CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Kinh nghiệm tìm địa điểm dựng lều của tôi


Khi đến một nơi nào đó, chúng ta là người xa lạ đối với người dân nơi đó, người dân ở đây nghĩa là con người và những vị khuất mặt khuất mày. Do đó, thủ tục đầu tiên là hỏi hoặc xin phép.

Đối với các vị khuất mặt thì xin phép rất dễ; hầu như họ chả bao giờ từ chối mà nếu họ có từ chối thì mình cũng đâu có hiểu hehehehehehe. Thường chỉ cần nói ngắn gọn: “Tôi là lữ khách đi ngang qua đây và xin phép quý vị cho tôi ở tạm nơi đây một hay một vài ngày; có gì thì xin quý vị che chở giúp.” Xin phép xong thì cứ ung dung mà ở thôi. Bảnh hơn nữa thì đọc kinh hồi hướng công đức cho họ luôn; nếu hồi hướng công đức cho họ thì chắc chắn 100% là sẽ được họ bảo kê bởi vì người khuất mặt tu lâu hơn con người nhiều lắm, con người tu một ngày bằng họ tu một trăm năm đấy mọi người. Đó là lý do mà họ rất cần chúng ta hồi hướng công đức cho họ. Cái này nói ra nghe giống mê tín dị đoan nhưng mà là kinh nghiệm thật của tôi; cho nên ai tin thì tin, không tin thì thôi chứ biết sao giờ hihihi.

Đối với người sống thì hỏi xong rồi cắm trại gần nhà họ hoặc trong khu vực sinh hoạt chung của làng. Tóm lại là khi ta dự định ở chỗ nào mà họ nói ok thì nghĩa là ok, đặc biệt là khi vị trưởng làng ra mặt bảo là: “Không sao đâu” thì đúng là không sao thật, cứ thế mà ở thôi. Nên cắm trại gần nơi có gia đình thì sẽ an toàn hơn nơi chỉ toàn là dân tứ xứ hội tụ; ví dụ gần lán trại của dân đi rừng, toàn là nam giới thì thôi tránh xa càng tốt, trừ phi có ai đó bảo kê hay ta có cảm giác an tâm khi ở đó.
Khi ta đến thì ta là người lạ; cho nên người dân cũng ngại ta là kẻ gian vậy. Do đó cắm trại sao cho khi họ đi ngủ vào ban đêm, họ có cảm giác an toàn; ví dụ cắm trại ngoài vườn nơi họ vẫn có thể khóa cửa khi đi ngủ. Tóm lại là cắm trại sao cho cả ta lẫn họ đều có cảm giác an toàn là ok rồi. Có khi ta chỉ cần cắm trại một đêm thôi, hôm sau họ thức dậy thấy tài sản vẫn còn nguyên, không có dấu hiệu bị chôm gì thì họ sẽ tăng sự tin tưởng của họ đối với ta lên, nếu ta ở đó thêm vài ngày thì ta sẽ được họ mời vào nhà và có thể trở thành bạn của họ luôn. Thời buổi kẻ gian nhiều nên nếu người địa phương có cảnh giác với ta thì cũng là chuyện bình thường thôi mà.

Nơi cắm trại lý tưởng là nơi vừa có sông có suối để tắm rửa giặt giũ, có phong cảnh thiên nhiên để ngắm nhìn và không xa khu dân cư quá!

Nếu cắm trại nơi có cỏ cao thì cần mượn dao to của người dân phạt cho cỏ thấp xuống để trừ rắn rết trước khi cắm nhé! Có khi người dân địa phương làm giúp mình luôn đó.

Khi cắm trại gần núi hay đồi thì phải quan sát hoặc hỏi người địa phương xem nơi đây có lở núi hay đá rơi bất tử hay không. Nếu không có ai để hỏi thì bằng khả năng quan sát ta vẫn có thể phán đoán được. Nhìn núi, nhìn đường, nhìn đất đá nhìn độ dốc ta có thể đoán ra là núi có hay bị lở hay không. Tuy nhiên nếu cắm trại vào mùa mưa gió bão bùng thì tốt nhất tìm vào làng mà cắm cho chắc ăn vậy.

Khi cắm trại gần sông gần suối gần biển thì phải hỏi xem buổi tối mực nước thường lên cao đến mức nào rồi cắm ở độ cao an toàn.

Khi cắm trại ở cây xăng hay những nơi có xe cộ qua lại thì đảm bảo là các xe vẫn thấy được lều của ta mà tránh hoặc không de xe hay đậu xe ở chỗ ta cắm trại.

Khi cắm trại trên cỏ thì điều kinh dị nhất là rắn; do đó phải đảm bảo là lều không có lỗ hỏng để rắn có thể chui vào; nếu cần đi đâu ra ngoài vào ban đêm thì nên nhớ là luôn rọi đèn pin để rắn thấy ánh sáng mà bỏ chạy trước bởi rắn không bao giờ tấn công nếu không bị giẫm đạp hay bị đe dọa. Do đó, luôn mang giày/dép và luôn rọi ánh sáng để báo hiệu cho rắn biết là mình chuẩn bị đi ngang qua đó.

Điều kinh dị thứ hai là muỗi và các côn trùng nhỏ. Do đó luôn khóa cửa lưới khi ra vào lều. Có khi muỗi đậu sẳn trên cửa lều, chờ ta vừa kéo dây khóa là chui luôn vào. Do đó trước khi mở dây khóa cửa lưới thì dùng tay/quần áo/mền đập đập lên cửa lều vài cái cho muỗi bay đi khỏi rồi mới mở cửa; khi ra vào phải thật nhanh rồi khóa dây kéo lại ngay. Sáng hôm sau trước khi gấp lều thì phải mở hết các cửa và giũ thật mạnh để muỗi bay ra hết rồi mới gấp. Tối trước khi dựng lều thì phải khóa dây kéo lưới trước rồi mới lui cui dựng.

Để đề phòng có người lạ ra vào lều thì nên mua loại lều có hai đầu dây kéo và mỗi khi ra hay vào lều thì ta khóa hai đầu dây kéo lại với nhau. Nếu chỉ có một dây kéo thì khi vào lều ngủ, ta xỏ một sợi dây dài vào đầu dây kéo và quấn quanh một vật nặng như ba lô chẳng hạn, sau đó kéo thử, nếu không mở được thì ok, cứ thế mà ngủ.

Cắm trại nơi hoang vắng không có người dân thì tôi chưa bao giờ dám làm điều ấy cả; tôi thường cắm trại trong khu dân cư; nếu không thì gần nhà ai đó hoặc cắm trên đồi nhưng bên dưới là làng mạc để trong trường hợp cần sự trợ giúp, tôi có thể la lên và mọi người có thể nghe thấy tiếng của tôi. Do đó luôn giữ cho giọng tốt không bị khan để có thể la thật to bất cứ lúc nào; nếu không thì mang theo một cái còi để sử dụng khi cần.

Tóm lại, trước khi cắm trại thì xin phép hoặc hỏi người dân; do ta là người lạ nên không am hiểu khí hậu thời tiết địa hình bằng người dân đâu, hỏi là tốt nhất. Nếu không có ai để hỏi hoặc nếu phải cắm trại nơi hoang vắng (nếu tránh được trường hợp này thì càng tốt) thì cần sử dụng giác quan thứ 6 để đo độ an toàn của nơi ấy vậy.

Nếu ta cảm thấy an toàn thì nơi nào cũng là nhà được, thậm chí có thể cắm trại cả trong nghĩa địa nữa cơ mà (nếu không sợ ma). Nếu lỡ gặp ngạ quỷ thì cũng chả việc gì phải sợ (thường ngạ quỷ có thân hình rất đáng sợ!); cứ nghĩ rằng họ cũng từng là con người và ta đọc chú vãng sinh hồi hướng công đức cho họ; họ rất cần công đức do ta hồi hướng đấy mọi người ạ! Do đó nếu ta làm điều đó thì họ sẽ bảo kê cho ta. Có lần tôi ngủ trong một cái chòi trên biển, mấy người phụ nữ địa phương hỏi rằng tôi không sợ ma sao? Tôi bảo: Gặp hoài nên hết sợ luôn hehehehe. Cái gì cũng do thói quen; nếu ta gặp họ miết thì ta hết sợ chứ sao nữa; lúc ấy ta thoải mái vào nghĩa địa hay nghĩa trang mà cắm trại vậy hahaha.

Ngoài ra trong lúc cắm trại nơi hoang vắng còn có khả năng bị thú hoang tấn công, ví dụ chó hoang. Do đó nên tìm đến những nơi tâm linh như đền đài hay miễu hay thậm chí là một đống đá có cắm cờ tôn giáo, cắm trại ở đó rồi nhờ mấy vị kia bảo kê cho. Lúc ở Mông Cổ, tôi ngủ ngoài trời, mấy con chó hoang cứ đi qua đi lại nhìn nhìn mà chả con nào tấn công cả; trong khi mấy người bạn khác cắm trại ở Tây Tạng và bị chó tấn công vào ban đêm. Tôi ngủ trơ trụi không có lều võng gì cả, chỉ quấn cái áo ấm rồi mặc áo mưa vào, cứ thế lăn ra giữa thảo nguyên ngủ, cho giống dân du mục Mông Cổ. Vậy mà ngủ hoài cũng chả bị gì.

Tóm lại, trước khi hạ trại ở bất cứ nơi nào thì ta phải hình dung trước những trường hợp xấu có thể xảy ra và xem ta có khả năng ứng phó những trường hợp ấy không hay có thể dễ tìm sự trợ giúp không. Nếu có thì hãy cắm, nếu không thì nên đi nơi khác vậy. Để làm điều này thì không phải đợi đến khi cắm mới nghĩ ra mà cần phải chuẩn bị từ trước, nghĩa là khi trời bắt đầu ngả chiều thì ta vừa đi vừa tìm địa điểm cắm trại, rồi cứ vừa đi vừa phán đoán tình huống, khi nào thấy địa điểm tốt thì hạ trại. Có những lúc ta buộc phải cắm trại vào ban đêm, lui cui làm trong bóng đêm để tránh cho người dân/người khác bắt gặp (kiểu giống như đi trốn vậy đó); không ai trông thấy ta ngủ ở đó có khi lại an toàn hơn đấy mọi người ạ!

Tóm lại những cái tôi vừa nói ở trên toàn là kinh nghiệm của riêng tôi. Người khác đọc qua cũng giống như đọc lý thuyết vậy. Mọi người phải tự mình thực hành, tự mình đi, tự mình tìm nơi cắm trại thì mới có kinh nghiệm được. Kinh nghiệm chẳng qua là một hành động được lặp đi lặp mà thành thôi chứ chả có gì ghê gớm cả. Mọi người đi miết, cắm trại riết rồi giác gian thứ 6 về độ an toàn sẽ tự phát triển cao; lúc ấy mọi người sẽ tự biết được mà không biết làm sao hướng dẫn lại cho người khác.

Tóm lại là thế, khi nào có thêm kinh nghiệm gì nữa, tôi sẽ cập nhật nghen!


Lưu ý quan trọng nhất trong bài: Khi ta đến nơi ấy như thế nào thì khi ta đi, nơi ấy cũng phải y như vậy, nghĩa là phải dọn dẹp rác, đặc biệt là rác ny long, nếu không có chỗ bỏ rác thì nên mang theo luôn rồi tìm nơi bỏ sau vậy (đối với rác tự nhiên như vỏ trái cây hay rau củ thì bỏ dưới các gốc cây, bón phân cho cây luôn, nếu cẩn thận thì đào đất chôn, đối với rác không phân hủy được như ny lông hay nhựa thiếc mủ gì đó thì gói lại mang theo tìm nơi người dân hay đổ và đổ).
Đặc biệt tránh trường hợp khi ta đến nơi ấy là thiên đường sạch sẽ, khi ta đi, nơi ấy là địa ngục đầy rác. Vậy ta chả khác gì ma quỷ vậy, có khả năng biến thiên đường thành địa ngục ấy chứ. Ờ, nếu vậy thì sao mọi người lại sợ ma nhỉ? Bởi xét ra ta cũng có khác họ đâu, có khi còn tệ hơn nữa kìa hihihi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét