CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Thư gửi mấy chị thích hành thiện của tôi ơi!!!!!!!


Có mấy chị thích hành thiện làm việc phước lắm nghen! Vậy chuyện này có xấu không? Không xấu nhưng không tốt khi đắm nhiễm vào đó, hay còn gọi là tham làm phước ấy. Mà hễ có tham là có mệt à nghen!

Trong bài nào đó, tôi bảo tôi sợ tiền không muốn nhận; vậy là có chị gửi thư bảo tôi nhận bánh kẹo và sách vở gửi cho mấy em ở vùng sâu vùng xa. Gửi chi vậy trời! Hổng phải là tôi muốn ngăn cản nhưng việc này chả có ích lợi gì cả. Gửi tiền thì làm người ta tham tiền, gửi bánh kẹo ăn nhiều sún răng; gửi sách vở đọc nhiều thì bị chướng ngại về kiến thức nên khó mà tiếp thu đạo được. Tóm lại là chả nên gửi gì cả. Có một cách làm phước tối ưu vô cùng mà ông Phật ổng dạy hoài dạy mãi, ổng nói đổ mồ hôi, rã nước miếng mà sao chả ai thèm làm hết vậy; đi theo lối của Ma vương chi cho khổ vậy trời.

Ai muốn làm phước thì tôi chỉ cho cách tối ưu nhất mà Phật dạy nè! (hông phải Ma dạy đâu nghen!) Đó là Giảm tham sân si, mỗi ngày đều xét xem tham sân si của mình có giảm đi so với ngày hôm qua hay không; nếu có thì có tu; nếu không thì chả có tu hành gì cả; chỉ lo tu phước mà không lo tu công đức thì thật là nguy to. Phước là con dao hai lưỡi; người chỉ có phước mà không có công đức thì dễ làm ác và lại có phương tiện để làm ác. Đó là điều vô cùng tai hại mà sao mọi người không chịu nhìn thấy vậy trời!

Muốn giúp người thì hãy tự mình giảm tham sân si của chính mình, tự mình đắc đạo trước cái đã. Khi mình đã đắc đạo thì ngay cả hơi thở từ mũi của mình ra cũng đã lợi lạc cho người khác rồi, chả cần làm gì đâu. Cái này là tôi tự thân trải nghiệm rồi đó nghen! Người có tu hành, có chứng đạo hay ít ra người nhẹ tham sân si đi đến đâu thì không khí an lành đến đó. Mọi người lót dép đi, tôi kể chuyện này cho nghe nè!

Có một lần ở Ấn độ, tôi đạp xe dọc đường tỉnh lộ thì thấy bên tay trái có một tấm bảng ghi đại ý là lễ hội Phật giáo gì đó. Vậy là tôi qua đường và chạy vào con đường làng. Chạy khoảng 1-2 km thì thấy một cái chùa trên cao. Mừng quá! Tôi đẩy xe lên. Mừng hụt vì lễ hội qua rồi, cờ xí ngổn ngang, toàn là thấy rác, không thấy gì nữa. Tôi vào nhìn ngó rồi đẩy xe đến một gốc cây ngồi nghỉ. 2-3 chú tiểu thập thò nhìn ngó; không ai nói gì với tôi cả; tôi cũng mệt rồi nên lười giao tiếp bằng ngôn ngữ tay chân. Tôi lấy quần áo ra tắm rửa ở cây bơm nước gần đó, sau đó giăng lều chỗ chánh điện ngủ. Tôi đi ngủ sớm lắm, 5h chiều là chui vào lều rồi. Sư cả về, rất già, hình như sư có hỏi vài ba câu gì đó và chả ai biết đường mà trả lời bởi có ai giao tiếp được với tôi đâu. Tôi nằm im trong lều mà ngủ.

Không gian im ắng dần và khuya thì ai cũng đi ngủ cả. Bên ngoài sương mù mịt trời (do vùng này ở trên đồi mà). Tôi chui vào lều và lại ngủ tiếp. Một sự thanh bình êm ả, dễ chịu ghê gớm trong bầu không khí nơi đây. Không biết diễn tả sao ta! Nói chung là tôi cảm thấy rất an lạc. Tôi nghĩ chắc là do nơi đây im ắng quá nên tạo ra sự an lạc chăng? Khoảng 3h sáng lúc tôi thiu thiu ngủ thì tôi thấy được người ở chiều không gian khác. Tự nhiên ngôi chùa được họ trang hoàng rất đẹp. Khắp tường thì giăng hoa, nền nhà thì trải chiếu hoa; từ một nơi chỉ có tường xi măng xám xịt trở thành một nơi đẹp đẽ rất trang nghiêm thanh tịnh làm tôi đâm ra xấu hổ khi cái lều của mình ở giữa nơi trang nghiêm ấy, nhưng tôi làm biếng ngồi dậy, vẫn muốn ngủ tiếp nên lại tiếp tục nằm. Đằng trước đằng sau bên trái bên phải lều toàn là người, họ đang ngồi im lặng làm lễ hay đọc kinh gì đó. Tôi thấy bên trong lều tôi có một cô gái hơi mập, tóc dài ngang vai, cột ngang, mặc áo thun màu ngọc bích, quần tây màu cứt ngựa. Nhiệm vụ của cô ấy là vào lều kéo tôi ngồi dậy và ngồi cạnh tôi để tôi khỏi có chỗ mà nằm xuống nữa (họ thật là dễ thương, không ai trách cứ tôi nửa lời). Tôi không thấy bực mình hay kinh ngạc gì cả mà chỉ thấy toàn thân vô cùng an lạc trước con người và bầu không khí nơi đây. Thật lạ lùng! Và cảnh ấy kéo dài đến khi sư cả thức dậy và đi lên đi xuống đọc to các bài kinh. Lúc ấy tôi không còn thấy họ mà chỉ còn nghe tiếng đọc kinh của sư cả thôi.

Sáng tôi dậy, được mọi người mời dùng cơm; sau đó sư cả dẫn tôi đi vòng xóm chơi. Ghé vào một gia đình có con rể biết nói tiếng Anh và giời ạ, cậu con rể ấy cho biết buổi lễ mà tôi muốn dự vừa diễn ra tối hôm qua, diễn ra suốt đêm và vừa kết thúc sáng nay, buổi lễ diễn ra ở ngôi làng cách đó 3km, nghĩa là phải đi vào trong nữa kìa. Rồi cậu ta lấy xe máy chở tôi đến nơi ấy để gặp sư Bangladesh, người chủ trì buổi lễ; sư này từng tu ẩn cư trong rừng 6 năm và bây giờ thì đi khắp nơi thuyết pháp. Tôi được dẫn vào yết kiến và chụp hình cùng sư trước khi sư lên đường đi về Bangladesh sau khi sư nhắn tôi đến chùa sư ở Bangladesh nếu đến đó. Thật là kỳ lạ, nơi họ đọc kinh làm lễ cách nơi tôi ngủ đến 3 km mà sự an lành lan tỏa đến nơi ấy và quý vị của các cõi không gian khác về làm lễ la liệt luôn.

Để thử nghiệm, tôi quyết định ở lại làng này thêm 1 đêm nữa để xem thử mình có được cảm giác an lạc và có gặp lại các vị dễ mến ấy không. Nhưng tối hôm ấy, không còn không khí an lạc, không còn gặp lại họ nữa rồi, không khí bình thường như mọi nơi khác.

Từ đó tôi mới dám chắc một điều: khi bạn có thực tu, khi bạn thực sự có giảm được tham sân si thì ngay cả hơi bạn thở ra cũng mang lại sự an lạc cho người khác rồi. Vậy mắc gì suốt ngày cứ dấm dúi đầu này đầu nọ mà đi cho cái này, tặng cái kia chi cho mệt vậy. Cứ giảm tham sân si đi, đây là cách giúp người khác hiệu quả nhất và tối ưu nhất, theo y lời Phật dạy. Làm thế thì chả sợ đi sai đường bao giờ.

Vậy đi nghen, tu phước thì tốt nhưng chỉ có phước mà không có công đức (tu phước là suốt ngày làm thiện ấy; còn tu công đức là giảm tham sân si ấy) thì thật là con dao hai lưỡi, dễ đi vào tà đạo lắm. Hãy đọc bài Lời tâm sự của Ma vương đi rồi sẽ biết lý do.

 Mấy chị thích hành thiện nhà mình “dễ xương” ghê chưa! Tôi mới nói sơ sơ mà mấy chị đã “ép” tôi nhận tài vật về cho các vùng ấy rồi. Tôi mà tả kỹ đó nghen! Đặc biệt là cảnh người Hồi giáo đốt chùa cháy nham nhở thế nào nè, rồi tượng Phật bị đập phá ra sao, chắc mấy chị “lồng lộn” lên chứ chẳng chơi đâu! Hehehehehehehe, có gì đâu mà “ấm ức” vậy, chùa thì trước sau cũng bị đốt, tượng Phật thì trước sau cũng bị phá. Xưa nay đều vậy mà. Cái mà người dân các nơi ấy cần, không phải là chùa to tượng đẹp mà là một người đã giảm được tham sân si đến đây thuyết pháp, giảng cho người ta biết cách sống như chánh pháp, làm việc như chánh pháp, nói năng như chánh pháp và im lặng như chánh pháp; dạy cho họ cách làm sao mà trong cảnh khói lửa ngút trời, kiếm kề cổ, súng chĩa vào đầu vẫn có thể “Hít vào tâm tĩnh lặng; Thở ra miệng mỉm cười.” Vậy mới có ích cho họ chứ.

Các chị tự bản thân cố gắng giảm tham sân si mỗi ngày đi, vậy mới thực sự có lợi cho người khác chứ. Người đã giảm tham sân si, một hơi thở ra mang lại an lành cho mười phương thế giới; người đầy tham sân si, một hơi thở ra làm xú uế cả mười phương. Mọi người tự chọn đi nghen! Bởi vậy mới có câu: Người đã giảm tham sân si chả cần làm cái quái gì cả, chỉ cần ngồi im một chỗ và thở thôi thì cũng đã mang lại lợi ích vô cùng cho chúng sanh khắp các cõi rồi. Người ta đang bị lửa tham sân si thiêu đốt, nóng hơn lò lửa của Thái Thượng Lão Quân (dùng để đốt Tề Thiên ấy); một hơi thở ra của người đã giảm tham sân si còn hơn cả làn gió mát từ quạt Ba tiêu của bà La sát nữa kìa. Do đó cách hành thiện duy nhất là tự thân mình giảm tham sân si của mình đi chứ, lúc lắc chạy tới chạy lui làm gì, lăng xăng đóng đóng góp góp làm chi cho mệt vậy. Lăng xăng bao nhiêu kiếp rồi chưa mệt sao ta! (Lăng xăng là do tham mà ra hehehe)

Vậy đi nghen, GIẢM THAM SÂN SI là con đường đi chắc chắc không thể lạc vào tà đạo được. Tất cả mọi hình thức khác như ăn chay, ngồi thiền, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, làm thiện,…..chỉ là những phương tiện để dẫn về đích duy nhất, đó là “giảm tham sân si.” Hễ có giảm tham sân si là có tu, không giảm tham sân si là chả có tu hành gì cả. Ăn chay mấy chục kiếp, tụng kinh hàng ngàn bộ, niệm Phật mỏi miệng, ngồi thiền chai mông,….. mà tham sân si còn y chang thì đúng là tu hú rồi gì nữa. Mỗi ngày đều tự quan sát xem tham sân si của mình hôm nay so với hôm qua, tháng này so với tháng trước, năm này so với năm trước, có giảm đi được tí nào không, hay là càng ngày càng tăng. Nếu có giảm thì đúng là tu rồi, nếu không giảm thì quả là tu hú, nếu ngày càng tăng thì đi lạc đường rồi. Tỉnh lại đi, quay về nẻo chánh thôi bà con ơi! Mộng đủ rồi, dậy dậy đi!

Người muốn tìm hiểu về đạo thì hành thiện.
Người đã hiểu đạo thì không hành thiện nữa.
Người đã thấm nhuần đạo thì không hành thiện nhưng làm gì cũng thiện.


Chúng ta nhớ lời Phật dạy, người tu phải tự giác và giác tha. Tự giác là mở sáng trí tuệ của mình. Giác tha là đem trí tuệ đó đánh thức, cảnh tỉnh mọi người cùng giác ngộ. Tự giác là việc của mình. Giác tha là giúp cho người. Giúp cho người là lòng từ bi. Cho nên có giác ngộ rồi mới có từ bi. Chưa giác ngộ mà nói đến từ bi, chỉ là từ bi gượng thôi. (Thích Thanh Từ)

Bài liên quan:


1 nhận xét:

  1. Uhm ! Quan điểm này thì Hòa Thượng Thích Thanh Từ đã nói từ lâu rồi !

    Trả lờiXóa