Trân trọng tri ân thầy Thích Nhất Hạnh đã nói ra giùm tôi điều này!!! Tôi muốn nói lâu rồi nhưng không biết nói ra như thế nào. Hôm nay tình cờ đọc được bài viết về AN và LẠC này tôi thấy như được cởi mở tấm lòng. Trân trọng cảm ơn thầy Thích Nhất Hạnh!!!
Nhiều bạn hay hỏi tôi về cái gọi là đam mê, sở thích, thú vui, thú tiêu khiển,.........Có người lấy việc đi du lịch hay đi bụi làm đam mê, có người lấy nhiếp ảnh hay làm văn, làm thơ, vẽ vời, nấu nướng, đi mua sắm, nhậu nhẹt............ làm thú tiêu khiển. Và có người cho rằng tôi đi bụi kiểu của tôi, họ đi kiểu của họ miễn sao thấy vui là được rồi. Hahahahaha, VUI là LẠC, nhưng nếu tâm không AN thì LẠC ấy thật ra chỉ là sự che đậy một sự trống rỗng chới với không chỗ bám víu của tâm hồn mà thôi. Mà chúng ta thường rong ruổi theo những thú tiêu khiển hay sở thích làm cho mình vui tạm thời; sau đó khi trở về với cuộc sống công việc thường nhật thì lại luôn mơ ước và tích lũy để hễ có dịp lại tiếp tục thú vui ấy. Khakhakhakha và tôi đã phát hiện ra điều này lâu rồi nhưng không biết diễn tả thành lời như thế nào; hôm nay nhờ bài viết này của thầy Thích Nhất Hạnh nên mới có thể bộc lộ được điều ấy ra. Các bạn của tôi ơi, một khi chúng ta còn dùng một cái gì đó đến từ bên ngoài mà chúng ta hay đặt tên nó là sở thích hay đam mê gì đó thì khi ấy chúng ta còn trống rỗng chới với trong nội tâm; tự bản thân ta không thể vui nên đành phải mượn những đam mê, sở thích để che đậy sự trống vắng nội tâm. À quên, có người che đậy nó bằng việc chăm sóc cho gia đình hay chồng con nữa đấy. Chính vì những cái này chỉ là cái vỏ che đậy nên khi chúng ta mất nó hay không thể đeo đuổi đam mê thì chúng ta thấy đau khổ. Chúng ta thật là vô cùng đáng thương!!! Tâm không an nên lạc chỉ là lạc tạm thời; chỉ khi nào tâm an thì ta mới thật sự an lạc. Và khi ta đã an lạc tự bên trong thì ta không còn bất kỳ một sở thích hay đam mê nào nữa; khi nào còn đam mê thì khi ấy tâm chưa an, tâm còn chới với nên chúng ta còn cần vỏ bọc để che đậy nó; khi tâm đã an thì ngồi không chả làm gì cũng vô cùng lạc rồi.
Xin mời các bạn đọc trích đoạn của bài viết về AN và LẠC của thầy Thích Nhất Hạnh bên dưới (Xin tri ân thầy!)
"Trong văn học Phật giáo, chữ lạc thường đi đôi
với chữ an, an lạc. An có nghĩa là bình an (peace), lạc có nghĩa là hạnh phúc.
Hạnh phúc thường đi đôi với cái an, không có an thì chưa hẳn là có lạc.
Dù
mình đang uống rượu, dù mình đang ăn thức ăn rất là ngon, dù mình mới trúng số
độc đắc, nhưng nếu tâm không có an thì cái đó chưa hẳn là lạc. Có những người
nghe tin mình trúng số độc đắc thì ngất xỉu, tại vì họ chịu đựng không nỗi cái
tin mừng đó, tại vì trong tâm họ không có an. Cái tin đó chỉ là một chất xúc tác, một sự kích động,
nếu đó là sự kích động thì trong đó không có cái an, nếu không có an thì trong
đó không thực sự là có lạc.
Trong khi mình theo đuổi và hưởng thụ ngũ
dục, khi mình đang ăn một cái gì, đang uống một cái gì, đang có những liên hệ
xác thịt với một người nào đó, thì có thể trong khi ăn cái đó, uống cái đó, có
liên hệ xác thịt đó, thì mình cho cái cảm giác lạc thọ lúc đó. Nhưng trong cái
lạc thọ đó, mình hãy tự hỏi nó có cái an hay không? Nếu không có an thì cái đó
không phải là lạc, mà là mình đang bị một ngọn lửa đốt cháy. Ngọn lửa đó là
ngọn lửa của dục.
Tham ăn, bị chìm đắm trong biển Vị mênh mông,
đó là một cái dục. Thèm nghe hát nhạc tình sầu đứt ruột, thì đắm chìm trong
biển Thanh mênh mông, đó là một cái dục. Trong khi mình hưởng thụ những hương
vị đó, những âm thanh đó thì trong người mình bị thiêu đốt bởi dục. Nếu có ngọn
lửa của sự đam mê đốt cháy thì tuy mình có thể diễn tả cái đó là một lạc thọ,
nhưng lạc thọ đó không phải là hạnh phúc. Tại vì nó không có yếu tố an ở trong
đó, không có an thì không có lạc.
Trong ngôn từ đạo Bụt, luôn luôn là an đi đôi
với lạc - "an lạc" - "yên vui". Không có yên thì không có
vui. Cho nên mình có thể nhận diện ra được cái chân hạnh phúc và cái không phải
là chân hạnh phúc. Người đời chỉ muốn có những cảm giác lạc thọ mà ít khi để ý
hay phán xét cái đó có thật là lạc thọ, là hạnh phúc hay không? Cho dù trong
cái lạc thọ đó nó có ít yếu tố của sự bất an, của sự đốt cháy, thì cái lạc thọ
đó cũng không phải là hạnh phúc chân thật.
Giây phút của khoái lạc đó có thể kéo theo giây
phút của sự khổ đau. Như khi mình buồn quá, mình đi uống rượu. Trong khi uống
rượu mình thấy bớt buồn và mình nghĩ là có hạnh phúc. Nhưng kỳ thực, sau khi
uống rượu nhiều rồi thì lại chồng chất thêm những cái khổ thọ khác lên, mà cơn
buồn sẽ trở lại khi mình tỉnh rượu. Đắm mình trong sắc dục cũng vậy, để quên
bớt những khổ đau, để quên bớt những cô đơn. Nhưng sau những hưởng thụ dục lạc
đó thì những khổ đau ban đầu hiện hình ra rõ ràng hơn trước."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét