Để
trở thành một interbeg đúng nghĩa (ờ, mà có người dùng cách nói khác cực kỳ
sang trọng, đó là "công dân toàn cầu", global citizen) thì tiêu chuẩn
đầu tiên không phải là tiền đâu mà là tiếng Anh. Lợi ích của việc biết tiếng
Anh (nếu không muốn nói là thông thạo) là như sau:
1. Dễ
dàng hơn trong việc tiếp cận tài liệu, thông tin hay bản đồ trên mạng;
muốn biết gì chỉ việc tra Mr. Google; tôi gọi ông này là Mr. Know All, Ngài
Biết Tuốt, cái gì ngài cũng có thể trả lời được, cho nên cứ việc đặt câu hỏi,
đặt ngược đặt xuôi, hỏi tới hỏi lui, đổi câu hỏi , cách hỏi thì kiểu gì cũng ra
được thông tin mình cần; còn bản đồ thì vào google maps, ôi thôi chi tiết và
cập nhật ghê gớm; cái gì mà Ngài Biết Tuốt này không thể trả lời thì chỉ có
thiền định mới giải đáp nổi hehehehe.
2.
Dễ tiếp cận người dân địa phương; kiểu gì thì ở đâu đó cũng có người bập bẹ
được tiếng Anh để giao tiếp với bạn.
3. Trở
nên hữu ích cho chủ nhà chứa chấp bạn bởi vì họ sẽ cho người nhà hay con cái họ
thực tập tiếng Anh với bạn; nếu tiếng Anh bạn í ẹ quá thì cũng hơi bị kỳ đó
nghen!
4.
Một khi biết tiếng Anh rồi ta có thể học bất kỳ ngôn ngữ nào trên trái đất này
từ ngôn ngữ chết như tiếng La tinh, tiếng Phạn (Sanskrit) đến ngôn ngữ sống là
ngôn ngữ của quốc gia hay vùng mà bạn viếng thăm. Vào trang này mà học ngôn ngữ đi mí bạn
thích đi bụi.
Một
trong những công cụ để đo bản lĩnh đi bụi của bạn là khả năng ngôn ngữ của khu
vực mà bạn tiếp cận đấy bạn ạ. Tôi biết nói ngôn ngữ của tất cả quốc gia mà tôi
từng đi qua; thậm chí biết giao tiếp cả bằng tiếng địa phương (gọi là dialects)
đó; nhưng vui lắm nhé! Tôi chỉ có khả năng hiểu và nói khi ở trong vùng ấy
thôi, vừa ra khỏi là quên tuốt; do tôi học ngôn ngữ địa phương để sinh tồn, vì
không có sự lựa chọn nào khác nên bộ não buộc phải phát huy sức nhớ, nhưng vừa
ra khỏi đó là vùng ngôn ngữ ấy đóng cửa ngay để mở cánh cửa cho vùng ngôn ngữ
mới bước vào. Nhưng mà có hai thứ tiếng mà có quýnh chết cũng không quên nổi,
đó là tiếng Việt và tiếng Anh đó mí bạn.
Nhân đọc cái bài này mới viết cái bài ở trên đó. Xem nguồn bài
viết ở
đây
Giáo viên Tây lý giải vì sao người Việt khó học tiếng Anh
Mẹ tôi sang Việt Nam thăm tôi và rất bối rối vì không thể hiểu được tiếng Anh của hàng xóm người Việt.
Jesse Peterson, một người từng dạy tiếng Anh ở Việt Nam chia sẻ bài viết này với độc giả VnExpress:
Khi còn học ở Canada, tôi từng làm việc
tại một nhà hàng. Người Việt đầu tiên mà tôi gặp là một đầu bếp. Cô ấy
rất đáng yêu, hài hước, luôn mỉm cười nói chuyện bằng tiếng Anh với tôi,
nhưng do phát âm không chuẩn nên tôi không hiểu dù chỉ một từ.
Cách đây vài năm, mẹ đến Việt Nam thăm tôi. Những người hàng xóm thân
thiện mà tôi nghĩ họ có thể nói tiếng Anh khá tốt đã hỏi thăm mẹ tôi
bằng những câu hỏi tiếng Anh đơn giản như: "How are you? (Bạn khỏe
không?)". Khi đó, mẹ tôi cũng thực sự bối rối vì không hiểu họ đang nói
gì. Từ đó tôi nhận ra rằng, sau một thời gian sống, học tập và làm việc
tại Việt Nam, tôi đã quen với "cách người Việt nói tiếng Anh".
Tôi thực sự rất thích tiếng Việt vì đây là một ngôn ngữ rất độc đáo, có
âm điệu và có dấu. Hai yếu tố này làm cho tiếng Việt trở nên rất đặc
biệt so với 6.500 ngôn ngữ trên thế giới. Thế nhưng, cũng chính điều này
làm cho tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ “khó nhằn” đối với những
người nói tiếng Anh bản địa, đồng thời, cũng gây khó khăn cho người bản
xứ khi học tiếng Anh.
Là người biết tiếng Việt, tôi nhận ra rằng, người Việt Nam khá bất lợi
khi học tiếng Anh so với người nước khác. Đơn giản vì người Việt phải sử
dụng cơ miệng theo một cách hoàn toàn khác để “nói” được tiếng Anh.
Ngoài ra, phần lớn sách dạy tiếng Anh ở Việt Nam đều được dịch từ sách
nước ngoài, theo giáo trình phổ biến dành cho những học viên ở các nước
không sử dụng ngôn ngữ có “thanh điệu” như tiếng Việt.
Phương pháp dạy tiếng Anh tại Việt Nam hiện đều lấy “ngữ pháp” và “từ
vựng” làm gốc, trong khi nền tảng cho việc học tiếng Anh hiệu quả lại
nằm ở phần “phát âm”.
Tất nhiên, tôi không hề phủ nhận tầm quan trọng của việc học ngữ pháp,
thế nhưng, bạn cũng đừng quá chú trọng tới điều đó, trừ phi bạn muốn trở
thành một nhà văn chuyên viết bằng tiếng Anh.
|
Việc học tiếng Anh ở Việt Nam chỉ lấy từ vựng và ngữ pháp làm nền tảng chứ không chú trọng vào việc phát âm.
|
Khi còn là một giáo viên dạy tiếng Anh cho người Việt, tôi luôn muốn
tìm ra cách tốt nhất và tôi đã nảy ra ý tưởng học và nghiên cứu tiếng
Việt. Rất may mắn tôi có một giáo viên rất tốt và cô ấy nói rằng, nếu
muốn học tiếng Việt tốt, việc đầu tiên là phải phát âm rõ ràng, sau đó
mới có thể học từ vựng và nói chuyện được.
Nếu tôi học từ vựng trước khi biết phát âm đúng thì khi nói chuyện, tôi
sẽ liên tiếp mắc lỗi và tạo thành một thói quen rất “xấu” khó sửa được.
Và thật đáng ngạc nhiên, cách học này thực sự rất hiệu quả. Nó giúp tôi
hiểu tiếng Việt nhanh hơn và trở nên tự tin hơn khi nói chuyện.
Tôi chắc chắn rằng phương pháp học này cũng sẽ có ích cho người Việt
khi học tiếng Anh. Khi chuyển sang làm quản lý bán hàng cho một công ty
tại Việt Nam, tôi đã nhận dạy tiếng Anh cho các nhân viên vào buổi tối.
Và họ đã trở thành "những con chuột đầu tiên" trong phòng thí nghiệm của
tôi.
Chương trình học bao gồm các tiết học phát âm đúng tất cả “ngữ âm”
trong tiếng Anh và các bài kiểm tra. Chúng tôi khởi đầu rất tốt. Các học
viên rất hăng hái học, nhưng rất nhanh chóng, tôi gặp phải 3 vấn đề không lường trước được.
Thứ nhất, họ chưa bao giờ học tiếng Anh theo cách này và luôn nghĩ theo lối mòn - học càng nhiều ngữ pháp càng tốt.
Thứ hai, các bài học phát âm trở thành nỗi ám ảnh vì
phần lớn họ gặp khó khăn khi phải phát âm lặp đi lặp lại nhiều lần một
âm bất kỳ trong 2 tháng với cường độ học 3 buổi mỗi tuần. Họ chán nản và
một số quyết định từ bỏ sau một vài tuần tham gia.
Thứ ba, một vài bạn biết tiếng Anh, nhưng mắc nhiều
lỗi trong phát âm. Đặc biệt, họ không bao giờ sử dụng các “âm gió” và
quên cách phát âm đúng khi nói chuyện.
Bản thân tôi cũng vấp phải lỗi tương tự khi mới bắt đầu học tiếng Việt
nên tôi rất hiểu. Tôi có thể “học phát âm chính xác” nhưng khi nói thì
lại “quên phát âm chính xác”. Tôi chỉ thực sự khắc phục được lỗi này khi
cô giáo tiếng Việt “dọa” sẽ không bao giờ dạy nữa, nếu tôi tiếp tục tái
phạm.
Kết quả là trong lớp dạy tiếng Anh của tôi rất ít sinh viên hoàn thành
khóa học. Tôi hơi thất vọng, mặc dù mình đã đặt rất nhiều tâm ý và công
sức vào việc phát triển một phương pháp để dạy tiếng Anh cho người Việt.
Thế nhưng trong tiếng Anh, chúng tôi có câu: “Bạn có thể dẫn một con
ngựa đến nguồn nước nhưng bạn không thể bắt nó uống”. Tuy nhiên, tôi
cũng rất hạnh phúc vì một số sinh viên có thể nói rất tốt. Họ có thể đọc
một cuốn sách tiếng Anh với cách phát âm rõ ràng, gần như ngang bằng
với tôi.
Phương pháp nghiên cứu về phát âm hoàn toàn có thể áp dụng cho tất cả
mọi người. Bạn biết đấy, chỉ cần phát âm rõ ràng, sau đó bạn sẽ tự động
hệ thống được những gì mình đã học. Tôi biết sẽ là rất khó khăn, nhưng
đấy sẽ là một đòn bẩy tốt cho việc học tiếng Anh của bạn.
Jesse Peterson
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét