CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Tình máy bay giá rẻ

Một bài viết vô cùng đáng yêu của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.  Các bạn xem bản gốc tại đây!



Cảnh báo : ai đang buồn sợ buồn thì đừng đọc :)




Dự kiến máy bay tiếp đất lúc chín giờ, nhưng Tèo dặn em Bầu mười hai giờ hãy ra đón. Bay hãng Việt nó hay ở chỗ đó, luôn có dự kiến đằng sau dự kiến và dự kiến. Tèo hồi nhỏ ít ăn muối i ốt, nhưng đi chừng bốn chuyến bay là rút kinh nghiệm được ngay, máy bay có thể trễ vì đổ dầu nửa chừng thì hết dầu (do thằng cung cấp nhiên liệu là người của hãng bay đối thủ, tụi nó hay chơi xấu), hoặc máy bay trên đường về thì gặp bầy chim lạ, phi công khoái quá rượt theo coi, hoặc vì anh tài xế ngồi trong nhà vệ sinh, xả xong rồi nhưng mải nhắn tin cho bồ mà quên  lái xe bus chở hành khách ra máy bay… Tóm lại kiểu nào cũng trễ, chưa kể một chị lao công trong tổ làm sạch máy bay xin nghỉ đi ăn thôi nôi thằng cháu nên tiến độ quét dọn có lâu hơn dự kiến chừng ba chục phút. Có hề gì, Tèo là Tèo quen rồi, nên lấy điện thoại ra chơi game, thay vì ngồi đó bực cái mình.

Phẩy tay cho qua cái rột, bởi Tèo nghĩ bay giá rẻ mà. Còn hơn đi hãng hàng không Hàng Đầu mà vẫn tức anh ách mỗi khi nghe thông báo xin lỗi trễ một tiếng vì chưa thấy máy bay, hoặc chưa bay được bởi phải chờ một em xinh đẹp sau khi làm thủ tục và vô phòng chờ ngồi giũa móng tay đã đời thì phát hiện ra đôi giày không hợp với váy bèn chạy về nhà thay, báo hại mấy trăm con người ta ngồi è ra chờ. Bữa nào Tèo gặp cảnh đó, tức như là ai bóp cổ. Thôi, bay giá rẻ cho lành, bất tiện bao nhiêu cũng có thể đổ lên đầu chữ “rẻ”. Tiền nào của nấy.

Phần nữa, Tèo khoái bay giá rẻ bởi nó gần gủi với cái gốc bần cố nông của mình. Cả mùa hè ngược xuôi bán bưởi, ở phòng chờ cũng như trên máy bay, Tèo không bị tủi thân bởi những ông com lê cà vạt kéo cái túi hàng hiệu Cu Xì, Eo Lờ cũng như những chân dài treo váy, mặt tô ngũ sắc, tóc quắn sợi mì, đeo kính râm Mông Bơ Lăn… Bọn họ không bao giờ lượn lờ chỗ Tèo, sợ mất mặt. Máy bay Tèo đi, bà con ngồi co hai chân như chạy nước lụt, kẹp xỉa giắt tóc, ngồi buồn lần lai áo cũng kiếm được mấy hột lúa cắn cóc cóc chơi. Máy bay giá rẻ chở dân thu nhập thấp, không nông dân thì cũng mấy anh chị công nhân dễ nhận ra bởi vẻ mặt nhăn nhăn vì nhịn đi vệ sinh lâu ngày (do chủ xưởng bắt làm vậy, chớ ai mà muốn giữ khư mấy thứ đó trong người). Hành khách toàn dùng bị bàng giỏ đệm, ba lô Trung Quốc khuyến mãi chất gây ung thư có thể bung dây kéo bất cứ lúc nào. Có lần cầu thang dẫn lên máy bay ùn tắc vì bị bàng của chị kia bung đáy báo hại nội y bay tá lả, lúc khác lại kẹt là do hai ông bà cụ đứng dang tay mặt lim dim đón gió y hệt tư thế của Kẻ lang thang và tiểu thơ Bông Hồng trong phim Tàu Chìm để…chụp hình. Bữa đó Tèo kẹp nách gói xôi gà nguội ngắt, hai tay bận xách bưởi nên lên tới chỗ ngồi thì hộp xôi nóng hổi, phát hiện ra nách có thể hâm xôi. Được cái là hôm nào không có vụ ùn tắc do chụp hình thì xe bus cũng đậu ì giữa phi trường không thèm mở cửa cho ra vì cầu thang dẫn lên máy bay lắp chưa xong, vậy là thức ăn đem theo món nào cũng nóng.

Đi một chuyến lạ lẫm đi hai chuyến là Tèo bắt khoái luôn máy bay giá rẻ. Tèo ưa quá là ưa những âm thanh của nó, sống động như ở nhà mình vậy. Tụi nhỏ đánh bài tiến lên cãi nhau ỏm tỏi, hay giọng một chị đàn bà rốp rẻng kể chuyện đi bắt ghen, hay tiếng gãi ghẻ sột soạt của thằng cu ngồi cạnh. Tèo ghiền quá là ghiền cái mùi máy bay giá rẻ. Mùi xôi gà, khoai lang nướng rưới mở hành, cơm thịt nướng chan nước mắm tỏi ớt. Có bữa cả khoang máy bay no nê mùi sầu riêng. Rằm tháng Bảy năm ngoái, Tèo xách hai trái bưởi bay chuyến hai giờ rưỡi (tất nhiên là vé nó ghi bay mười hai giờ). Lúc thắt dây an toàn thì má ơi, trời đất thánh thần thiên địa ơi, Tèo nghe mùi mắm ruốc chói lọi chiếu đến từng tế bào, khiến tóc tai dựng lên trong nỗi thèm thịt chó. Suốt chuyến bay Tèo cứ mụ mị đi vì mùi mắm thấm đẫm trên bâu áo, trên chân tóc và móng tay, Tèo đảo đi đảo lại suốt trên máy bay, mà vẫn không phát hiện ra được ai mang lên đây cái mùi nồng nàn đó, vì nó bão hòa đến chân tơ kẽ tóc của từng hành khách rồi. May mà khi xuống máy bay, bước vào xe bus, lần theo cái mùi lãng mạn sắp tan đi mất trong nắng gió phi trường, Tèo phát hiện chủ nhân của nó đang đứng dính bên mình (lại cái hay của máy bay giá rẻ nữa, xe bus chật đến nỗi nam nữ cứ dính vào nhau). Một cô nàng trông thật diễm tình với vòng vàng xủng xẻng. Lúc cô nhoẻn cười Tèo phát hiện ra chút mắm còn giắt răng. Tèo nghe như sét đánh cái rầm.

Bầu, tên cô gái đó giờ là vợ của Tèo, người đang chờ đón chồng sau chuyến bay (luôn luôn) bão táp. Yêu nhau rồi mới biết vàng kia của Bầu toàn vàng sịa, đeo để khè hàng xóm chơi. Mất việc ở Sì Thành, Bầu trở về quê, dở cơm trắng ra hộp, chiên mấy miếng đậu hủ, rưới mắm tôm lên để dành ăn lúc đi đường. Báo hại cả máy bay nhỏ dãi nhớ thương cầy bảy món, cô tiếp viên chắc nhịn không nổi, nên trong những thông báo phát trên máy bay, Tèo nghe giọng cô ướt chèm nhẹp. Bầu ngỏn ngoẻn cười, trời, em mà biết vậy là đã không ăn món có mắm tôm, chỉ mắm ruốc thôi cho bà con đỡ khổ.

Tèo yêu cái nết thiệt thà của Bầu, và càng yêu càng thấy cảm tình với máy bay Việt mến yêu. Công chuyện của Tèo là bán bưởi, loại bưởi từ khi còn bằng trái chanh đã được chích vào một ít chất Taratanda y chang ma túy, nó nằm vón cục trong đó, rồi bưởi lớn lên Tèo hái đi bán cho huynh đệ Hải Thành xẻ ra lấy cái lỏi để phê tê mê. Vì vậy mà đi máy bay như cơm bữa, xem máy bay là nhà và chuyện trễ tràng, hoãn chuyến như cơm phải có nước mắm ăn kèm. Tả như ông cậu kiêm nhà thơ kiêm bác sỹ chích chó của Tèo, người có lần bay chung một chuyến và suýt mở cửa phụ máy bay để cho mát, ông bảo ngồi ở đây tao nghe thấm đẫm mùi đồng bãi quê mình. Hành khách thì chân tình còn tiếp viên nói đớt. Chuyến bay hôm đó, hãng còn khuyến mãi thêm ba chục phút bay xà quần trên trời chẳng biết vì lý do gì, chỉ nghe tiếp viên nói có hoạt động quân sự nên phải bay lòng vòng né không thì nổ tung tóe. Nói vậy thì nghe vậy, Tèo vẫn nghi là ở đường băng người ta đang sửa ổ voi nên chưa xuống được, hoặc có đàn bò đang sưởi nắng, hoặc có thằng cha nào cởi truồng nằm đó biểu tình vì sân bay lấy đất của ổng mà bồi thường không thỏa đáng. Mọi thứ đều có thể xảy ra, trên cái đất Việt mến yêu này. Tèo thấy hơi lo trong khi bà con ngồi quanh Tèo cứ rú lên sung sướng vì được bay lâu mà hong phải mất tiền. Thời buổi kinh tế khó khăn, cứ chắt mót được chút nào sướng chút ấy. Cũng may bữa đó máy bay xuống đất được, về tới nhà, rúc rích Bầu xong, Tèo phát hiện ra chuyện nàng tắm sạch sẽ trước giờ gặp mình, có khi không hay bằng cứ để nguyên mùi vị tự nhiên của cơ thể. Mặc dù Bầu khá mặc cảm phụng phịu nói em tắm rồi nhưng tại máy bay xuống trễ xa dự kiến (đã có trừ hao) quá.

Thì có sao đâu, Bầu ? Tèo vẫn yêu nàng như tình yêu với máy bay giá rẻ, với những bạn đường hồn nhiên cứ lo là máy bay không ghé dọc đường lở chột bụng thì trút vào đâu, như yêu cái mùi thức ăn quyện vào nhau khăn khẳn cũng như những cô tiếp viên đớt đát. Yêu lắm cơ !

(viết cho báo Tuổi Trẻ Hehehe)


...vì đọc sẽ mắc cười =))

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Hãy bỏ tay ra khỏi mông tôi!


Đây là một bài viết khác của Trang Hạ! Các bạn xem nguồn tại đây! 


Kẻ bịt mồm bạn khi bạn bị hiếp dâm có khi lại là cô giáo chủ nhiệm, là mẹ bạn, là những nhà văn hóa, trí giả đầy mình của xã hội luôn đề cao chuẩn mực đạo đức sống, chứ không phải thằng lưu manh trên xe bus! Vì họ chỉ dạy bạn kỹ càng cách sống cùng người tốt, nhưng không dạy bạn mấy về môn chửi tục và đánh lại kẻ xấu!

1. Hai mươi năm trước, hiệu sách ngoại văn ở Bờ Hồ vừa là thiên đường vừa là địa ngục của tôi. Thiên đường là bởi tôi mê sách vô cùng. Giả dụ được lên danh sách quà tặng suốt đời, tôi sẽ liệt kê một ngàn cuốn sách mình muốn có. Nhưng địa ngục là bởi, mỗi lần đi xem sách, lại phấp phỏng lo đối phó với một vài thằng cha kỳ quái đáng tuổi cha chú luôn lượn vè vè quanh các tủ sách, thấy cô bé nào vừa mắt là sán tới…

Không hiểu sao những kẻ bệnh hoạn ấy chỉ chọn những cô bé học sinh tuổi phổ thông. Mỗi khi cảm thấy có kẻ bắt đầu sờ soạng sau lưng, trên mông, hoặc đụng chạm cố ý, tôi thường đỏ dừ mặt vội vã bỏ chạy khỏi nhà sách. Thậm chí không dám nhìn mặt kẻ đồi bại, và rất sợ bị mọi người chung quanh phát hiện là mình vừa bị quấy rối, sờ mó, như thể mình chính là tội phạm. Cảm giác vừa tức giận vừa nhục nhã ấy, tôi vẫn còn nhớ.

Rồi vào đại học, năm thứ ba đại học, tôi đi cùng bé Hằng trong bút nhóm vào hiệu sách cũ để chọn mua sách. Bất ngờ phát hiện một thằng đàn ông kỳ quái mà ngày xưa từng quấy rầy mình, đang áp sát ngay bên cạnh. Và, nó không làm gì tôi, nó nhắm tới bé Hằng. Hằng co rúm lại sợ hãi, đứng như trời trồng, mắt cắm vào cuốn sách trên tay, không dám nhìn sang chỗ khác.

Đó là hình ảnh cuối cùng mà tôi nhìn thấy về một kẻ bệnh hoạn. Bởi ngay sau đó, tôi bất bình và tức giận hét rất lớn:

- Ông kia, làm cái gì đấy? Ông bỏ ngay tay ra! Đồ mất dạy!

Thằng cha biến thái vội vã cắm đầu chạy mất dạng!

2. Tiếng hét ấy làm chính tôi kinh ngạc. Tại sao ngày xưa, mình chỉ ngậm tăm chịu đựng, còn khi bất bình thấy kẻ khác bị sờ mó, mình lại chẳng còn sợ hãi gì kêu lên?

Hóa ra, chỉ đơn giản là, những cô thiếu nữ vị thành niên luôn có xu hướng quy kết mọi sự cố trong cuộc sống vào lỗi của bản thân. Sẽ hổ thẹn khi bị sờ mông, sẽ khủng hoảng và bất lực khi bị quấy rối. Còn cô gái hai mươi tuổi đã nhận ra rằng, kẻ quấy rối tình dục kia mới đáng bị lên án.

Chẳng trách những tay đàn ông biến thái đầy kinh nghiệm đã luôn chọn con mồi là những cô bé mười mấy tuổi. Cái làm chúng hả hê, là thấy được các cô đỏ mặt, cuống quýt sợ hãi bỏ chạy. Hoàn toàn không dám phản kháng. Nói cách khác, những kẻ xấu chẳng cần bịt miệng bạn, bởi bạn tự cắn răng chịu đựng, có miệng cũng đâu dám la lên, khác gì tự bịt miệng mình?

Nhưng, điều quan trọng nhất là: Khi kẻ quấy rối tình dục sợ nhất là tiếng hét của nạn nhân, thì bản thân nạn nhân cũng sợ hãi tiếng hét ấy!

Trên báo chí bây giờ thiếu gì những tin, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sợ hãi kẻ thị dâm. Sinh viên sợ kẻ rình lén trong toa-lét nhà trường, kẻ sờ soạng trên xe bus. Hầu hết những tin bài khiêm tốn ấy đều nói nhiều về việc, nữ sinh sợ hãi bỏ chạy. Chả hề có mấy tin viết rằng, cô sinh viên đứng lại, hét to lên cảnh cáo giữa đám đông, lên án hành vi xấu, dán lên tường thông báo cảnh báo người khác về đoạn đường có yêu râu xanh..

Toàn thấy cảnh báo đoạn đường này đang thi công, chẳng thấy cảnh báo đoạn đường này có kẻ sờ mông.

Thời gian trước, trên báo còn đưa tin, một cô nữ sinh quay lén hành vi “khoecủa” của một kẻ bệnh hoạn. Nhưng đáng kinh ngạc là, cô nàng biết rõ kẻ kia đang làm gì. Biết rõ điều ấy là bẩn thỉu. Nhưng cô không hề dám làm gì để chặn đứng nó lại, im lặng trong suốt quá trình quấy rối tình dục nơi công cộng ấy diễn ra. Việc quay phim còn phải che dấu bằng thái độ cười đùa thản nhiên, và tung lên mạng như một cách “khoe của” gián tiếp. Kẻ kia khoe bộ phận sinh dục nam, cô gái khoe việc mình đã được chứng kiến kẻ kia “khoe của quý”.

Hai việc ấy mang tính trạng bệnh hoạn như nhau. Cô gái hơn gã đàn ông một thứ, là cô có thêm một con mắt ghi hình điện tử, thế thôi.

Không biết tôi có hiểu sai không! Nhưng chắc hai mươi năm trước nếu có điện thoại trang bị camera trong tay, tôi cũng không ghi hình lại việc em Hằng bị sờ mông. Mà tôi vẫn kêu lên! Kêu thật to!

Kẻ quấy rối luôn táo tợn trước nạn nhân nhưng luôn sợ hãi đám đông. Vấn đề là bạn có vạch mặt chỉ tên nó ra không, hay bạn tự bịt miệng mình trước?

3. Mẹ thường dạy tôi phải trở thành gái ngoan, biết nghe lời bố mẹ, phải ý tứ vì mình là con gái. Cô giáo chủ nhiệm từng bắt tôi đứng góc lớp vì mất trật tự trong lớp. Cuốn sách đầu đời tôi đọc khi bảy tuổi là cuốn truyện thiếu nhi, thỏ trắng ham chơi, về mẹ mắng. Ngoan tức là biết nghe lời, biết nhịn, biết chịu đựng.

Biết nghe lời trở thành đạo đức hàng đầu của gái trẻ. Tôi có mấy người đồng nghiệp cũ, thường bảo, chỉ thích lấy gái quê, vì gái quê rất “ngoan”, biết nghe lời chồng. Sau này quả thật có một anh lặn lội đi hơn trăm cây số lấy gái quê. Rất khó tả cảm giác, một bức ảnh lễ ăn hỏi, chú rể comple giầy da rất thời trang, đứng cạnh cô gái vùng trung du môi đỏ choét, quần bò ống loe, mặc áo phao xanh cánh chả, đội mũ có lông.

Đấy, không chịu nghe lời còn có cả nguy cơ bị ế nữa đấy! Cô ấy ngoan, nên cô ấy còn có chồng trước cả tôi! Tôi hay cãi, mà cãi thì rất to, nên mãi chả ai rước! Cũng may, đó là chuyện quá khứ, hồi yêu râu xanh còn đơn giản là sờ soạng. Giờ yêu râu xanh đã lên mạng. Những kẻ quấy rối nhiều khi có cả webcam và phim sex miễn phí, ảnh nóng mà bạn, một phút bất cẩn, để lộ ra. Có khi kẻ quấy rối bạn lại còn là tình cũ, không cam tâm thấy bạn đang trong vòng tay tình mới!

Bạn có hét to lên không, hay ai đã bịt miệng bạn? Nhưng bạn có quyền phòng vệ cơ mà, pháp luật cũng ủng hộ bạn, cả xã hội cũng cho phép bạn phản kháng cơ mà.

Nếu bạn vẫn còn lưỡng lự, sợ hãi, sợ mất thể diện, thì thử nghĩ xem: Nếu những kẻ biến thái kia thử động vào gái hư xem, việc gì sẽ xảy ra!

Điềm tĩnh thì cô gái có thể lịch thiệp quay lại, nghiêng đầu cười nhã nhặn và duyên dáng, nói dịu dàng và kiên quyết:

- Chào anh, anh có thể vui lòng nhấc bàn tay cao quý của anh ra khỏi cái mông em được không? Em sẽ rất biết ơn và hẹn gặp lại anh lần sau!!!

(Có vẻ hiếm xảy ra sự điềm tĩnh này!)

Còn không bình tĩnh thì hét to:

- Bà táng cho mày một phát vào mồm bây giờ, tổ sư thằng mất dậy!

Làm ơn hãy văng tục vào lúc đó. Với những người trí thức, ta cư xử trí thức. Nhưng với những kẻ lưu manh, ta vẫn cư xử trí thức, thì đó mới đúng là bi kịch đấy bạn ạ!

Trang Hạ
2013


Lời nhắn của tôi cho Trang Hạ: Nếu chỉ la to lên thôi thì vẫn không công bằng chút nào bởi vì hắn cũng đã sờ soạng ta rồi mà. Do đó để công bằng thì ta cũng phải sờ lại hắn chứ. Nếu hắn sờ ta đằng sau thì ta phải sờ lại hắn ở đằng trước chứ. Nhưng do bị bất ngờ  nên khi sờ lại, ta phải nắm bàn tay lại hình nắm đấm và đấm một cú thật mạnh.

À mà bà con cô bác này, tôi nghĩ ra một cách kinh doanh rồi đấy nhé!!!!!!!!!! Bà con đầu tư kinh doanh cái gì vừa rẻ, vừa nhẹ nhưng công lực thật mạnh cho các cô gái cầm theo để "sờ" mấy thằng như thế này nhé!!!!!!!!!!! Khi bị sờ mông thì ta rút phắt cái dụng cụ ấy ra và quật lại một cú ngay cùng vị trí mông nhưng lại nằm ở phía trước của hắn.

Bài liên quan: Bí kíp phòng chống bị hiếp dâm dành cho chị em phụ nữ

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Xin visa Ấn độ ở Kathmandu, Nepal

Bài liên quan: Xin visa Ấn độ ở Bangkok, Thái Lan

Kể từ ngày 19/11/2012, muốn xin visa Ấn độ ở Kathmandu thì phải nộp đơn on line trước ít nhất một ngày. Xem thông báo dưới đây nghen bà con!


Vậy là kể từ ngày 19/11/2012, xin visa Ấn độ ở Kathmandu cũng là online application như xin visa Ấn độ ở Bangkok, Thái Lan vậy. Tuy nhiên thủ tục có hơi khác một tí.

Các bước xin visa Ấn độ ở Kathmandu là như sau:

Bước 1:  Vào trang web này để nộp đơn

http://indianvisaonline.gov.in/visa/

Sau khi vào đường dẫn, một trang web hiện ra.

Xuống cuối trang web, sẽ thấy 4 thanh màu xanh biển. Nhấp chuột vào thanhh "Online Visa Application Registration"

Một trang web như trang này http://indianvisaonline.gov.in/visa/indianVisaReg.jsp sẽ hiện ra.

Điền thông tin cá nhân vào.

Trong lúc điền thông tin, có hai chỗ mọi người cần lưu ý (do có quá nhiều du khách điền sai nên toàn là bị trả hồ sơ, phải về làm lại.) Hai điểm đó là:

a. Phần Present Address: chỗ này PHẢI ghi địa chỉ của mình hay khách sạn mình ở tại Nepal, không phải là địa chỉ nhà của quốc gia mình.

(Ai cũng điền sai phần này cả; do toàn là ghi địa chỉ nhà của quốc gia mình nên đành ấm ức nhận hồ sơ mà làm lại; chỉ có mình tôi điền đúng thôi hehehehe; có người mách nước với tôi trước.)

b. Trong phần liệt kê ra những quốc gia đã đến trong 10 năm trở lại, BẮT BUỘC phải liệt kê ra tất cả những quốc gia có mộc/visa trong hộ chiếu. Nhân viên ở văn phòng này họ lật hộ chiếu từ đầu đến cuối để so sánh xem mình có ghi thiếu tên quốc gia nào không đó. Nếu thiếu, trả hồ sơ về làm lại.

Lưu ý: Nghe nói hộ chiếu nào có visa của Pakistan rồi thì sẽ gặp trở ngại khi xin visa Ấn độ đó nghen!

Trước khi điền thông tin, nếu đọc kỹ các bước hướng dẫn thì điền sẽ ít sai sót hơn (trang hướng dẫn cách điền thông tin http://www.indianembassy.org.np/visa.htm)

Sau khi điền thì bắt buộc ghi lại con số Temporary Application ID ở đầu trang để có gì truy lục lại hồ sơ.

Điền sai nhiều lần thì có thể apply lại hồ sơ mới.

Sau khi apply online thì trong vòng 7 ngày bắt buộc phải cầm hồ sơ đến nộp tại văn phòng. Nếu không, phải làm lại hồ sơ mới.

Bước 2:

Sau khi điền thông tin thì in đơn này ra.

Dán hình 2x2 (không phải hình 3x4) mà là hình 2x2 (không phải hình chữ nhật, mà là hình vuông.) Nếu không có sẳn hình 2x2 thì đến các dịch vụ photo cạnh văn phòng cấp visa này để chụp và rửa. Giá tiền là NRS 250 cho 2 tấm lớn và 3 tấm nhỏ. Các quầy dịch vụ cũng có nhận làm đơn thuê nếu các bạn không biết cách điền hồ sơ.

Photo trang đầu hộ chiếu, photo visa Nepal hiện tại và photo visa Ấn độ trước đó (nếu có)

Bước 3:

Cầm hồ sơ đến văn phòng sau nộp.


Văn phòng này nằm gần Đại  Sứ Quán Anh Quốc. Nếu có bản đồ thành phố Kathmandu trong tay thì bạn có thể tìm ra hai nơi này dễ dàng. Cả hai nơi đều rất gần khu Thamel.

Giờ tiếp khách là : 9.30 sáng-12h trưa (12 trưa khóa cổng không nhận thêm người mới mà chỉ để giải quyết những trường hợp của buổi sáng)

Sau khi vào văn phòng thì đến máy lấy số thứ tự. Có số rồi thì chờ đến lượt mình, cầm hồ sơ vào quầy.

Nhân viên xem xét hồ sơ. Nếu ok thì chuyển qua quầy bên cạnh đóng tiền và nhận giấy hẹn.

Số tiền cần đóng là NRS 4,150 (đóng bằng NRS không phải đô Mỹ). Lưu ý: số tiền phải đóng là giống nhau cho dù bạn xin 1 tháng, 2 tháng hay 3 tháng.........

Giấy hẹn thường là 4 ngày làm việc sau đó.

Hộ chiếu và giấy hẹn được hoàn trả cho bạn. Ở đây khác với văn phòng ở Bangkok là họ không giữ hộ chiếu mà trả lại cho bạn.

Bước 3:

Đến ngày ghi trên giấy hẹn (có thể đến trễ vài ngày cũng không sao), bạn cầm hộ chiếu và giấy hẹn quay lại văn phòng, lấy số thứ tự để chờ vào quầy.

Tại đây, có thể họ sẽ phỏng vấn vài câu và thông báo là du khách chỉ được visa 3 tháng (dù thằng du khách nào cũng ghi trong hồ sơ là 6 tháng cả.)

Mẹo vặt: nếu muốn ở lâu hơn 3 tháng thì bạn

- Hoặc là chìa ra vé máy bay, bay từ nơi nào đó ở Ấn độ
- Hoặc là nói với họ: Làm ơn cho tôi thêm 1 tháng nữa; tôi cần ở Ấn độ 4 tháng (chiêu này do anh chàng Yuji người Nhật mách cho tôi và tôi đã áp dụng thành công; trong khi những du khách khác chỉ có visa 3 tháng thì tôi được đến 4 tháng cơ. Hehehehhe. Cảm ơn Yuji nhé!!!!!!)

Sau khi xem xét hồ sơ lần nữa thì họ sẽ giữ hộ chiếu và trả giấy hẹn với lời nhắn: Hôm sau 5h chiều lên đây nhận hộ chiếu.

Bước 4: 

5h chiều có mặt trước văn phòng chờ họ mở cửa; lần này không cần lấy số thứ tự ; mọi người xếp hàng trước quầy; chìa giấy hẹn rồi lấy hộ chiếu thôi bà con!

Tóm lại, các bước xin visa Ấn độ ở Kathmandu là thế, có ai "théc méc" gì không?

Tôi đến in ấn, photo và chụp hình 2/2 ở đây. Có điện thì in NRS10/tờ, photo NRS 5/tờ; cúp điện, in NRS 20/tờ, photo NRS 10/tờ. Các anh chàng ở đây dễ thương lắm! Dù tôi tự điền thông tin nhưng trước khi in (lúc đó vắng khách), họ kiểm tra cẩn thận xem tôi có điền sai không rồi mới in. Thường các nơi này buổi sáng hay đông khách, chỉ có buổi chiều là vắng khách thôi.
Bên trong văn phòng cấp visa Ấn độ này, không ai được chụp hình, do đó tôi không có tấm hình chìa ra cho bà con xem đâu nhé!!!!!!! Nhưng bên trong có bình nước uống, có ghế ngồi chờ, có nhà vệ sinh. Tóm lại, nếu phải chờ cả ngày thì cũng chả sao!

Gần nơi này có 1 quán cà phê có thể ăn nhẹ và uống cà phê nhưng nghe mấy du khách khác bảo rằng cà phê ở đây dở í ẹ!





Lưu ý khi đến Nepal



1. Dân Nepal không giống ai cả, họ làm việc từ chủ nhật cho đến thứ 6; thứ 7 là ngày nghỉ trong tuần. Tuy nhiên, có một số văn phòng của chính phủ làm việc cả ngày thứ 7 luôn, dù thời gian làm việc vào ngày này là ít hơn. Ví dụ như Immigration Office.

2. Đừng tưởng chỉ có người nghèo mới xin tiền ta. Lầm to!!!! Trẻ con Nepal khắp nơi có truyền thống “xin tiền “ mọi lúc mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ sáng sớm đến chiều tối. Nếu không xin tiền thì chúng xin kẹo, xin tập vở hoặc nghía thấy bạn có gì là xin nấy.

Nhưng bọn trẻ con Nepal vẫn sĩ diện hơn bọn trẻ con Ấn độ đấy các bạn!!!!! Bọn chúng vẫn ngại ngùng, e thẹn khi xin tiền các bạn. Và làm ơn đừng có móc tiền ra cho để biến chúng thành ăn xin chuyên nghiệp như bọn trẻ ở Bồ Đề Đạo Tràng đi à!

3. Do Nepal đẹp, Nepal xinh, được nhiều du khách yêu quý nên bây giờ rất nhiều người Nepal xem khách du lịch/khách nước ngoài là những ATM di động.

Một hướng dẫn viên du lịch kể cho tôi nghe thế này! Anh ta là người Nepal, không phải là người nước ngoài đâu nhé!!!! Có một số tour anh ta dẫn khách leo núi. Đến nơi, khát nước, lại vòi hứng, dân địa phương đòi NRS 100/chai 1 lít. Sướng chưa???????? Họ nghĩ anh ta đi với bọn nước ngoài thì chắc cũng toàn xài đô. Người Nepal mà còn bị thế huống chi là du khách các bạn nhỉ?

4. Một số (nếu tôi không muốn nói là nhiều) gã trai Nepal sống bằng nghề tìm gái nước ngoài để gạ tình; không phải là gạ tình không đâu. Hoặc là họ tìm cách kết bồ với các cô gái này, rồi kết hôn để được ra nước ngoài sống (giống y một số cô gái Việt Nam); hoặc là họ tìm cách làm “trai bao” trong suốt thời gian bạn ở tại Nepal.

Có lần một gã trai tìm cách tiếp cận tôi và không cần màu mè đặt luôn câu hỏi về sex. Hắn nói nghe bạn hắn kể là gái Việt Nam (các bạn ở Việt Nam kiểm chứng giùm cái!) sẳn sàng bao trai nuôi ăn ở, mỗi ngày còn trả “lương” cho trai $15 nữa. Tôi nghe xong, hỏi tới hỏi lui: có nhầm không vậy? Hắn bảo không; bạn hắn ở Úc mới đi du lịch Việt Nam về kể thế. (Bà con cập nhật giùm tôi cái thông tin này nghen!)

“Khả năng” chăn gối của trai Nepal thế nào thì tôi chưa nghe ai nói cả nhưng có một sự thật là: Rất nhiều phụ nữ Châu Âu và Nhật Bản, bây giờ thì chắc thêm cả Trung Quốc sang mấy nước như Ấn độ và Châu Phi để tìm trai bản địa bởi vì khả năng giường chiếu của những thằng này là vô địch so với ông xã ở nhà. Phụ nữ các nước này rủng rỉnh tiền bạc nên tìm cách “hưởng thụ” riêng sau lưng chồng. Trước đây tôi có đọc cả một quyển sách mô tả lại hiện trạng tìm cách hưởng thụ riêng của các quý bà Nhật Bản ở các quốc gia này đó các bạn!!!!!!!

Tận mắt tôi chứng kiến tại nhà trọ tôi ở Kathmandu có một cặp như thế. Một quý bà Nhật Bản khoảng 50 tuổi (dù cố ý trang điểm mặc quần áo và giữ dáng thon gọn cho trẻ trung nhưng vẫn không xóa được dấu vết của tuổi xế chiều) thuê phòng cùng một trai Nepal khoảng 20 tuổi. Bà ấy còn tự hào khoe với tôi là bà ấy thuê phòng ở chung với bạn trai Nepal nữa cơ!

Lúc tôi ở Dharamsala, Ấn độ, một số trai Tây Tạng (lưu vong) cũng hỏi tôi có nhu cầu không, họ sẳn sàng đáp ứng bởi “khả năng” của họ nổi tiếng trên thế giới lắm. Đó là lý do nhiều phụ nữ Châu Âu tìm đến để cặp bồ với họ đó.

Do đó, nếu bạn là phụ nữ, một mình dung dăng ở Nepal hay Ấn độ hay Châu Phi mà có trai tráng bản địa đến “hỏi han” thì cũng chớ có ngạc nhiên nhé!!!!!!!!!

5. Khi giao dịch với các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân thì cần thận trọng các bạn nhé!!!!! Kinh nghiệm của tôi là:

Có một lần tôi đến một ngân hàng tư ở Lumbini (tên ngân hàng thì tôi không nhớ đâu); do trước đây tôi có cho một người bạn ở Mỹ mượn tiền, anh ta trả cho tôi qua Western Union. Tôi đến ngân hàng này để rút. Nhưng cẩn thận nên hỏi tỷ giá trước khi rút. Họ bảo họ phải đóng phí gì đó cho Western Union nên tỷ giá là 82; tôi sửng sốt. Họ bảo: nếu không thì 84 (lạ chưa!!)

Tôi qua ngân hàng NIC thì tỷ giá là 86.5. Hóa ra cái bọn bên kia định ăn chặn tiền tôi đấy à!

Một kinh nghiệm khác ở Pokhara. Tôi cũng vào một ngân hàng nào đó không nhớ tên để đổi tiền. Họ chả cần xem hộ chiếu gì cả. Họ điện thoại đi đâu đó hỏi tỷ giá rồi đổi cho tôi. Không cần giấy tờ, không cần xem hộ chiếu; ngân hàng gì mà đổi tiền y như đổi ngoài chợ đen. Tôi ra các quầy chợ đen bên ngoài so, tỷ giá y chang. Hóa ra ngân hàng đổi tiền kiểu chợ đen à? Thường tỷ giá ở ngân hàng cao hơn tỷ giá chợ đen mà.

Bị hai lần như thế, tôi rút kinh nghiệm, cẩn thận khi giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng mà tôi tin cậy là NCC.


6. Do Nepal không có nhiều nhà máy sản xuất nên sản phẩm tiêu dùng đa phần là nhập từ Ấn độ. Tỷ giá tiền Ấn so với tiền Nepal là 1 rupee Ấn = 1.6 rupee Nepal. Khi đi mua hàng, người bán hay quy cái cụp thành 1 rupee Ấn = 2 rupee Nepal. Do quy như thế rất có lời nên rất nhiều người bán hàng làm như thế. Để tránh tình trạng trên, bạn có thể đề nghị trả bằng tiền rupee Ấn (nếu có.) Những tờ rupee Ấn có giá trị từ 100 rupee trở xuống được sử dụng vô cùng rộng rãi ở Nepal.

Lợi dụng việc nhiều sản phẩm tiêu dùng nhập từ Ấn độ nên có người bán, dù bán sản phẩm sản xuất tại Nepal, trên bao bì ghi giá tiền hẳn hoi, nhưng vẫn tính giá gấp đôi cho du khách. Du khách nào nhìn thấy giá tiền trên bao bì, thắc mắc thì họ bảo đó là tiền Ấn, quy ra tiền Nepal thì phải giá gấp đôi chứ. Trong những trường hợp như thế, tôi săm soi tìm nơi sản xuất. À sản xuất tại Kathmandu. Tôi hỏi họ: Kathmandu là thuộc Ấn độ hay Nepal?????????? Họ quê quá nên trả lời qua quýt hoặc không thèm bán luôn. Kệ tôi biết rồi nên qua tiệm kế bên lấy món y chang và trả tiền luôn, khỏi hỏi.

7. Nepal là một quốc gia nhỏ xíu xìu xiu nhưng sự đa dạng về văn hóa của nó là rất lớn. Theo tôi Nepal nhỏ hơn cả Việt Nam về diện tích nữa cơ và dân số theo sách hướng dẫn là 30 triệu nhưng có thằng Nepal bảo bây giờ lên 50 triệu rồi (trong khi Việt Nam là 100 triệu phải không bà con.) Việt Nam có 54 dân tộc phải không? Nepal có hơn 90 dân tộc. Do đó sự đa dạng về văn hóa và tập tục là lớn vô cùng. Nepal trương cái câu này đầy vẻ tự hào khi giới thiệu với du khách quốc tế về quốc gia mình là: Nepal là một quốc gia “unity in diversity.”

Do đó văn hóa, tập tục khác biệt đến mức này nè!!!!! Dù cùng một tộc ví dụ tộc Magar hay Tamang gì đó đi nhưng cư trú ở vùng khác là khác tập tục rồi. Khác đến mức ngay cả người cùng tộc còn chả hiểu luôn, huống chi ta. Đó là chưa kể đến vấn đề kết hôn khác caste và kết hôn khác tộc đó nghen bà con!!!!!! Nói sơ sơ cho bà con “đâu cái điền” chơi nè! Nepal có hơn 90 tộc; mỗi tộc có caste riêng. Nếu cùng tộc cùng caste mà kết hôn thì ôi, cuộc đời đơn giản quá!!!!! Nhưng nếu khác tộc/caste kết hôn thì lòi ra một cái tộc/caste mới. Dân Nepal quan trọng caste lắm nên nếu kết hôn với người khác caste/tộc là bị gọi bằng cái tên mới liền hà/nếu không thì tên tuổi của con cháu thể hiện sự pha trộn dòng máu này trên đó. Do đó sự kết hôn chéo như vậy làm lòi ra thêm một số tộc và một số caste. Ôi điên cái đầu quá, tôi không biết mình đang nói cái gì luôn! hehehe

Kinh nghiệm của tôi: phong tục ở Nepal khác biệt mỗi 5 cây số. Nghĩa là cứ cách nhau mỗi 5 cây số là người dân không hiểu tập tục của nhau rồi. Có lần tôi ngủ ké ở một đền Hindu. Tối hôm ấy, cả làng không ngủ mà thức để làm lễ gì đó. Họ bảo với tôi đó là lễ nhớ ơn ông bà tổ tiên. Sáng hôm sau, tôi đạp xe khỏi đó khoảng 5 cây số và dừng lại ăn sáng. Người dân xúm lại hỏi chuyện. Tôi kể tối qua tôi dự cái lễ nọ ở cái làng này cách 5 cây số. Dân nơi đây ngẩng người ra và họ bảo ở đây họ không có phong tục ấy. Tôi nghe xong kinh ngạc quá đỗi, chỉ cách có 5 cây số thôi mà!!!!!!

Có thể do sự đa dạng ghê gớm này mà Nepal cực kỳ thu hút du khách không vậy ta??????


8. Chính sách dual price (chính sách hai giá- giá dành cho du khách và giá dành cho dân bản địa) cực kỳ nổi tiếng ở Nepal đặc biệt là ở các trekking routes. Nghe nói cái dual price này được chính quyền địa phương ở các khu này khuyến khích lắm à! Tôi không có đi trekking nên không có kinh nghiệm về việc này. Bạn nào biết thì cập nhật cho bà con học hỏi với nghen!!!!!!!!
 
Tóm lại, các lưu ý về Nepal là thế, khi nào nhớ hay biết thêm cái gì thì tôi sẽ cập nhật!

Lưu ý khi đến Kathmandu

Lưu ý khi đến Nepal


1. Đổi tiền:

Thường tiền đổi ở các ngân hàng có tỷ giá cao hơn ở những nơi đổi tiền nhưng ngân hàng làm việc giờ giấc cố định; khi đổi phải điền vào giấy tờ (có ngân hàng điền giúp luôn) và phải có hộ chiếu mới đổi được. Nếu muốn tránh phiền phức thủ tục giấy tờ thì đổi ở các quầy bên ngoài; những nơi này chỉ cần đưa tiền là được rồi. Do không phải ghi giấy tờ phức tạp nên có thể cò kè để nâng tỷ giá cao hơn tỷ giá được ghi ở trên bảng.


Theo kinh nghiệm của tôi thì khu Thamel đổi tiền có tỷ giá thấp hơn khu Boudha.

2. Chỗ ở:

Do nguồn nước khu Thamel nổi tiếng là bị nhiễm phèn nặng nên nếu nơi bạn ở không có hệ thống lọc thì nước ra từ vòi có màu nâu lờ lợ.  Đó là lý do không nên mặc quần áo có màu trắng khi chọn ở khu này. Nếu không  thì có thể ở các khu khác như Patan, Boudha.

Nếu ở sĩ (từ 3 đêm trở lên) thì giá phòng rẻ hơn ở 1 đêm, nên các bạn có thể trả giá. Nhiều nơi, dù phòng cùng mức giá nhưng có phòng đẹp hơn hoặc ấm hơn phòng khác; do đó cần xem vài phòng trước khi quyết định chọn phòng nào.

3. Chỗ ăn uống:

Các nhà hàng xung quanh khu Thamel bán theo giá du khách nên nếu có thời gian và ở hơi lâu lâu thì chịu khó đi bộ sang những khu khác; đảm bảo thức ăn ngon mà giá rẻ.

Tuy nhiên nếu chịu khó lội vào các con hẻm ngang dọc ở khu Thamel thì vẫn có thức ăn ngon mà rẻ. Chẳng hạn ăn cơm kiểu Nepal là dhal bhat tarkari có cả dalhee (ya ua) có giá là NRS 130.

Thường cơm ăn kiểu Nepal có thể yêu cầu cơm hoặc thức ăn thêm miễn phí. Nghĩa là ăn đến khi nào no thì thôi. Giá tiền bao thầu tất cả phần thêm rồi.

Nước uống thì không cần mỗi lần uống là mỗi lần mang NRS 20-25 để mua đâu. Khắp nơi có hệ thống refill, giá là NRS 5-12/lít. Đỡ tốn tiền mà đỡ được rác thải nhựa cho Nepal nói chung và Kathmandu nói riêng.

3. Mua sắm:

Khu Thamel nói thách; do đó muốn mua gì ở khu Thamel các bạn cần cật lực trả giá.

Hệ thống siêu thị Bhat Bhateni ở Kathmandu là cực lớn nên nếu đến đây mua sắm thì đỡ phải trả giá, tha hồ nhìn ngắm ăn uống. Giá ở hệ thống siêu thị này rẻ hơn ở các siêu thị khác.

Ngoài ra, khu Asan Bazaar (nghĩa là chợ Asan- gần cổng chính của Kathmandu Durbar Square) là khu mua sắm cực tấp nập và nhộn nhịp dành cho người dân Nepal với đủ loại hàng hóa., kể cả phụ tùng xe đạp.

4. Bảo dưỡng xe đạp: cần thời gian 3 ngày để lau chùi, châm dầu nhớt, tiền công là NRS 1,000; nếu có thay bộ phận nào của xe thì tính tiền riêng. Nơi này nằm gần Thamel, thuộc khu Jyatha, rất gần Beijing Hotel. Tên người chủ tiệm là Gitendya. Số điện thoại liên lạc, xem ảnh dưới đây:


5. Tham quan:

Giá vé tham quan cho người nước ngoài khá đắt so với người địa phương, người thuộc khối SAAR (gồm các nước như Nepal, Bhutan, Ấn độ, Bangladesh, Sri Lanka,….) và nhiều nơi du khách có quốc tịch Trung Quốc được giá rẻ tương tự như người của khối SAAR. Do đó, nếu trốn vé không lọt thì nhờ mấy du khách Trung Quốc mua vé giùm nghen bà con!!! Nếu không thì đến tham quan sau 6h chiều, lúc ấy là giờ xả vàng bởi vì các phòng vé đóng cửa cả.

Nội thành Kathmandu vô cùng bụi bặm nên nếu muốn có không khí trong lành thì cần ra ngoại thành. Trên bản đồ thành phố (bản đồ này xin miễn phí ở các văn phòng du lịch) thì có một vòng tròn đỏ phân Kathmandu thành hai khu. Bên trong vòng tròn là nội thành, bên ngoài là ngoại thành. Các khu ngoại thành cảnh đẹp nên thơ, không khí trong lành, và nơi nào cũng có hệ thống nhà trọ nhà hàng khách sạn cả nên không lo bị đói hay không có chỗ ngủ khi ra đây.

6. Di chuyển:

New bus park có hai khu: khu ngoài đường dành cho loại xe nhỏ khoảng 7 chỗ đậu, đi qua khỏi bãi đậu xe nhỏ thì sẽ vào bến (nằm ngay chỗ cầu vượt); tại bến có xe đi Lumbini, thậm chí trước cửa bến cũng có.

Nếu không đến New Bus Park thì đón xe buýt đến Kalanki, ngay đây là một bến đỗ rất lớn và có bán vé xe đi Lumbini.

City Bus Park có nhiều xe buýt về các thị trấn ở ngoại thành và gần City Bus Park là văn phòng hướng dẫn du lịch cực lớn, có thể hỏi thông tin và xin bản đồ miễn phí tại đây.

Do tôi có xe đạp nên không có kinh nghiệm gì với taxi hay xe buýt cả, bạn nào biết thì cập nhật thông tin giùm!


7. Các lưu ý khác:

Điện ở Nepal lúc có lúc không y như ở Ấn độ nên đi đâu cũng nhớ thủ theo đèn pin hoặc bất cứ cái gì có thể chiếu sáng khi ra ngoài vào chiều tối để thấy đường và để xe cộ thấy mà tránh mình.
Tình trạng giao thông ở Nepal là búa xua như ở Việt Nam nên các bạn đến từ Việt Nam sẽ thấy thân quen như ở nhà khi đến đây. Nếu không đến từ Việt Nam thì cần vô cùng cẩn thận khi ra đường.

Cảnh sát Nepal rất thân thiện và dễ thương với người nước ngoài; qua đường không được thì nhờ họ dắt qua cho an toàn.

Người dân Nepal rất là thân thiện và dễ thương khi chỉ đường; họ thậm chí dắt bạn đến tận nơi cần đến luôn

Thủ đô Kathmandu bụi mù trời nên nhớ thủ theo khẩu trang mọi lúc mọi nơi.

Cao độ của Kathmandu là khoảng 1.500 mét so với mực nước biển nên nếu đến vào mùa hè thì cần nón nải kính râm (mùa đông cũng cần vì ban ngày trời nắng ấm chang chang); nếu đến vào mùa đông thì cần áo thật ấm và túi ngủ vì mọi số khách sạn chỉ cung cấp có một cái mền nên không đủ ấm.

Ở Kathamdu nói riêng và toàn Nepal nói riêng hay có những vị sadhu “gạ gẫm” rải hoa rắc nước lên đầu hay “Hello, photo.” Nếu bạn đồng ý cho họ rải hoa hoặc bạn chụp hình họ thì phải “ma rốc” đấy, không có miễn phí đâu.

Tóm lại là thế, nếu nhớ hay biết gì thêm thì sẽ cập nhật!

Bonus cho bà con hai tấm bản đồ của Kathmandu nè! Một tấm là bản đồ nội thành; một tấm là bản đồ ngoại thành Kathmandu.

ngoại thành

cái bản đồ nội thành này không được chi tiết lắm; còn một tấm khác chi tiết hơn nhiều nhưng to quá nên tôi loay hoay mãi chả biết chụp góc độ nào để lấy hết bản đồ vào hình nên đành chụp tấm này; kệ xem tạm nghen bà con! Khi nào đến Kathmandu thì xin bản đồ kia!

Dưới đây là ảnh chụp bãi gửi xe và phiếu gửi xe của tòa nhà CityCenter tại Kathmandu.


Xe đạp gửi không có tốn tiền.
Các bài liên quan:

Tôi đi Kathmandu

Vài hình ảnh về thủ đô Kathmandu, Nepal

Hanumandhoka Durbar Square (Kathmandu Durbar Square) Quảng trường Kathmandu

My favorite restaurants in Kathmandu (Những nhà hàng yêu thích của tôi tại Kathmandu)

Mountain Peace Guesthouse ở Kathmandu

Swayambhu Temple (Đền khỉ) ở Kathmandu

Việc khó làm nhất ???????



Đố các bạn trên đời này, việc gì là khó làm nhất??????????????

Theo tôi, bình tâm của mình là việc khó nhất. Đặc biệt là đối với những người nóng tính như tôi. Ai nóng tính thì chắc chắc sẽ bị những bệnh liên quan đến gan. Do đó, tôi sẽ chết vì bệnh gan là cái chắc.

Nhưng bây giờ vẫn chưa muốn chết nên chỉ còn cách phải đối đầu với cái việc khó nhất ấy mà thôi.

Trời, nhưng mà làm sao để “Chung đụng trong dân gian; Tâm không hề lay chuyển” đây bà con? Làm sao để “Tâm con bình như đất. Dù ai quăng những thứ dơ bẩn nào xuống đất; dù cho mặt đất luôn bị dẫm đạp; nhưng mặt đất vẫn bình yên” đây bà con? Làm sao để “Tâm con bình như nước. Ai ném gì xuống nước thì mặt nước vẫn phẳng lặng” đây bà con?

Tâm ta như con thú hoang, bất khả điều phục; nó như con chó hoang sẳn sàng cắn người; nó như con vượn hoang nhảy nhót lung tung; nó như con hổ đói, ai đụng vào là gầm gè ăn thịt; nó như con voi hoang bị thương, sẳn sàng chạy lung tung, dẫm đạp lên mọi thứ bất chấp hậu quả.

Làm sao để bình tâm đây bà con??????????????

Có một bạn độc giả sau khi đọc xong bài viết NGƯƠI CÓ THỂ GIẾT CHẾT TA, NHƯNG…. thì bình luận là: Sân si em còn nhiều quá, nghiệp còn rất nặng. Ai mà làm cho em khổ, em sẽ ghét hắn đến chết.

Điều khó làm nhất đối với mỗi người là BÌNH TÂM của mình. Còn kẻ thù nguy hiểm nhất của tâm chính là sự sân hận. Chả phải “Chỉ một phút sân hận có thể đốt cháy cả rừng công đức” hay sao???????

Vậy làm thế nào để bình tâm????????? Cái này tôi tự hỏi tôi nhiều lần và tìm ra vài cách để bình tâm. Tuy nhiên để áp dụng thì cần sự nhẫn nại và khổ luyện ghê gớm lắm đó nghen bà con!!!!!!!! Tôi chưa có luyện công xong nhưng chia sẻ cho bà con cùng luyện cho nó vui!!!!!!!! Bà con nào thành công trước tôi thì nhớ chia sẻ kinh nghiệm nhé!!!!

Để bình tâm hay để dập tắt sự sân hận thì có một số bí kíp như sau:

1. Có thể dùng lòng từ bi của Đức Phật đối với kẻ làm cho nổi giận phát điên như trong bài NGƯƠI CÓ THỂ GIẾT CHẾTTA, NHƯNG….

2. Có thể dùng công đức của mình sau khi chia sẻ cho bà con mười phương tám hướng; nghĩa là cứ làm xong việc tốt thì thay vì cất giữ cái công đức có được từ việc làm tốt ấy, ta đem phân phát cho khắp các phương như những người hành Pháp theo Đại Thừa hay làm đó. Rồi khi có kẻ làm ta nổi giận, ta nghĩ: Đây là một trong những người hưởng công đức của mình nên ta sẽ hết giận như trong bài viết Những bí mật……………kinh khủng này.

3. Nhiều khi người khác làm cho mình nổi cơn sân hận là do họ có quan điểm khác với mình; họ suy nghĩ khác với mình. Mình giận họ là vì mình suy nghĩ: Không hiểu sao cái thằng này/con mẹ này lại suy nghĩ / làm như thế??????? Càng nghĩ thì mình càng giận, càng giận thì tâm mình càng nhúc nhích khó yên.

Trong lúc ấy thì chúng ta cần nghĩ rằng: mọi suy nghĩ và hành động của từng người đều do NGHIỆP của họ dẫn đường (hóa ra chúng ta luôn có hướng dẫn viên du lịch……….. miễn phí lúc nào cũng đi kè kè bên người bất kể ta là ai, bất kể ta sống hay chết!) Nếu suy nghĩ hay hành động của kẻ khác như thế là do nghiệp họ như thế thì mắc mớ gì đến ta mà ta giận.

Nếu ta không giận, không oán, không trách người khác do họ suy nghĩ và hành động khác ta, nghĩa là ta là người BIẾT TÔN TRỌNG CHÂN LÝ rồi đó các bạn!!!!

4. Cái này là lượm ý tưởng từ quyển sách “Practising the Dhamma with a view to Nibbana.” 2002. Radhika Abeysekera. Published by the Corporate Body of the Buddha Educational Foundation.

Lời khuyên từ quyển sách này là: khi mình nổi giận, khi mình hận kẻ làm cho mình nổi giận, hay khi mình tức tối kẻ nào đó thì mình hãy tự đặt mình vào khoảng thời gian 5 hay 10 năm sau, mình nhìn nhận lại sự việc ấy. EVERYTHING IS IMPERMANENT mà. Cái vết cào mới làm cho ta chảy máu và đau nhức. Nhưng 5-10 năm sau, ôi có gì đâu mà đau, chuyện nhỏ như con thỏ ấy mà! Thậm chí khi nhớ đến cơn giận của mình 5-10 trước, có khi mình còn ngạc nhiên nghĩ: Chuyện có chút xíu mà mình nổi điên đến mức ấy thì mình thật là…………………..…..kỳ cục!

Do đó ai nói gì hay làm gì cho mình nổi giận thì mình cứ tự đặt mình vào 5-10 năm sau và nhìn lại vấn đề, rồi mình sẽ thấy: Ồ có gì đâu mà giận!

5. Cứ theo phương pháp Thế à????? của thiền sư Nhật Bản: Đời cho ta cái gì thì ta nhận cái ấy; đời cho ta tốt thì ta nhận tốt; đời cho ta xấu thì ta nhận xấu.


Tóm lại tôi chỉ biết có bấy nhiêu thôi, ai biết gì thêm thì xin chỉ giáo nhé!!!!!!!!!!!


P.S Cám ơn bạn Weiyun cho cái bình luận ở trên nhé!!!!!! Nhờ cái bình luận ấy mà tôi mới viết bài này đó các bạn!

Sinh nhật cô em Sumika

Sumika, 14 tuổi học sinh của một trường tư thục do Ý tài trợ. Theo tôi, ở Ấn độ và Nepal, học sinh học trường tư thục giỏi hơn học sinh công lập. Có thể do họ đóng học phí mắc hơn. Có thể do tại trường tư thục, học sinh học với giáo trình tiếng Anh và giáo viên dùng tiếng Anh để giảng dạy. Đó là lý do khi tôi tiếp xúc với học sinh tư thục ở hai quốc gia này thì dễ dàng hơn bởi tiếng Anh của bọn chúng khá là tốt; trong khi học sinh công lập thì ngọng nga ngọng ngịu. Dù ở các trường công lập, giáo trình cũng bằng tiếng Anh nhưng giáo viên toàn dùng tiếng Nepal để giảng dạy. Bọn học sinh có thể đọc hiểu giáo trình hết đấy nhé, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, nhưng không biết nói, không biết phát âm.

Con bé Sumika mới 14 tuổi thôi mà nói tiếng Anh khá là tốt. Trong thời gian ở tại nhà nó, thời gian đầu, cứ rảnh là tôi lấy sách giáo khoa của nó ra đọc; sách của nó toàn là tiếng Anh; đặc biệt là các quyển sách nói về lịch sử phong tục ở Nepal. Tiếng Anh đơn giản, đọc dễ hiểu vô cùng tận.

Hôm 26/10/2012 là sinh nhật của Sumika; trước đó, Sunita có bảo với tôi rồi nhưng tôi không tin. Kinh nghiệm của tôi là: dân Nepal không có nói một lời, toàn là nói hai ba lời không hà nên ở chung với họ riết thành ra tôi chả tin luôn, trừ phi họ phải xác nhận đi xác nhận lại nhiều lần thì mới tin. Lý do tôi không tin là khi tôi mới đến ở với họ. Nhà họ lúc ấy có 3 người: aamar, Sunita và Sumika. Thu nhập bằng cách cho dân Kathmandu đến thuê các phòng trống ở dài hạn; lúc ấy có hai gia đình đang ở tại đó. Ngoài ra họ còn trồng trọt này nọ kiếm thêm chút ít. Sunita còn đan móc hàng xuất sang Nhật trong thời gian rảnh rỗi nữa. Tóm lại, Sunita luôn bảo mình là lao động chính trong nhà. Lúc tôi đến là lúc con bé chuẩn bị thi trước kỳ nghỉ lễ Dashain. Cả Sunita và Sumika đều ăn chay trường nên tôi ăn theo luôn, chả có gì là trở ngại cả.Gạo là của nhà trồng. Ăn rau củ thì không đắt đỏ gì cả; nhiều món là của hàng xóm biếu hoặc nhà tự trồng. Sữa thì mỗi ngày vắt sữa trâu uống. Nấu củi chứ không phải là bếp ga. Củi thì ra ngoài đi dạo một vòng là có vài bó ôm về nhà chụm rồi. Tóm lại là sống ở nông thôn nên có chi tiêu gì nhiều đâu. Tôi bảo họ ăn gì tôi ăn nấy, không phải thịt thà chi cho mắc công nấu hai ba lần bởi hai con bé kia đều là dân ăn chay trường.

Sunita luôn miệng than hết tiền với tôi. Thấy con bé đang bận học thi mà phải tranh thủ đan hàng để kiếm tiền nên mỗi khi ra cửa hàng mua rau củ về nấu tarkari là tôi tự bỏ tiền ra mua. Tôi còn lấy tiền cho aamar và Sunita nữa. Tôi bảo Sunita là cứ học bài thi trước đi; muốn kiếm tiền thì sau khi thi xong hãy nghĩ đến; bây giờ là lúc cần học thi. Nếu cần tiền thì tôi đưa tiền cho xài.

Vậy đó. Tội nghiệp con bé vừa học vừa lo kiếm sống!!!!!!

Luôn miệng than hết tiền là thế. Vậy mà đùng một cái, ngày trước ngày lễ hội Dashain là ngày 15/10, con bé bảo tôi và Sumika ra cửa hàng đồ gỗ ở Sankhu khiêng phụ nó cái giường hộp nó mới mua để ăn mừng Dashain. Cái giường gỗ xấu hoắc mà có giá NRS 5,000 (chắc tương đương VND 1 triệu 3-4). Con bé bảo mình cần ra ngân hàng rút tiền để trả. Nghe giận ghê chưa!!!!!!!!!! Mà phải nhà nó thiếu giường nằm tôi chả nói làm gì, có thiếu gì đâu; không có cả chỗ để giường mới thì có. Nó luôn miệng bảo là theo phong tục cứ đến Dashain là phải có cái gì đó mới trong nhà. Và nó hỏi tôi có NRS 5,000 không? Cho nó đi, để nó trả tiền cái giường và khỏi rút tiền ngân hàng. Sướng hông????Tôi giận rồi nên chả thèm trả lời gì cả! Tôi cũng chả thèm ra cửa hàng khiêng giường phụ nó luôn. Tôi bảo: người ta bán được thì cũng phải khiêng được đến đây. Người bán cần người mua chứ bộ người mua cần người bán à? Tại sao phải bỏ tiền ra mua rồi lại bỏ công khiêng về nhà, tự lắp ráp; mấy thằng bán chỉ có biết bán thôi còn chuyện sau đó thì không quan tâm à? Vậy thì mua làm cái quái gì cho tụi nó bán được hàng vậy?

Nó biết tôi giận nên gọi điện bảo Ambika đến khiêng phụ. Quả như tôi nói. Tụi nói trả tiền, rồi tự khiêng về, tự lắp ráp luôn. Thằng bán hứa hứa thôi chứ chả thấy ló mặt. Lúc ấy còn NRS 1,000 chưa trả, tôi bảo Sunita: nếu hôm nay thằng bán không đến lắp ráp thì cóc trả số tiền ấy cho nó luôn. Nhưng con bé bảo đây là Nepal, người ta sợ làm mích lòng nhau dữ lắm. Nên dù không hài lòng cũng ráng ém vào trong, chừng nào sình bụng thì tính.

Tôi giận nên tôi chả thèm nằm cái giường mới; aamar và Sumika ngủ giường mới; tôi và Sunita ngủ giường cũ.

Hôm sau có mấy người hàng xóm đến ngó ngó chỉ chỉ nói nói. Sunita bảo rằng họ ghen tị vì nhà Sunita có cái giường mới nên họ đến nhìn và "bình loạn," sau đó về nhà thì nói xấu sau lưng. Àh dân Nepal giống người Việt Nam ghê luôn.

Thấy ai giàu thì ghét, nghèo thì khinh, giỏi thì moi móc, dở thì chửi bới, thông minh thì nói xấu, ngu dốt thì chê bai.

Tôi nghĩ bụng: sống với người Nepal thì có khác gì sống với mấy thằng an nam mít, toàn là bằng mặt chứ chả bằng lòng. Thôi, Nepal đẹp, tôi yêu, tôi mến, tôi ở một thời gian rồi tôi đi chứ bảo tôi sống chết dí ở đó thì còn lâu à.

Sunita bảo: thấy con bé mới 21 tuổi mà có khả năng kiếm ra tiền bằng cách đan móc hàng xuất khẩu; mấy bà mẹ láng giềng có con gái bằng tuổi cứ nói bóng gió xa xôi mãi. Họ bảo: Con Sunita suốt ngồi không ở nhà mà có tiền (không dám ngồi không đâu, đan móc là lao động đó mấy má!) và họ ganh ghét đến nỗi chơi bùa chơi ngãi để con bé nhức mình nhức mẩy không làm việc được. Con bé bảo tôi như thế đấy. Nếu nó ngồi trong nhà làm thì không sao. Muốn lên sân thượng hay ra sân ngồi vừa làm vừa sưởi nắng cho ấm thì thế nào một hồi mấy ngón tay cũng bị tê cứng không tiếp tục được. Và trong những lúc như vậy thì Sunita tin rằng có một người nào đó ganh nên ém bùa mình.

Tôi thì tôi chả tin vụ bùa ngãi nhưng con bé bảo ở Nepal vụ ém bùa nhau do ganh ghét là chuyện thường ngày ở huyện.

Đó là lý do tôi giận Sunita.

Còn tôi giận Sumika là lý do sau: con bé nói tiếng Anh theo kiểu ra lệnh, hệt như đại đa số người Nepal nên tôi chả nói làm gì bởi tôi nghĩ chắc chắn đây là do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ mà Sumika mới có 14 tuổi chứ nhiêu. Ngoài ra, chắc phụ nữ Tamang luôn là lao động chính trong nhà nên các cô gái buộc phải có máu chỉ huy ngay từ trong trứng nước chăng? Nó toàn ra lệnh bảo tôi phải làm cái này, phải làm cái kia, không được làm cái nọ. Thấy nó còn nhỏ, nên dù thấy nhiều khi nó ngốc quá, tôi cũng chả chấp nhặt làm gì. Cái gì quá đáng, hay quá ngốc thì tôi mới nói thôi. Nhưng có hôm tôi và nó từ Jorpaty về, tôi bảo nó về trước đi, tôi muốn lên mạng kiểm tra email. Nó bảo nó chờ tôi về, nên nhắc ghế ngồi cạnh, chăm chú nhìn vào màn hình, cứ tôi đọc cái gì là nó đọc cái đó. Tôi hơi bực rồi đó nghen!!!!!!!!! Nhưng dân Nepal là thế (và dân Việt Nam cũng vậy), không có khái niệm riêng tư gì đâu. Thêm một phần nữa là mạng chậm rì; trước đó tôi có hỏi cô gái trực phòng máy là tôi muốn ngồi cái máy kia nhưng cô ấy bảo máy này ok lắm; vậy mà mở 1 trang ra mất 5-10 phút mới mở được, trong khi mấy thằng bên cạnh mở ào ào. Tóm lại tôi ngồi hơn 1/2 tiếng mà chả làm được gì cả, toàn ngồi đợi nên tôi bực quá hỏi còn cái máy khác không, cái máy quỷ này không có làm việc. Cô ấy bảo hết rồi. Tôi nói lúc đầu tôi chọn cái máy kia mà không cho tôi ngồi, người khác vào ngồi mở ra ào ào là sao? Mất thời gian của tôi  quá nên tôi cóc thèm trả tiền và bảo Sumika ra về.

Con bé đúng là dân Nepal chính hiệu con cào cào, không dám bước ra mà ở lại tìm cách giải quyết vì sợ.......................quê (do sĩ diện ấy mà). Tôi bực quá nên đi về một mình luôn. Con bé một lúc sau chạy theo bảo nó không có tiền trả (do lúc ở Jorpaty, nó mua giày dép hết sạch tiền rồi) nên trong tiệm có thằng dại gái trả giùm cho nó. Tôi nói: ủa tôi dùng chứ có phải là Sumika đâu và Sumika có phải là bảo mẫu của tôi đâu mà tìm cách giải quyết hộ vậy. Ngoài ra, khi trả tiền thì phải biết mình trả cho cái gì chứ: pay for nothing, vậy pay làm cái quái gì. Tôi giận thiệt đó nghen!!!!!!!!!!! Ai cũng mua bán kiểu xuề xòa như vậy thì còn lâu đất nước mới phát triển à, do không có cạnh tranh mà; khách hàng phải là thầy của bọn bán hàng chứ, phải biết đòi hỏi cái xứng đáng với tiền mình bỏ ra chứ; đồng tiền kiếm được một cách chính đáng thì phải được sử dụng một cách chính đáng chứ. Có vậy thôi mà tôi giận con bé luôn. Con bé cũng biết là tôi giận nó nữa! Tội nghiệp nó!

Tóm lại chuyện chỉ có tí xíu hà mà tôi giận dỗi hai chị em nó nên đến hôm sinh nhật con bé Sumika, tôi không thèm quan tâm luôn; chứ lúc đầu tôi dự định mua một cái bánh kem thật to làm quà tặng nó đấy!!!!! Tôi lâu rồi không ăn bánh kem nên cũng thèm vậy!

Vả lại, hôm sinh nhật nó, tôi không nghĩ là Sunita sẽ tổ chức bởi con bé lại liên tục cái điệp khúc: No money. Nhưng lúc ấy tôi đang giận mà nên chả quan tâm!

Từ hôm trước, Sunita đi chấm tika ở nhà Renuka và ngủ tại đó cùng gia đình người chị cả đến mãi chiều hôm sinh nhật mới về. Do đó tôi càng tin là Sunita không tổ chức sinh nhật. Đã thế sáng hôm ấy, con bé Sumika thấy tôi giận (thật ra tôi hết giận rồi nhưng bận công việc nên không có nói chuyện với nó) nên không dám nói chuyện sau khi ra lệnh tôi thay ga giường nhưng tôi chả thèm làm nên con bé thui thủi đi dạo quanh mấy nhà quanh xóm chấm tika một mình. Tội con bé!!!!!

Chỉ có tôi và aamar ở nhà. Aamar bảo tôi phụ nấu nướng. Hôm ấy aamar nấu vài món khác ngày thường, tôi nghĩ chắc hôm nay có cúng thần linh gì chăng bởi aamar có nói được tiếng Anh đâu mà hỏi. Tôi phụ aamar nấu tarkari với soya bean (tiếng Nepal gọi là tofu, không phải là đậu hũ, cái này giống  cá viên hay bò viên nhưng được làm bằng đậu nành dành cho người ăn chay), sau đó nấu cơm kiểu đặc biệt lắm, giống như cháo nhưng không phải cháo, cuối cùng là puli, giống giống chappati nhưng chappati nấu chảo không dầu còn nấu cái này thì đổ dầu  ngập chảo luôn. Nấu xong, aamar lấy một ít đi cúng thần rồi bảo tôi ăn, tôi ăn no bụng thì Sumika về trước, sau đó thì Sunita cùng gia đình chị cả cùng với người chị bà con là Renuka và một cô gái trong nhóm múa là Samila về đến nơi. Họ đem theo cái cặp loa phát nhạc chạy bằng pin mà anh Renuka mua ở Durbai đến để nhảy múa nữa. Đến lúc ấy thì tôi tin là Sunita quyết tâm tổ chức sinh nhật thật!!!!!!! Nhưng muộn rồi đâu có ra Sankhu mà mua bánh kem hay quà tặng được đâu!!!!!!!!

Bọn họ xúm lại ăn nhưng tôi không ăn (mới ăn còn no quá trời) nên tưởng tôi còn giận. Ta đâu có giận dai dữ vậy đâu! Ta giận là vì ta muốn dạy hai cái con bé này chứ bộ!

Nhìn cái cảnh Sumika cắt cái bánh kem này mà tôi thương con bé dễ sợ luôn!


Những người tham dự sinh nhật con bé đây này!



Aamar, người chị cả của Sunita cùng thằng nhóc con, Renuka và Samila


Người anh rể của Sunita và ba cô bé hàng xóm thuộc đẳng cấp Brahmin. Sunita hay bảo gia đình các cô bé này ghen tị với Sunita lắm vì Sunita có bạn là người nước ngoài. Cô bé nhóc 4 tuổi là con gái của người chị cả.
Chỉ có mấy cô bé hàng xóm tặng quà sinh nhật cho Sunika thôi. Quà là tập và bút bi!

Sinh nhật có chấm cả tika nữa đây này!!


Renuka và Samila
Ba cô bé Brahmin hàng xóm

Cùng nhau ăn nè!!!!!!!
Rồi cùng nhau nhảy múa!
Vui ghê chưa!!!!!!!!


Hôm ấy cũng là sinh nhật của một trong ba cô bé Brahmin này nên cô bé mời chúng tôi qua nhà nó ăn sinh nhật. Ăn hai đám trong một ngày!

Vậy thì chúng tôi qua! Trước khi gõ cửa nhà cô bé, chúng tôi tranh thủ chơi đánh đu đây. Từng người lên ngồi cho người khác đưa.

Dàn đu này chỉ được dựng lên  vào các dịp lễ hội mà thôi; hết lễ hội thì tháo ra; sinh nhật Sumika rơi vào trúng dịp Dashain 2012 nên chúng tôi mới có đu mà chơi. Trong ảnh là Renuka đang đưa đu cho tôi.

Ba trên một. Renuka, Sunita và Samila
Sau khi chơi đu đã đời thì chúng tôi vặn nhạc thật to vừa đi vừa múa đến trước cửa nhà con bé Brahmin hàng xóm. Về điểm thích làm phiền người khác đặc biệt là giữa đêm khuya thì dân Nepal y hệt dân Trung Quốc. Bọn họ chả cần quan tâm đến việc người khác đang ngủ, cứ thích thì làm om xòm trời đất vậy đó. Ai không ngủ được thì mặc kệ bọn chúng! Càng ở Nepal lâu thì tôi càng phát hiện ra cái gene nổi trội này của họ; thậm chí họ còn phát huy tận dụng nó hơn cả bọn Trung Quốc. Do đó, khi đi Nepal nếu muốn ngủ ngon thì cần có đồ bịt lỗ tai nghen bà con!

Vào dự sinh nhật con bé hàng xóm, tôi càng thấy thương cô em Sumika của mình hơn nữa!

Đầu tiên, các chị em của con bé bịt mắt nó lại và dẫn vào căn phòng mà họ trang hoàng cho sinh nhật của nó!



Sau đó là đập bể bong bóng cho kim tuyến rơi xuống.


Tiếp theo là cắt bánh. Cái bánh kem tương tự cái bánh của Sumika!


Rồi tặng quà!


Sau đó thì ăn bánh.............kem, uống nước ngọt, ăn chuối. Rồi chụp hình!



Người lớn tuổi nhất nhà!!!!!!!!!
Sau đó thì lên sân thượng nhảy múa!


múa Nepal đó nghen!
Sau khi nhảy múa cho tiêu bớt thức ăn đã ăn trước đó thì họ mời chúng tôi vào bếp để ăn tập 2. Tại đây tôi được ăn món cơm Pulau ngon tuyệt đỉnh!!!!!!!!! Từ Ấn dộ qua tới Nepal, vào nhà hàng thấy trên thực đơn ghi món Pulau, không biết đó là gì nên hỏi thì họ bảo đó là cơm. Tôi nghĩ: chỉ là cơm thôi mà sao mắc quá vậy! Mà họ cũng có nấu bằng gạo Nàng Hương chính hiệu................. con cào cào đâu mà mắc thế!!!! Bây giờ thì tôi hiểu ra tại sao nó mắc rồi. Khi nấu cơm họ trộn chung các thành phần khác như dừa khô, nho khô,......... do đó món cơm này cực ngon. Mấy đứa kia bảo rằng Pulau chỉ được nấu trong những buổi tiệc thôi, chứ bình thường không có nấu đâu bởi vì muốn nấu nó phải mua nhiều món. Hèn chi mà nó mắc hơn cơm thường nhiều!

Ăn no thì chúng tôi lại ra sân thượng nhảy múa cho đến khi..........................bị đuổi bởi vì họ bảo là khuya rồi, họ đi ngủ. Mới có 9h chứ nhiêu mà phe tôi toàn là bọn trẻ nên tụi nó còn hăng lắm. Khi ra về, bọn chúng lại chơi đu quây. Khi về nhà rồi thì bọn chúng leo lên sân thượng và lấy mấy viên pháo chuột ra đốt ầm ĩ. Tóm lại là theo phương châm: Ta chưa muốn ngủ thì không thằng nào/con nào được ngủ hết nghen bây! Tôi leo lên giường đắp mền ngủ, kệ chúng đốt pháo đi, ngủ cái đã!

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Leo đền Telkot thăm nữ thần Zalpa và một chuyện tình Nepal



Sáng ngày 16/10/2012, sau khi thức dậy, tôi được Sunita thông báo rằng hôm nay là ngày đầu tiên của lễ hội Dashain nên chúng tôi sẽ leo lên đền Telkot để đặt tika.

Hôm ấy chúng tôi gồm tôi, Sunita, Sumika, Ambika (bạn Sunita) và Mohen cùng đi.

Sau khi tắm rửa, tôi và Sunika thi nhau “ngựa” với mấy bộ kurtha. Tôi lấy cái kurtha màu vàng của Sunita ra mặc. Do trời lạnh nên phải mặc cái chô lô đỏ chói bên trong, còn lấy vòng tay của Sunita đeo vào nữa đấy! Sau khi tôi vận bộ kurtha vàng vào người, Sunita và mọi người nhìn ngỡ ngàng bởi vì tôi mặc vừa khít luôn. Sumika thì vận bộ kurtha hồng. Chỉ có hai chúng tôi là “ngựa,” những người khác thì vận quần tây.

Trên đường leo núi để lên đền, tôi và Sumika cứ dừng chân chụp ảnh mãi; ba người kia đi trước cả đoạn luôn.

Àh, mà cũng nhờ chuyến leo đền này mà tôi phát hiện ra một chuyện tình không có đoạn kết. Đó là cô bé Ambika, bạn Sunita, chết mê chết mệt vì anh chàng Mohen. Cô bé thuộc tộc Adrien; Mohen thuộc tộc Magar. Cả Magar và Tamang đều có nguồn gốc từ Mông Cổ đấy các bạn!!!!!!!!!!!!!! Còn Adrien thì có nguồn gốc từ Ấn độ. Adrien được xem như cao hơn Tamang và Magar.

(Đến đây mở ngoặc nói tí: ta nói mấy cái tộc và mấy cái đẳng cấp ở Nepal vui gì đâu ấy! Có lần ta phỏng vấn một shaman, thuộc tầng lớp Brahmin về cái vụ phân biệt đẳng cấp ghê gớm ở Nepal. Anh ta bảo: Ôi, chuyện phân biệt đẳng cấp có nguồn gốc từ nghề nghiệp mà ra. Ví dụ: mấy người Brahmin chuyên hành nghề lễ bái tế thần; mấy người Newari chuyên nghề kinh doanh; mấy người thuộc tộc có gốc từ Mông Cổ như Tamang, Magar….thì chuyên nghề cưỡi ngựa đi lính, mấy người thuộc tộc gì quên tên rồi thì chuyên nghề làm thợ rèn………… Nghề nào người ta coi trọng thì tự nhiên trở thành giai cấp cao; nghề nào không được trọng tự nhiên trở thành giai cấp thấp. Do đó khi người ta giới thiệu giai cấp là xem như ngầm giới thiệu nghề luôn. Nhưng bây giờ mấy cái này xưa rồi, người ta đâu có tuân theo mấy cái đó nữa. Đâu phải người Tamang nào cũng đi lính cả, cũng có người kinh doanh vậy,………. Thiệt là “đâu cái điền” với mấy cái caste ở đất nước này quá!)

Quay lại câu chuyện tình kể trên. Ambika, sau này có kể cho tôi nghe rằng, cô nàng bắt đầu biết Mohen là năm cô nàng 15 tuổi (bây giờ mới 17 thôi). Khi ấy, đã mê rồi nên có lần nói với bà mẹ Adrien của mình rằng: Nếu con yêu một chàng Mông Cổ thì sao mẹ????

Bà mẹ nói: Thì……………………….. cút khỏi nhà, chớ có vác mặt về; tao mà thấy là đánh què giò.

Nghe mà hú hồn luôn nhưng sự thật là thế! Những người thuộc Brahmin và Adrien vẫn tự xem mình là tầng lớp cao, không có muốn kết duyên cùng những tầng lớp thấp hơn. Họ không thích sự pha trộn dòng máu. Sau này tôi có hỏi mấy người Brahmin và Newari câu hỏi: nếu con trai/con gái yêu người khác tầng lớp thì sao? Họ đều bảo: Thì chúng nó xem như không còn cha mẹ vậy? Chúng nó xem người yêu hơn cả cha mẹ thì bọn chúng biến ra khỏi nhà, chớ có vác mặt về nữa.

Đúng là cái ý thức giai tầng nó in quá đậm vào đầu người dân Nepal rồi!

Có lần con bé nhà hàng xóm của Sunita qua mượn Sumika mấy cái áo để mặc đi Bhaktapur mua sắm. Lúc ấy Sunita không có ở nhà. Con bé Sumika cứ phân vân mãi và nói với tôi: Chị ơi, con bé ấy thuộc tầng lớp thấp. Nếu em mà cho nó mượn áo thì thế nào chị Sunita về cũng mắng em cho xem. Mà quần áo của em, nó mà mặc vào rồi thì em cho nó luôn chứ em không có mặc được nữa đâu.

Sunita và Sumika là những người tương đối có giáo dục cao. Sunita là sinh viên ngành kinh doanh còn Sumika đang học một trường tư do Ý tài trợ. Nhiều lần nói chuyện với tôi, Sunita đều bảo rằng cô bé thấy việc phân biệt caste ở Nepal là quá bất công bởi vì nghề nào cũng đáng trọng cả. Nếu không có người làm mấy công việc ấy thì xã hội làm sao mà vận hành, vậy hà cớ gì phải đem mấy cái đó ra mà phân biệt người này người nọ.

Con bé nói là nói vậy thôi chứ ý thức ấy khắc quá sâu vào đầu rồi, khó thay đổi lắm! Vì sao? Mấy lần tôi thấy Sunita đưa đồ cho những người thuộc giai tầng thấp, con bé đều thảy qua tay họ chứ không có đưa theo kiểu chuyền tay hay để cho tay mình chạm vào tay họ đâu.

Tamang thuộc giai tầng cao (dù thấp hơn Brahmin, Adrien và Newari) và Lama (họ của Sunita) thuộc caste tương đối cao của tộc Tamang. Àh có lần con bé Sunita hỏi tôi Lama nghĩa là gì? Tôi bảo: Lama nghĩa là người biết về Phật Pháp. Mông Cổ là đất nước của những Lama, tương tự như Tây Tạng vậy đó. Do đó những người có nguồn gốc từ Mông Cổ xem như là Phật tử từ lúc còn trong trứng nước vậy đó.

Nghe xong, Sunita bảo: Em là Lama là do được sinh ra trong gia đình Lama chứ em không biết gì về Phật Pháp cả, dù là gia đình đạo Phật, cũng có thờ Đức Phật nhưng ở trường thì toàn là học về đạo Hindu thôi. Chị mới đúng là một Lama. Do đó tên của chị mới đúng là Maya Lama.

Nói thêm một tí về gia đình Sunita nhé!!!!!!!!! Họ là Phật tử đấy! Nhà họ có cả gian phòng để thờ phụng thần linh luôn. Họ bảo chỉ ai thuộc dòng dõi Tamang mới được bước chân vào gian phòng này. Tôi ở với họ gần 1 tháng, nơi nào trong nhà cũng được vào ngắm nghía, ngoại trừ gian phòng thờ thần linh. Họ bảo khi nào tôi kết hôn với người Tamang, trở thành người Tamang rồi thì mới được bước chân vào phòng ấy. Dù tôi không được vào nhưng Sunita và Sumika bảo trong phòng ấy họ thờ vô số thần linh của Hindu và Đức Phật. Tôi đảm bảo họ xem Đức Phật như một vị thần. Có lần nói chuyện với nhau, Sunita hỏi tôi Đức Phật là thần (God) như các thần Hindu khác phải không? Tôi bảo: Đức Phật là Phật, không phải là thần. Phật và thần là hoàn toàn khác nhau. Phật nghĩa là người đã thoát khỏi luân hồi sanh tử, thoát khỏi tham sân si, thoát khỏi đau khổ. Còn thần linh vẫn còn luân hồi, khi sử dụng hết phước báu của thần thì họ phải tái sanh xuống cõi người hoặc cõi thấp hơn. Phật đã tiệt hẳn sự sân hận nhưng thần linh thì vẫn còn. Ví dụ thần Shiva, chúa tể các thần đó, vì nổi ghen khi thấy vợ mình là nữ thần Parvati ôm trong tay một trai trẻ là thần Ganesh mà chém đứt đầu Ganesh. Vì giận mà chém đứt đầu con trai mình. Câu chuyện này cho thấy, vị thần quyền lực nhất trong các thần của Hindu mà còn đầy tham sân si như thế thì những thần khác sẽ như thế nào! Trong khi Phật là người đã tiệt trừ hẳn tham sân si.

Sunita nghe xong bảo: Em xấu hổ quá vì sinh ra trong gia đình Phật tử mà không biết gì về Phật giáo cả! Em còn không biết là mình nên thờ thần Hindu hay thờ Đức Phật nữa!

Thương cho con bé, tôi bảo: Thần linh mới cần thờ; Đức Phật không phải là thần mà là một Guru, Người chưa bao giờ bảo chúng ta thờ Người cả. Người chỉ bảo chúng ta thực hành những lời dạy của Người mà thôi. Nếu muốn thờ thì chỉ có thể thờ thần linh Hindu!

Con bé bảo: Em có một đứa bạn thờ thần Hindu và bạn ấy có khả năng thấy trước mọi việc. Nếu hôm nay mơ thấy gì thì hôm sau sự việc xảy ra đúng y chang như trong giấc mơ. Bạn ấy bảo bạn ấy rất tin vào thần linh Hindu.

Hindu hòa nhập vào xã hội Nepal sâu đến nỗi, người ta không phân biệt được đâu là Hindu đâu là Phật giáo. Khi một người bảo rằng họ là Hindu hay họ là Phật tử thì chớ tin họ bởi ngay cả bản thân họ còn không phân biệt được họ là ai nữa là!

Trở lại câu hỏi trên, tôi bảo Sunita rằng: Mục đích cuối cùng của Hindu giáo là đưa người ta lên thiên đường hoặc là có phép mầu. Còn mục đích cuối cùng của Phật giáo là đưa người ta ra khỏi luân hồi đau khổ. Việc lên thiên đường chỉ là một điểm dừng chân trên con đường ra khỏi luân hồi. Việc có phép mầu là một phản ứng phụ (side effect) mà người ta có thể có trong quá trình đấu tranh để thoát luân hồi. Bất cứ người Phật tử nào tu hành để cố có được phép mầu là họ đi sai đường rồi. Cứ đấu tranh thoát sanh tử thì tự dưng có phép mầu và tự dưng được lên thiên đường. Nhưng hai cái này chỉ là hoa quả thu hoạch được trên con đường vượt luân hồi chứ không phải là mục đích cuối cùng.

Sunita bảo tôi rằng: Em bị bấn loạn về tôn giáo. Nhiều lần tự hỏi không biết là nên đi theo Đức Phật hay đi theo thần linh của Hindu. Em hay cầu nguyện trong gian phòng ấy lắm. Chắc thần linh đưa chị đến đây với gia đình em. Lần đầu tiên nhìn thấy chị, em đã cảm thấy chị giống người ở………………trển rồi (trời, chắc ý con bé muốn nói là tôi bị tửng chứ gì!!!!!!!!!!!!!!!!!!!)

Sunita bảo: Chị mà ở đây vài tháng chắc em trở thành người cực kỳ tốt luôn đó nên chị ở lâu lâu nghen chị!!!!!!!!!!!!!!!! (Thôi không dám đâu!!!!!!!! Tôi đâu phải người cao siêu gì đâu! Tại thấy con bé bị rối loạn về tôn giáo nên phân biệt cho nó thấy sự khác biệt của Hindu giáo và Phật giáo thôi mà!)

Bây giờ bỏ qua chuyện tôn giáo, nói về chuyện tình của con bé Ambika. Ambika có lần tâm sự với tôi rằng con bé yêu Mohen quá đỗi và con bé bảo rằng sẳn sàng bỏ nhà, bỏ cha bỏ mẹ để đi theo Mohen đến cùng trời cuối đất.

Tôi nghe mà giật cả mình. Ambika mới có 17 tuổi thôi, còn Mohen 26 tuổi. Thật ra tôi biết Mohen là một người đào hoa. Anh ta rất trau chuốt vẻ bề ngoài. Rất nhiều cô gái nghiêng ngả vì anh ta chứ không chỉ có Ambika. Tôi bảo Ambika: Em còn trẻ quá. Không nên nghĩ đến chuyện đó sớm. Cái gì của ta thì trước sau gì cũng thuộc về ta. Em chưa có nghề nên em cần phải học để có nghề trong tay trước đã. Nếu Mohen thật lòng thương em thì anh ta sẽ đợi em học xong chứ sẽ không bỏ trốn cùng em trong lúc này đâu. Mà theo chị thấy thì các cô gái xinh đẹp trong nhóm múa cũng thích Mohen lắm đấy và chị thấy Mohen đối với ai cũng tình cảm cả. Em có chắc là Mohen thương em không?

Ambika tự tin nói: Mohen bảo rằng Mohen chỉ xem mấy chị ấy như em gái thôi. Họ đã trao nhau nhẫn tay bằng cỏ để kết nghĩa huynh đệ rồi. Mà đã xem như huynh đệ thì làm sao mà yêu được. Mohen không có nói thẳng với em nhưng mà em đoán là Mohen có tình cảm với em (Tội nghiệp con bé, ngây thơ quá đỗi!)

Ambika kể cho tôi nghe rằng: Có hôm con bé đến nhà Mohen ở Jorpaty chơi thì gặp hai người bạn của Mohen tại phòng. Họ đang ngồi than thở bởi vì họ yêu nhau quá đỗi mà gia đình cô gái ngăn cản vì cô gái thuộc tầng lớp cao hơn. Họ buồn quá, không biết làm gì. Ambika tài lanh cho họ lời khuyên luôn: Thôi hai người cùng nhau bỏ trốn đi. Xem như gạo đã thành cơm trước đi, còn chuyện cha mẹ thì giải quyết sau.

Ôi trời, giới trẻ Nepal công nhận suy nghĩ “hiện đại” thấy gớm luôn. Xem thêm thông tin ở đây!

Bây giờ quay lại chuyến hành trình lên đền nghen! (Đảm bảo khi đọc xong cái tiêu đề, ai cũng hí hửng chắc mẩm là tôi kể chuyện tình của tôi cho nghe, ai dè tôi kể chuyện tình của người khác, lêu lêu lêu lêu các bạn nhé!!!!!!!!!!!!!)

Trong lúc lên đền, tôi có chụp cảnh Mohen và Ambika tình tứ bên nhau (toàn là họ bảo tôi chụp họ cả chứ tôi không có chụp lén à nghen!) Do Ambika muốn xem hình nên bảo tôi lưu vào USB rồi cho con bé mượn. Sau này một cô gái trong nhóm múa là Samila mượn USB của tôi; tôi quên xóa hình. Vậy là bức ảnh ấy lộ tẩy! Renuka và Samila tung ảnh ấy lên Facebook. Vậy là bọn họ giận nhau. Mohen giận cái đứa tung hình mình lên mạng làm lộ tẩy với tùm lum người. Các cô gái thì giận Mohen lén “đi riêng” với chúng tôi mà không cho họ hay (làm như họ là mẹ anh ta vậy đó) và còn chụp hình tình cảm với Ambika nữa. Họ giận lây qua cả đám người đi cùng Mohen hôm ấy gồm cả tôi, Sunita và Ambika. Nếu họ yêu Mohen thì giận dỗi với Ambika là đúng rồi, mắc gì giận tôi và Sunita. Tôi nói với Sunita điều này. Con bé bảo con bé cũng không thể hiểu nỗi các bạn mình luôn. Tôi đoán chắc chắn là bọn họ có tình ý với Mohen nên ghen tị chứ gì! Nhưng tôi không có nói cho Sunita biết điều này bởi lỡ con bé cũng có tình ý với Mohen thì con bé giận ngược lại họ à!!!!!!!!!!!!!! Ôi ba cái chuyện tình “vui” gì đâu ấy!!!!!!!!

Dưới đây là những bức ảnh hôm chúng tôi lên đền Telkot để viếng thăm nữ thần Zalpa vào ngày đầu tiên của lễ hội Dashain.

Từ  trái qua: Mohen, Sunita, Ambika, Sumika.
Tôi gọi đùa tấm ảnh này là Chân dung kẻ cướp đường. Trông họ giống thật đấy chứ!!!!!!! Họ khoái chí lắm!

Mohen và Ambika
Sunita
Tôi đó. Thời trang......................................kinh dị!
Hết đường mòn trên núi thì phải leo các bậc thang thăm thẳm mới đến đền. Suita bảo: Lạ thật! Các vị thần luôn chọn núi cao rừng sâu để tá túc nhằm không muốn ai đến quấy rầy; vậy mà người ta vẫn ồ ạt kéo đến. Du khách đến bằng xe buýt và chỉ leo các bậc thang này là lên đền, không có đi theo lối đường mòn trên núi như chúng tôi. Đền Telkot cũng là một trong những điểm tham quan dành cho du khách đấy các bạn!
Cùng Sunita
Cùng Sumika leo lên lan can chụp hình cảnh bên dưới
Chân dung kẻ làm các cô gái cãi nhau tơi bời.
Tấm ảnh gây sóng gió tình trường trên Facebook của Mohen
Hai cô em gái Nepal xinh đẹp của tôi. Sunita (phải) 21 tuổi, sinh viên kinh tế và Sumika (trái) 14 tuổi, học sinh.
Tôi cũng đẹp vậy hehehehe
Đang chấm tika nơi đền thờ thần Shiva.
 Đến đây mở ngoặc nói tí: ở Nepal, phụ nữ chấm tika ngay dưới chân tóc; nam giới thì chấm ngay giữa hai chân mày. Tôi không biết nên chấm giữa hai chân mày; bọn họ cười tôi quá trời!

Đến đền thờ thần Zalpa, tôi rút kinh nghiệm nên chấm tika ngay dưới chân tóc. Vậy là trên trán có đến hai chấm tika ở hai nơi nên Sunita cười quá trời!!!!!!!!!
Cùng nhau chụp hình nè!!!!!!!!
Đôi bạn thân.
Chân dung chàng lãng tử
Titanic Nepal????????????
Trên đường xuống núi, tôi chụp tấm ảnh mẹ già cõng hàng lên núi này đây!!!!!!
m