CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Thờ Phật thì không bị đuổi khỏi làng


Có một lần tôi xin ngủ ké ở một trường dành cho trẻ em, con cái của những gia đình làm công nhân gạch. Trường học do công đoàn quản lý. Tôi ở đó đến mấy hôm và vị bí thư công đoàn khu vực ấy rủ tôi đến một trường khác, có hình thức tương tự gần biên giới của Nepal để xem. Tôi đồng ý nên gửi hành lý và xe đạp lại trường rồi leo lên xe đi cùng ông ta cùng gia đình ông ta và 5-6 em học sinh của trường.

Khi đến trường, gia đình họ đi qua biên giới Nepal chơi (người Ấn độ đi Nepal, không cần visa hay hộ chiếu, chỉ trình chứng minh thư thôi), còn tôi thì loanh hoanh cùng với 1 cô bé người địa phương. Cô ấy dẫn tôi về nhà chơi rồi dẫn đi loanh hoanh trong làng. Có mấy người phụ nữ gọi cô bé lại và họ rào rào nói chuyện gì đó. Sau đó thì cô bé "dở chứng" đòi tôi khai lý lịch như họ tên, tên cha tên mẹ tên giai cấp đủ thứ hầm bà lằng. Sau đó khi tôi quay lại thì vị bí thư kia và gia đình đã về. Tôi ngồi ngoài hiên nói chuyện với ông ta (Ông ta là người Hồi giáo) thì đột nhiên cô bé dân làng kia quay lại và nói gì đó với ông ta. Ông ta bảo người trong làng không thích cảnh tôi là người nữ mà ngồi ngang hàng nói chuyện với nam giới như vậy. Họ bảo tôi phải thay đồ saree của người Ấn chứ không được mặc đồ của đạo Thiên chúa như vậy. Tôi nghĩ họ nói đùa nên cười bảo rằng: Đây là đồ của đạo Phật chứ không phải đồ của đạo Thiên Chúa (tôi được mấy người Phật tử tặng cho cái áo nâu nâu mặc bên ngoài chống nắng đó). Sau khi "tố" tôi xong thì cô bé bỏ đi, còn ông bí thư cũng có vẻ "rét" người dân trong làng nên bảo tôi né ra. Ông ta đạo Hồi trong khi đây là làng theo đạo Hindu, thuộc vùng sâu vùng xa nên khá bảo thủ. Chắc họ nghĩ tôi đạo Thiên Chúa nên họ có vẻ kỳ thị và không cho tôi bước chân vào đền thờ Hindu của họ lúc chiều. Sao họ biết tôi đạo Thiên Chúa nhỉ? Họ xem phim thấy người nước ngoài toàn theo đạo Thiên Chúa nên cứ ai là người nước ngoài thì ắt theo đạo Thiên chúa rồi.

Tình hình có vẻ căng bởi tôi thấy có mấy người trong trường cứ được ban quản lý làng mời ra mời vào hoài; mỗi khi đi ra ngoài nói chuyện với người làng xong, họ quay vào nhìn tôi và nói tiếng Hindi với nhau, mặt ai cũng có vẻ căng thẳng. Tôi không hiểu họ nói gì nên cũng chả lo lắm. Họ nói chuyện với nhau nên tôi nghĩ họ bàn về vấn đề của nhà trường thôi.

Sau khi tôi tắm rửa và ngồi ngoài sân nói chuyện với mấy người trong trường thì có một đám thanh niên đến, mặt mày không được dễ chịu cho lắm (chắc lúc ấy họ đã quyết định xong, đó là trục xuất tôi ra khỏi làng và cử bọn thanh niên trai tráng trong làng đến để thi hành công lệnh). Lúc ấy tôi lại không hiểu gì về tình huống (bởi có hiểu họ nói cái gì đâu), tôi chỉ nghĩ đơn giản họ là dân làng đến xem tôi như ở các nơi khác thôi. Bọn thanh niên này có đứa nói tiếng Anh rất khá, phát âm rất chuẩn. Tôi ngồi nói chuyện bình thường như ở những nơi khác. Lúc ấy tôi đang đọc cho những người trong trường nghe 3 câu Quy Y Phật, Pháp, Tăng bằng tiếng Pali. Buddham saranam gacchami (Quy y Phật). Dhamman saranam gacchami (Quy y Pháp) Sangkham saranam gacchami (Quy y Tăng.) Nghe tôi đọc xong thì đám thanh niên làng hỏi tôi đọc cái gì vậy. Tôi nói đó là tiếng Pali, một ngôn ngữ cổ tương tự như tiếng Sanskrit vậy đó (người đạo Hindu dùng tiếng Sanskrit để tụng kinh hằng ngày). Họ hỏi luôn: "Who is your God?" (nghĩa là mày thờ vị thần nào?) tôi trả lời: Gotama Buddha is my God (Tôi thờ Phật Thích Ca). Nghe câu trả lời của tôi xong, tự nhiên họ thở phào ra một cái (ủa bộ nãy giờ họ nín thở sao ta?) và nói: "OK. You can stay here." Tôi kinh ngạc, không hiểu gì cả. Sau đó họ chào tôi và bảo một người trong trường đi theo họ. Tự nhiên không khí dễ chịu hẳn. Rồi người trong trường về báo tin vui cho cả trường là tôi có thể ở lại làng; dân làng đã chấp nhận bởi ông Phật Gotama cũng là một vị thần trong đạo Hindu cho nên tôi được xem như là người một nhà của họ. 

Úi giờ, mãi đến lúc đó, tôi mới hiểu ra được vấn đề. Vì sao cô bé dân làng lại làm thế, vì sao mọi người trong trường lại có vẻ căng thẳng như vậy, vì sao đám trai làng lại kéo nhau đến trường. Công nhận tôi ngáo thật đó nghen! Hóa ra đi vào các vùng sâu vùng xa còn vô cùng bảo thủ của Ấn độ không phải dễ đâu à. Ông Phật cứu tôi keo này, không bị đuổi khỏi làng trong đêm.

Sau sự kiện đó thì tôi để ý thấy rằng: Khi ở những quốc gia có tín ngưỡng tâm linh cao như Ấn độ thì bạn buộc phải thờ một vị thần nào đó. Họ sẽ vô cùng ngạc nhiên và không thể hình dung được khi bạn bảo rằng mình không theo đạo nào hay không thờ thần nào cả. Họ không tin là con người ta làm sao mà tồn tại được nếu không thờ một vị thần nào đó để bảo hộ. Do đó, tốt nhất thì tìm thần nào đó mà thờ đi nghen mọi người. Đối với đạo Hindu thì họ xem Phật Gotama (Phật Thích Ca) là một hóa thân của thần Shiva hay Visnu gì đó nên nếu bạn thờ ông này, bạn là người một nhà của họ. Còn đối với những tôn giáo khác thì họ xem đạo Phật như một đạo hiền hòa, yêu chuộng hòa bình nên họ cũng không ác cảm với đạo Phật. Tuy nhiên cũng tùy tình hình nghen! Có khi những người cực đoan chỉ thích bạn theo đạo của họ thôi; do đó khi bạn bảo chưa theo tôn giáo nào cả và đang tìm tôn giáo để theo thì họ sẽ xoắn lấy bạn ngay để tìm cách "đưa" bạn vào tôn giáo họ. 

Bởi vậy ở những nơi có tín ngưỡng tâm linh cao như Ấn độ thì phải tùy tình hình mà nói về tôn giáo nghen mọi người!

Bài liên quan: Bí kíp đi bụi ở Ấn độ (Phần 2) - Đặc biệt dành cho nữ giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét