CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Ờ thì về Việt Nam làm tình nguyện viên thôi bà con ơi!

Nhân bài viết Về Việt Nam đi bụi thôi mọi người ơi! tôi nhớ đến trường hợp của một anh chàng đi bụi người Mỹ mà tôi có dịp quen trong dorm 1 đô Mỹ/ngày ở Garden Village, Siem Rep, Cambuchia đó nghen!!!!

Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà mọi người hay mắc phải, đó là nhầm lẫn giữa dân đi du lịch và dân đi bụi. Dân đi bụi thường không có nhiều tiền, thậm chí không có tiền nhưng họ vẫn có thể vác ba lô lên đường được. Vì sao? Vì họ là dân đi bụi mà nên tiền bạc không quan trọng bằng việc có dám đi và dám lăn xả để có thể đi hay không?


Anh chàng người Mỹ mà tôi gặp (tôi còn chả có hỏi tên anh ta là gì nữa cơ chứ - điều ấy không quan trọng bằng câu chuyện của anh ta) khi ở Mỹ là người chuyên đục đá để làm trail cho dân đi du lịch leo lên núi; tôi hỏi anh ta rằng: Bộ làm đường cho người ta đi riết rồi tự hỏi rằng sao mình không đi như họ nhỉ nên bỏ việc để đi chứ gì? Anh ta cười cười gật đầu và bảo rằng thật ra sau khi nghỉ việc và thu xếp hết mọi thứ anh ta chỉ còn lại khoảng 5 ngàn đô Mỹ thôi; nhưng anh ta lại quyết định đi đến 5 năm mới về lại cố hương. Anh ta bảo rằng khi ở Cambuchia anh ta đến một hòn đảo không có du khách, anh ta cứ đeo ba lô và bước và đại một trường học nào đó và nói rằng anh ta có thể dạy tiếng Anh miễn phí cho bọn trẻ trong trường nhưng họ có thể cho anh ta một chỗ nghỉ ngơi và thức ăn mỗi ngày không. Cuối cùng anh ta ở đó đến 3 tháng. Và khi gặp tôi thì anh ta đang ở Siem Rep nghỉ ngơi trước khi tìm một hòn đảo khác và lại tiếp tục làm y như thế. (Anh ta tối nào cũng leo lên sân thượng để nấu cơm ăn chứ không có đi ăn tiệm như mọi người. Ban ngày thì nằm trên giường lim dim đọc sách.)

 

À, nếu vậy thì mình cũng có thể làm điều tương tự ở Việt Nam cơ mà. Cứ dúc dắt đến một vùng sâu vùng xa nào đó, bước chân vào đại một cộng đồng nào đó và xin làm tình nguyện viên không ăn lương, chỉ cần chỗ ăn chỗ ở thôi. Chắc không tệ đâu nhỉ! Dân được đào tạo bài bản ở thành phố lớn mà, kỹ năng cao, lương ngất trời mà bỏ về vùng sâu xin làm tình nguyện viên thì có việc gì mà ta chả làm được. Vậy là ta có cơ hội lang bạt hết địa phương này đến địa phương khác rồi hề hề hề.


(Dân đi bụi lúc nào trong ba lô lại chẳng có lều hay túi ngủ, cần quái gì phòng, chỉ cần một nơi an toàn để căng lều ra ở thôi; còn ăn uống thì ai cho gì ăn nấy hoặc tự nấu luôn cũng chả sao; ở vùng quê, rau củ miễn phí, người ta cho ăn có mà ngập mặt. Chưa kể người dân địa phương hiếu khách mỗi ngày từng nhà thay phiên nấu món cho ăn riết mập như con heo nuôi trong chuồng luôn hà hà hà. Đó là chưa kể khi họ yêu quý mình, họ hăng hái chở đi nơi nọ nơi kia giới thiệu tùm lum từa lưa, hết đi đám nhà này đến đi ăn tiệc nhà khác; lúc ấy chỉ sợ chết vì bội thực thôi. Mình là người lạ nên mình là khách của cả làng mà.)

Lúc tôi ở Nagaland, một bang đồi núi phía Đông Bắc Ấn độ, tôi ở cùng những bộ tộc trước đây là những bộ lạc săn đầu người (bây giờ họ chuyển sang đạo Tin lành hết rồi nên chẳng cần đầu người nữa đâu) thì họ hay hỏi tôi khi nào về lại Việt Nam. Tôi đùa với họ rằng: nếu có về Việt Nam thì tôi cũng lên các vùng đồi núi như thế này mà sống chứ chả có thèm chui rúc vào các thành phố lớn mà làm việc nữa đâu. Tôi kể cho họ nghe lúc tôi còn làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh, dân trong nghề tôi thường bị bắt phải tham dự các hội thảo chuyên ngành lắm, mà toàn là hội thảo chất lượng cao do chuyên gia từ các nước phát triển về dạy. Vậy mà chúng tôi cứ ngán lên ngán xuống mỗi khi dự hội thảo. Lý do là dự nhiều quá nên ngán chứ sao nữa. Mỗi lần dự hội thảo còn được tặng quà và đãi ăn sang trọng nữa kìa mà còn ngán vậy đó. Trong khi đó những đồng nghiệp ở các tỉnh thậm chí các thành phố khác như Cần Thơ thì chờ dài cổ luôn mới thỉnh thoảng được dự một hội thảo chất lượng ở tại nơi họ ở. Đúng là kẻ ăn không hết, người lần không ra. Thành phố lớn, người giỏi nhiều quá nên chả ai cần mình nữa, vậy mà cứ chui rúc vào đó làm chi hử? Trong khi vùng sâu vùng xa cứ mong đợi ngậm ngùi mãi mà chả thấy chuyên gia đâu. Lý do đơn giản là sự chênh lệch về lương nên chuyên gia không dám đến. Vậy mà nơi thì dư thừa nơi thì mong đợi ngậm ngùi. Do đó tôi bảo các người bạn Nagaland của tôi rằng: Lần này về Việt Nam tôi hết ngu rồi, không dại gì chui đầu vào nơi người ta chả cần mình; cứ nơi nào cần thì xách đít đến. Dân đi bụi mà, chả có tiền vẫn sống khỏe re, huống chi có được lương mà còn bày đặt so đo cao hay thấp hehehehehe. Hóa ra làm dân đi bụi có lợi thế đó mọi người! Sống với số tiền ít nhất có thể nên có lương là cười hà hà rồi, chả so đo nữa. Ở nơi nào đó một thời gian thấy chán thì lại khăn gói đi nơi khác, rồi lại xông vào cộng đồng xăng xăng xái xái. Ờ mọi người đừng có lấy câu “An cư lạc nghiệp” ra hù tôi nghen, câu này xưa rồi Diễm; câu hiện đại bây giờ là: “Hễ tâm ta an thì nơi nào cũng là an cư lạc nghiệp.” Khà khà khà.

Tóm lại là cứ khăn gói mà đi vậy. Muốn làm tình nguyện thì cứ đến thẳng trực tiếp tận nơi mà hỏi mà làm, chả cần thông qua 1 tổ chức hay giấy tờ hành chính nào cả. Nơi nào chấp thuận thì ở, nơi nào khó chịu thì đi. Tùy duyên thôi mà, làm gì mà dữ vậy. Có lương thì tốt, không lương cũng chả sao, ta đang đi bụi mà.


Vậy đi, người hiện đại là người thế này nè (do tôi định nghĩa): sống gần gũi với thiên nhiên; sống ở nơi mà mình và kỹ năng của mình được cần và được tận dụng tối đa (chứ không phải ở nơi mà mình phải chui rúc bon chen mới có được chỗ làm, làm mà chẳng ưng cái bụng nhưng vẫn phải bấm bụng mà làm – chi cho khổ vậy ta!), ai muốn gặp mặt những người hiện đại này thì không có dễ gặp đâu à nghen! Phải qua mấy chuyến xe đò hay mấy chuyến phà, lội bộ thêm vài đoạn hay chuyển qua nhiều thể loại xe mới có thể gặp được những người “thứ dữ” này à! Người thứ dữ phải sống ở những nơi khó tìm như thế chứ! Sống vậy mới đáng sống khà khà khà khà.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét