CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Bảy bước để giải quyết xung đột như một thiền sư

1. Cho rằng như những người khác không khăng khăng xóa bỏ mọi ý kiến của bạn

Bất cứ khi nào bạn nhận ra mình đang trong một cuộc cãi vã, nhắc nhở bản thân rằng có một lí do hợp lý khiến người khác như vậy.Tất cả mọi người đều cố làm một việc: thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh. Chúng ta có nhu cầu tồn tại, và chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì để có được điều đó, thậm chí xâm phạm đến đạo đức hay gây hại. (Lí giải tại sao mọi người có thể làm những điều cực kỳ ngớ ngẩn hay những hành vi phá hoại)
Ý định phía sau mọi hành động, vì thế, là một điều chắc chắn: để đạt được nhu cầu của họ. Đó chính xác là thứ bạn cố gắng làm, vậy thì sao bạn phải khó chịu về điều đó?
Điều này không có nghĩa những gì họ đang làm là đúng. Với giả thuyết về ý niệm tích cực, bạn đã tạo cho mình một nơi phổ biến và tôn nghiêm, không quan trọng là những thứ tồi tệ trông như thế nào.

2. Tỏ vẻ kính trọng, bớt lời

Nhiều người trong chúng ta khi tranh cãi cố chứng minh rằng mình đúng và cố đoán trước điều người khác định nói để có thể bác bỏ. Điều này có nghĩa chúng ta hiếm khi lắng nghe, vì thế hiếm khi hiểu điều gì đang thực sự xảy ra. Vì thế ta hiếm khi tìm ra những giải pháp dài hạn và có khả năng thành công.


Chúng ta lặp đi lặp lại những cuộc cãi vã bởi vì chúng không bao giờ đi vào vấn đề chính.
Tiết kiệm hàng giờ và giảm áp lực bằng cách đầu tư thời giam để tìm kiếm sự thấu hiểu trước.

3. Đội chiếc mũ của Sherlock Homes

Tưởng tượng bạn là một thám tử.
Nó sẽ trông như thế nào? Vấn đề này ảnh hưởng đến cuộc sống của họ ra sao? Điều gì làm cho mọi thứ tốt hơn hay tệ hơn? Họ đã nghĩ gì khiến cho vấn đề nảy sinh? Họ muốn giải quyết nó như thế nào? Cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt hơn ra sao nếu bạn có thể nhìn mọi thứ từ quan điểm của họ.
Tiến hành sự tò mò chu đáo của bạn với một mục đích: thấu hiểu thế giới của người khác.

4. Làm theo cách của thiền sư.

Tôi mất một thời gian để hiểu ý nghĩa khi người khác nói 'Trung tâm của bạn', nhưng giờ tôi đã hiểu. Nó ở phía trên lỗ rốn khoảng 2 inches. Đó là nguồn của sức mạnh tuyệt vời, cả vật lý và phi vật lý.
Khi bạn lắng nghe bằng cái đầu, não bạn bắt đầu phân tích và xử lý sự chính xác của thông tin. Bạn không hoàn toàn lắng nghe. Khi bạn lắng nghe bằng trái tim, những xúc cảm được kích hoạt, làm bạn ở thế thủ và bạn không thể hiểu đầy đủ người khác. Và bạn không lắng nghe đầy đủ.
Nhưng khi bạn lắng nghe từ Trung tâm, nó cho phép bạn đơn giản là tiếp thu thông tin mà không khiến nó trở thành của cá nhân mình, vì thế mà có thể nghe đầy đủ.
Tưởng tượng bạn (theo nghĩa đen) đang nghe theo âm thanh từ điểm Trung tâm vào bụng , bạn có thể tiêu hóa nó trước khi bạn đáp lại.
Đó hoàn toàn là một trải nghiệm mới.

5. Giống như học sinh giỏi Toán, quay lại và kiểm tra bài tập của bạn.


Hãy kiểm tra xem bạn có hiểu họ chính xác không, và nói theo cách nói của họ.

Nếu họ nói, 'Thật tệ là bạn đã ăn hết bánh vòng và chẳng để lại cho ai hết, giống như bạn vẫn thường làm', đừng nói với họ 'Bạn có vẻ đang điên lên đấy nhỉ'.

Không, 'tệ' và 'điên' không giống nhau.

Nói rằng, 'Vậy điều tôi nghĩ là tôi hiểu bây giờ là bạn đang cho rằng tôi đã ăn hết bánh, và bạn cảm thấy tôi toàn làm những thứ như vậy', rồi lại mang chúng vào Trung tâm của bạn. Đừng phán xét nó, hãy hấp thụ nó. Điều gì đó thật kì lạ vừa mới diễn ra. Bạn đã có thể bắt đầu chấp nhận cảm giác của họ như thế nào, liệu nó đúng hay không. Thật khó để tranh đấu lại cảm giác của người khác hay nhận thức của thế giới.
Bạn sẽ nói gì? 'Bạn không nên cảm thấy thế'. Bạn là ai mà bảo rằng tôi nên cảm nhận như thế nào về mọi thứ?
Tất cả điều cần phải nói là, 'Ok, tôi hiểu bạn cảm thấy thế nào. Nếu bạn muốn, tôi có thể chia sẻ với bạn tôi đã trải qua nó ra sao'


6. Rủ họ làm như bạn.

Đừng cố nói với họ tại sao bạn đúng - bạn thấy hợp lý với bất cứ thứ gì bạn cảm thấy. Đó không phải những thứ bất cứ ai cần phải bào chữa. Thay vào đó, giải thích đơn giản những gì bạn từng trải qua. Bạn cũng muốn cho họ cơ hội nhìn thấy thế giới của bạn. Dùng 'tôi' để miêu tả, không phải 'bạn' để buộc tội.


