràn ly thì bùm, sự thay đổi đến thôi hà. Cho nên khi nhìn thấy môi trường bị hủy hoại, bạn không cần ngồi rên la, chửi bới người này người nọ hay chỉ trích bản thân, cứ thấy góp được giọt nước nào thì cứ góp, tí tách tí tách từng giọt từng giọt một, rồi mọi chuyện tự xoay chuyển theo nhân duyên của chính nó.

Ngoài ra trên thế giới nhiều người đang cật lực phá hủy môi trường thì cũng có những người tích cực phục hồi. Nghĩa là cứ có người đập phá thiên nhiên thì có người xây dựng lại thiên nhiên. Ví dụ như ở Nam Mỹ, cụ thể là Mê xi Cô có công ty chuyên biến những chai nhựa thành nguyên liệu xây nhà, vật liệu để xây dựng toàn bộ một ngôi nhà chỉ tốn chừng 300-400 đô Mỹ thôi hà. Và mỗi một ngôi nhà ngốn đến mấy tỷ tấn rác thải nhựa luôn đó. Một ý tưởng tuyệt hay để tái chế rác thải chai nhựa. Ngoài ra còn có một công ty khác chuyên sử dụng các hộp sữa đã qua sử dụng để chế tạo gạch xây nhà, họ thậm chí còn chế tạo bàn ghế từ những hộp sữa này. Và giá thành của những sản phẩm này dĩ nhiên là rẻ rồi. Rồi có một công ty ở Ấn độ chuyên chế tạo ly muỗng dĩa dùng một lần rồi bỏ bằng vỏ cây chứ không phải bằng nhựa. Những sản phẩm này sẽ thay thế các sản phẩm nhựa đang có trên thị trường.

Đó, tôi nói rồi mừ, cứ có người đập phá thì có người xây dựng, cứ có người hủy hoại thì có người bảo vệ. Vũ trụ luôn phải như vậy thì mới cân bằng được chớ. Cho nên lúc nào cũng suy nghĩ tích cực, hướng về điều tốt đẹp, nghĩ đến những việc có ích có lợi, tránh việc chỉ trích phê phán lên án. Vì mình phóng ra suy nghĩ nào thì vũ trụ đều ghi nhận lại hết. Cho nên hãy phóng ra những suy nghĩ tích cực để có sự thay đổi tích cực thay vì điều ngược lại.


1 nhận xét:

  1. Chị ơi, chị có thể cho em vài link về cách làm sạch, tái chế túi ni lông được ko ạ? em cảm ơn chị ạ

    Trả lờiXóa