CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Bí kíp để chui vào bụi đi ị ở Ấn độ và khu vực Terai, Nepal

Khu vực Terai của Nepal giáp biên giới với Ấn độ, cho nên thủy thổ phong tục tập quán thời tiết có nhiều nét tương đồng.

Nhiều người đến Ấn độ hay bị phiền bởi mỗi khi chui vào bụi để giải quyết nhu cầu cấp bách thì thế nào cũng bị mấy người Ấn tò mò chui theo để ngó hihihihi. Ấn độ và khu vực Terai rất ít có nhà vệ sinh công cộng; do đó, khi đang ở ngoài đường mà mắc thì chỉ còn cách chui vào bụi mà thôi. Nhưng chui vào bụi cũng không yên vì thế nào cũng có kẻ chui theo để ngó. Mỗi lần như vậy thì rất bực mình bởi nghĩ bọn chúng sao mà tò mò quá đỗi, thấy người ta chui vào bụi là biết vào đó để làm gì rồi, mắc gì chui theo mà ngửi mùi vậy mấy cha. Sao một thời gian nằm vùng thì tôi "ngộ" ra được lý do vì sao họ tò mò đến thế và làm cách nào để tránh điều đó, để có thể vừa giải quyết nhu cầu vừa ngắm cảnh và hưởng gió mát mà không bị ai làm phiền. Bí kíp là như sau:

Đó là luôn mang theo một chai nước khoảng 1 lít mỗi khi chui vào lùm dù có muốn dùng hay không và cố ý để cho người khác nhìn thấy chai nước của mình. Vì sao? 

Bởi vì người dân khu vực này không có khái niệm sử dụng giấy vệ sinh khi đi ị, họ toàn dùng nước để rửa. Do đó khi bạn chui và bụi mà không mang theo nước thì họ chả hiểu bạn vào đó để làm gì; bởi vậy họ chui vào theo để ngó. Đơn giản vậy thôi!

Ấn độ nhiều thứ rất rẻ, duy chỉ có giấy vệ sinh là mắc, ở các khu vực dân cư, không có du khách thì thậm chí còn không có ai bán giấy vệ sinh luôn. Do đó khi đi Ấn độ thì cần mang theo nhiều giấy vệ sinh bởi vì muốn mua cái món này không có dễ; nếu có thì cũng không rẻ như ở Việt Nam.

Người dân khu này quan niệm: nếu đi ị thì phải mang theo nước để rửa, không mang theo nước mà chui vào đó chắc có gì mờ ám, cho nên họ chui vào theo để xem chứ không phải họ tò mò hà hà hà hà.

Tuy nhiên, nữ giới, mỗi khi chui vào bụi thì cần lưu ý tuyệt đối bởi vì ở Ấn độ số lượng bé gái bị hiếp dâm khi đang ị hay tè là rất cao bởi thời điểm đó dễ bị tấn công nhất.

Nữ giới mỗi khi chui vào bụi mà không có ai đi kèm (đi một mình như tôi chẳng hạn) thì nên ngụy trang cho giống nam giới một tí. Bọn họ quan niệm cứ nữ thì phải ăn mặc cái gì có bông có hoa, còn nam thì hoặc thuần một màu hoặc có sọc, ngang hay dọc gì cũng được. Do đó mỗi khi vào bụi thì bạn trùm đầu lại bằng khăn sọc hay khăn có màu dành cho nam (khăm trùm đầu của tôi là màu đen, màu của nam lẫn nữ lẫn Hồi giáo hehehehe); khi bạn trùm đầu lại thì họ không nhìn thấy kiểu tóc và khuôn mặt bạn nên không thể xác định giới tính. Nhưng đa phần họ nghĩ bạn là nam. Nhờ thế bạn được an toàn.

Các bạn nam thì khỏi lo bởi vì tôi thấy trẻ con và người già, kể cả thanh niên thỉnh thoảng ngồi luôn bên vệ đường mà ị, mặc kệ ông đi qua bà đi lại ngó chơi. Chui vào bụi chi cho cực, ta vừa ngồi ị ta vừa khoe của giời cho mừ!

Dân Ấn độ không có thói quen xây nhà vệ sinh bên trong nhà; họ đi ngoài thiên nhiên cho mát đít. Cách đi vệ sinh này cũng có nhiều cái lợi lắm đó nghen mọi người! Ai đang hay chuẩn bị ăn cơm thì không nên đọc tiếp. Cảnh báo trước rồi đó nghen hehehehehe.

Nhờ thường chui vào bụi đi ị mà tôi phát hiện ra điều thú vị. Ị ngoài thiên nhiên vừa trăng thanh gió mát, vừa có thể quan sát phân của mình và do đó nếu phân có gì bất thường thì ta có thể biết mình có bị bệnh hay không liền. Ví dụ, trong phân có lãi thì lo đi mua thuốc sổ mà uống. Nếu ị trong nhà vệ sinh thì làm sao mà quan sát phân được chứ. 

Ngoài ra tôi cũng phát hiện ra rằng dân Ấn độ và dân Nepal khu vực này ít bị táo bón (nhìn phân họ là biết liền, phân không phải là phân cục mà là phân sền sệt.) Vì sao? Mỗi khi ăn thức ăn Việt Nam là tôi bị bón nhưng nếu ăn thức ăn của họ là dhal (súp nấu bằng các loại đậu cùng gia vị cà ri đặc trưng) bhat (cơm) tarkari (món rau củ xào cùng gia vị cà ri) là tôi đi phân giống họ và không bị bón. Tôi nghĩ có lẽ món dhal súp đậu giúp cho không bị bón chăng? Vậy bạn nào bị bón thì có thể học cách nấu món này để ăn mỗi ngày nhe bởi vì số lượng người bị bệnh trĩ ở Việt Nam ngày càng tăng và ngày càng trẻ hóa. Lý do: ăn nhiều thịt mà ít vận động.

Dhal là tiếng Nepal, tiếng Hindi thì viết là Dal

Dhal hay được nấu từ loại đậu như thế này!


Toor Dal
 Ai muốn học cách nấu món Toor Dal này thì vào đây xem bằng tiếng Anh.

Nepali Food: Dal Bhat Tarkari (Dalbhat)
Dhal Bhat Tarkari

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét