Dòng sông có thủy triều lên xuống thì nước trong xanh; ngược
lại, dòng sông mà nước không lưu thông thì sẽ đục ngầu, bẩn thỉu. Ở giếng nước
cũng vậy, mỗi ngày có nhiều người đến lấy nước thì nước giếng trong veo, mát
lành, nhưng cũng giếng nước ấy không sử dụng một thời gian dài thì nước sẽ đổi
màu tối sậm, mặt giếng đầy chất bẩn.
Cơ thể con người cũng vậy, nếu không vận động dưỡng sinh mỗi
ngày để khí huyết lưu thông điều hòa thì bệnh tật sẽ xuất hiện. Tập “Vẫy tay”
trong Đạt Ma Dịch Cân Kinh sẽ làm cho khí huyết lưu thông tốt, vận hành khắp cơ
thể để nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng, tống trọc khí ra ngoài thì âm dương được
quân bình sẽ hết đau.
Dịch cân kinh (chữ Hán:易筋經; nghĩa là "cuốn kinh chỉ phép co duỗi gân"), có
nơi gọi là Dịch cân tẩy tủy kinh hay Đạt Ma dịch cân kinh, là một cuốn sách võ
thuật dạy cách thổ nạp chân khí, nhằm cường thân kiện thể, trường sinh.
Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh là hai loại bí kíp khác nhau.
Dịch Cân Kinh là một bí kíp chỉ dẫn cách vận khí nhằm cường thân kiện thể và trường
sinh bất lão. Tẩy Tủy Kinh thì chỉ dẫn cách vận khí để trị nội thương. Hai cuốn
bí kíp này được tin rằng do một vị sư của Ấn Độ, Đạt Ma Tổ Sư, soạn ra và để
trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Nghe nói sau này, cuốn Tẩy Tủy Kinh bị
thất truyền và không còn ai biết nó nằm ở đâu.
Vẫy tay trong Đạt Ma Dịch Cân Kinh được tập theo trình tự:
1/ Chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, đầu óc phải tập trung vào
việc tập luyện và tin tưởng tuyệt đối sẽ có kết quả tốt cho sức khỏe. Ngậm kín miệng,
lưỡi cong lên đụng nướu răng hàm trên, hai mắt nhìn thẳng vào một điểm phía
trước mặt, hơi thở tự nhiên, thầm đếm nhẩm từng lần vẩy tay.
2/ Đứng thẳng người, hai bàn chân dang rộng song song bằng
chiều ngang hai vai, từ từ đưa hai tay ra phía trước hợp với thân mình một góc 30
độ, hai bàn tay song song với mặt nền, các ngón tay khép kín. Vẫy mạnh hai tay
ra sau hợp với thân mình một góc 60 độ, hai bàn tay vểnh lên trên và phải làm
hết sức mình đồng thời nhíu hậu môn lại và thót lên được tính là một lần vẫy
tay.
3/ Mười đầu ngón chân bấm chắc mặt nền, hai chân lên gân để
thân hình dưới nặng, trên nhẹ.
4/ Mỗi ngày nên tập hai lần, tập lúc bụng trống (không no) và
mới đầu chỉ nên tập mỗi lần vài trăm cái vẫy tay rồi từ từ tăng dần. Đến lúc vẫy
tay trong 30 phút mà được 1.800 – 2.000 cái là thành công. Sau khi tập thấy
khát nước thì cứ uống, lúc tập thấy mệt quá thì nghỉ ngay.
5/ Sẽ có những phản ứng của cơ thể như ngứa ngáy, ho, đầu
khớp xương kêu lụp cụp, cảm giác máu chảy dồn dập… đó là dấu hiệu tốt, không
phải lo lắng.
6/ Trong 30 phút tập được 1.800 – 2.000 cái, bệnh sẽ được
tiêu trừ, cảm thấy rất yêu đời, hạnh phúc, da dẻ hồng hào, ngủ ngon, ăn khỏe,
đầu óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái.
7/ Tập “Vẫy tay” trong Đạt Ma Dịch Cân Kinh chữa được các
bệnh: Suy nhược thần kinh, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, hen suyễn, dạ dày,
đường ruột… và các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, viêm gan với điều kiện phải
tuyệt đối tin tưởng và kiên trì tập luyện thường xuyên mới đạt được kết quả
mong muốn.
Lương y, Võ sư Nguyễn Tấn Xuân
thank you very much
Trả lờiXóa