Muôn kiếp đọa địa ngục
vẫn chưa đáng sợ.
Ngàn đời làm ngạ quỷ vẫn
chưa đáng kinh.
Điều đáng kinh sợ nhất là
sự si mê.
Đây là điều Phật hay nói
đến.
Đúng là sự si mê, hay nói
nôm na là "ngu si" thật đáng sợ, bởi chính nó làm cho người ta không
ngóc đầu lên được, cứ mãi lăn quay trầm luân trong đau khổ.
Thế nào là ngu si? Là
sống mù, sống mờ luật nhân quả. Cứ sống quơ quào trong bóng đêm mà lại ngỡ mình
sáng.
Điều gì mọi người cũng có
thể tranh cãi được nhưng điều mà ai cũng phải thống nhất - đó là: Ai cũng phải
chết, và không ai biết mình sẽ chết lúc nào, chết non hay chết già, chết yểu
hay chết bệnh, chết an nhàn hay chết trong đau khổ. Luôn nghĩ ngày mai mình sẽ
chết thì ta sẽ sống ngày nào đáng ngày nấy, sống ngày nào trọn vẹn ngày nấy,
chứ không thể sống trong hẹn, hẹn lần hẹn lữa, hẹn ngày mai sẽ làm cái này,
ngày mai sẽ đi nơi ấy, hẹn ngày mai sẽ tu, hẹn ngày mốt sẽ buông mọi thứ để
được thảnh thơi. Ờ, cứ hẹn đi, ngày mai chưa chắc đã đến mà sao khoái hẹn thế
nhỉ?
Tự hỏi bản thân xem mình
sống cuộc sống này là để làm gì? Sống để kiếm tiền xây nhà lầu? Sống để có được
địa vị? Sống để sinh con đẻ cái? Sống để được cái quốc tịch nước giàu? Sống
để.............làm gì không biết luôn bởi không biết vì sao mình được sinh ra.
Rồi có người để trả lời cho việc mình sống để làm gì bằng cách tìm kiếm sự hoạt
động nào đó để tự thấy đời mình còn có ý nghĩa. Có nhiều nhiều hoạt động vô
cùng vì cứ nghĩ ngày nào mình còn hoạt động, ngày nào mình còn khả năng kiếm
tiền, ngày nào lời khuyên của mình còn có người coi trọng là ngày đó mình còn
sống. Cứ thế mà mê mờ trong hết hoạt động này đến hoạt động khác, để rồi khi
cái chết đến thì hoặc thảng thốt nhận ra mình đã sống một cuộc sống không hề
thảnh thơi hoặc tự lừa dối mình rằng mình đã hoạt động hết mình.
Điển hình, có người bỏ cả
đời để sống tìm ra sự thật, tìm ra chân lý nào đó; ví dụ truy lại nguồn lịch sử
để vạch mặt chế độ này, vạch mặt chế độ nọ, để soi sự thật về vị lãnh tụ này,
soi sự thật về ông tướng nọ, rồi sau đó viết báo đăng bài từa lưa để loa cho
cho khắp thiên hạ đều biết. Làm thế chi vậy? Nếu không phải là tự thỏa mãn cái
bản ngã hay để trả thù một chế độ. Cuối cùng, cái sự thật mà người ta tìm thấy
chỉ để nhằm phục vụ cho chính cái ngã của người ấy; hóa ra chỉ là nô lệ của bản
ngã thì có gì đáng tự hào đâu chứ!
Xưa nay có nền văn minh nào
tồn tại vĩnh viễn? Có chế độ nào mà không lụi tàn? Có vị lãnh tụ nào mà không
phải chết? Vậy thì việc gì phải đi quan tâm đến những cái ấy? Việc bỏ cả đời để
vạch mặt người này người khác chả khác gì việc đeo đuổi theo những bong bóng
nước. Thật là lãng phí một kiếp người! Sống trống vắng quá, tâm hồn co cụm quá,
không thấy được cái gì to hơn việc ấy nên đành lấy điều đó là niềm vui, để có
cái mà nói với người khác trong những buổi trà dư tửu hậu chứ; nếu không chỉ sợ
mình im miệng, không biết nói gì, người ta lại bảo mình câm. Thật đáng thương
cho một kiếp sống mê mờ!
Không có gì là sự thật,
cho nên cái mà mọi người bỏ cả đời ra để tìm rồi tung hê lên cho mọi người đều
biết chỉ là những bong bóng nước. Chỉ duy nhất có một sự thật, đáng tìm hiểu
nhất, đáng bỏ cả cuộc đời để đầu tư vào, đó là luật nhân quả. Không tin luật
nhân quả, không tìm thấy luật nhân quả nên mãi mê mờ chạy đuổi theo những bong
bóng nước. Một khi đã nhìn thấy luật nhân quả thì ta mặc xác tất cả, câm miệng
trước tất cả bởi chả có gì đáng quan tâm bằng việc làm sao để giải thoát sinh
tử, làm sao để biết khi nào mình chết, chết như thế nào và khi chết thì sẽ đi
về đâu. Nếu không nhìn thấy được những điều này thì mọi thứ khác chỉ là phù du.
Cớ sao bỏ cả đời để chạy theo cái phù du mà bỏ quên cái sự thật này?
P.S Bài viết này đặc biệt
dành tặng những người tốn thời gian mà truy lại nguồn gốc lịch sử này lịch sử
nọ, viết báo kêu gọi sự sân si của người đọc. Những người tạo ra sự sân si như
thế thì khi chết đi về cõi nào, ắt hẳn ai cũng có thể nhìn thấy; còn người đọc
những bài viết ấy thì cộng nghiệp nên cũng về cõi ấy để cùng nhau sân si. Vì
sao cả đời đức Phật chỉ mở miệng ra là nói chuyện Đạo, hướng con người ta về sự
giác ngộ ra chuyện sanh tử và vì sao tất cả những vấn đề khác, Phật thà im lặng
chứ không bàn đến; vì chỉ duy nhất việc giác ngộ ra vấn đề sanh tử là cái đáng
để nói đến mà thôi; tất cả những vấn đề khác chỉ là hình bóng của nghiệp, tuân
theo luật nhân quả, chả có ích gì khi bàn luận. Sống mê thì ắt phải chết mờ.
Thật đáng thương!!!
Nếu tìm ra được sự thật
lịch sử, rồi sao nữa? Điều ấy có giúp thoát khỏi sanh tử không?
Nếu lật đổ được chế độ
mình oán ghét, rồi sao nữa? Điều ấy có giúp mình sống hoài sống mãi, không chết
không?
Nếu kêu gọi được một đống
người ủng hộ mình, rồi sao nữa? Điều ấy có giúp mình thoát khỏi luật nhân quả
không?
Nếu…………………………….
Chỉ bỏ thời gian làm điều
gì mà điều ấy giúp mình làm chủ được sanh tử của chính mình thôi. Sống vậy mới
đáng sống, mới không lãng phí một kiếp người!
Tất cả mọi vấn đề bàn
luận nào không giúp cho mình và người khác đạt sự giải thoát sanh tử đều được xem là những vấn đề phù phiếm như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu
chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, các câu chuyện hãi hùng, câu chuyện
về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về đồ mặc,
câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu
chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị
trấn, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu
chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước,
câu chuyện về người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, câu chuyện về hiện trạng
của thế giới, hiện trạng của đại dương, câu chuyện về hiện hữu và không hiện hữu. (Trích Kinh Trung Bộ 76, Kinh Sandaka)
bài viết hay lắm chị Dung à!
Trả lờiXóaEm nghĩ như vầy nè chị.
Trả lờiXóaNếu không phải là một người theo Đạo, hay chí ít là tin vào Đạo và thực hành theo Đạo, cũng như Luật Nhân quả và Thuyết tái sinh, đôi khi người ta tranh đấu, cũng không hẳn vì một cái Tôi nào đó, nghĩ rằng mình cần phải làm thế này thế khác để vinh danh mình đâu. Có khi chỉ là vì người ta không quan tâm mình sẽ như thế nào, tổn hại ra làm sao, mà để những người đi sau mình, những người còn sống tiếp nối sau này, bất kể như thế nào, sẽ có cuộc sống tốt hơn.
Em nói ví dụ, cô bé đạt giải Nobel Hòa bình năm nay nè, có khi cũng chẳng có nghĩ đến việc mình được vinh danh như thế nào, được biết đến như thế nào đâu, đơn giản chỉ là nghĩ mình muốn đi học, và nếu mình chết thì cũng để cho các bạn gái khác như mình được đi học.
Và vậy mới nói là mỗi người có một góc nhìn khác nhau, một quan điểm khác nhau, một niềm tin và hiểu biết khác nhau. :)
Nhìn bề ngoài thì có vẻ như là vì hạnh phúc người khác, nhưng xét cho đến tận cùng thì cũng chỉ vì mình cả thôi. Quan trọng là có khả năng nhìn cho đến tận cùng để thấy được điều đó hay không. Chưa có ai làm gì mà không dùng một lý do đẹp đẽ nào đó để che đậy cho hành động của mình, kể cả giết người. Do đó sống thật với chính mình là điều khó nhất.
XóaChào chị Quỳnh Dung!
Trả lờiXóaBài viết này thật hay và ý nghĩa. Em thực sự rất xúc động khi đọc bài này và em đã ngộ ra nhiều điều. Những thức vô bổ mà bấy lâu nay em chạy theo một cách mù quáng giờ đã được khai sáng. Em cảm ơn chị, sau khi đọc em đã nhận ra nhiều điều và trưởng thành hơn xưa. Em thực sự rất thích bài viết và mong chị cho phép em chép về blog cá nhân. Mong chị hồi đáp. Chúc chị những điều tốt đẹp nhất.
Cứ thoải mái share đi bạn! Cảm ơn bạn!
Trả lờiXóa