Tiếp tục với ví dụ về bánh vòng, bạn có thể nói, 'Tôi nghe rằng bạn tức giận vì tôi đã ăn hết bánh. Sau khi làm việc 8 tiếng và không ăn gì, tôi đã ăn 3 cái mà không nghĩ ngợi, tôi hoàn toàn không cố ý. Thật đau lòng khi bạn nghĩ tôi ích kỉ. Bạn nghĩ về tôi như vậy thật à?'

Vậy không phải tốt hơn là, 'À, bạn chẳng nấu gì cho tối ăn cả, tôi sắp chết đói đến nơi, vậy nên, đúng tôi đã ăn hết bánh đấy. Nếu bạn nghĩ tôi cần thay đổi, tôi không thèm ăn 3 cái bánh quý giá của bạn đâu.

 7. Áp dụng VOMP

VOMP là một từ viết tắt cho một công thức giúp giải quyết hiệu quả những xung đột.
Nói lên (Voice-V) mối quan tâm/kinh nghiệm của bạn: 'Tôi đã ăn cả 3 cái bánh sau khi làm việc mà không được ăn gì'. Có trách nhiệm (Own-O) của bạn trong vấn đề: 'Tôi đã không dọn dẹp hay để lại cái bánh nào cho bạn'. Thông cảm (eMpathize-M) với người khác: 'Tôi hiểu bạn đang mong một cái bánh vòng còn sót lại, và nó khiến bạn cảm thấy như tôi đã không nghĩ về bạn'. Lên kế hoạch (Plan-P) thay đổi trong tương lai: 'Tôi muốn tìm ra những cách để chắc chắn bạn biết tôi yêu quý và đề cao bạn như thế nào. Ngay cả khi tôi ăn hết mọi thứ trong nhà, tôi muốn bạn biết tôi có nghĩ về bạn, sẽ làm bất cứ điều gì cho bạn, và tôi biết ơn vì tất cả những thứ bạn làm cho tôi. Tôi có thể làm gì khác cho bạn?'. Sau đó thương lượng một kế hoạch cụ thể, có tác dụng cho các bên.

 8. Nhớ rằng bầu trời không sụp đổ

Tôi muốn bật đèn lên, bạn lại muốn tắt. Nếu chúng ta thực sự đều muốn theo ý mình, cãi vã sẽ xảy đến.
Điều đó có nghĩa là gì? Có phải là chúng ta ghét người còn lại, rằng chúng ta có một mối quan hệ tồi tệ, rằng chúng ta có những vấn đề về sự cam kết, rằng tôi là một kẻ ích kỷ, rằng một cách kín đoán mọi người muốn tắt đèn và đó là lí do tại sao những mối quan hệ trước đây chấm dứt?

Không, nó có nghĩa chúng ta muốn những thứ khác nhau vào cùng một lúc. Đó là tất cả những gì mà xung đột có nghĩa.


Hãy rất cẩn trọng đừng tạo ra những ý nghĩa tước quyền và phá hoại, nó sẽ dẫn đến nhiều đau thương hơn và tạo ra nhiều xung đột hơn sau đó.

Tại sao những vị thiền sư lại mỉm cười trong cơn bão.Bạn không cần phải sợ những cơn bão. Nó là thứ mang tới cầu vồng.

Trong thời gian dài, bạn đã mơ hồ, nghĩ rằng xung đột là thứ gì đó nên tránh, là dấu hiệu thứ gì đó sai lầm. Thầy mỉm cười biết rằng biện pháp chữa trị căn bệnh đang nằm tại đây.

Xung đột là một chất khử trùng, đưa những bất đồng và đau đớn ra ánh sáng. Vì thế giờ bạn có thể mỉm cười, biết rằng xung đột đem tới một cơ hội để chữa lành và để trải ra. Đừng lo lắng rằng bạn có thể không làm đúng tát cả những bước này. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để thực hành. Giống như bất kì sự thực hành nào, bạn sẽ thấy sự biến đổi từng ít một ngày qua ngày bạn sẽ mỉm cười.

Xung đội mà bạn đang tránh xa là gì? Để nó mưng mủ có làm cuộc sống cuộc bạn tốt hơn? Chữa lành vết thương bạn sẽ cảm thấy thế nào? Sự thăng thiên để làm chủ của bạn bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện.
  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét